Vì không chấp nhận yếu tố tam quyền phân lập, các bản án quy
định cho tội tham nhũng tại Việt Nam chỉ là công cụ để TBT kiêm CTN
Nguyễn Phú Trọng thanh trừng phe nhóm trong nội bộ đảng CSVN.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Phạm Chí Dũng với tựa đề: “Tất Thành Cang sẽ thành Nguyễn Xuân Anh hay Đinh La Thăng?” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Phạm Chí Dũng với tựa đề: “Tất Thành Cang sẽ thành Nguyễn Xuân Anh hay Đinh La Thăng?” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Một năm sau vụ kỷ luật và loại khỏi ban chấp hành trung ương đối với
Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, giờ đây dư luận xã hội và người
dân, đặc biệt là khối dân oan đất đai lên đến hàng trăm ngàn người Việt
Nam – đang nhìn vào quan điểm và thái độ xử lý Tất Thành Cang – Ủy viên
trung ương, Phó bí thư thường trực thành ủy thành Hồ – của Nguyễn Phú
Trọng cùng Bộ chính trị của ông ta như một phép thử quan trọng về thực
chất của tuyên ngôn ‘chống tham nhũng không có vùng cấm’ hay chỉ là
‘chống tham nhũng một bên’.
Vì sao Nguyễn Phú Trọng không đả động Thủ Thiêm?
Tháng 5 năm 2018 đã có một bằng chứng hết sức hùng hồn để tố cáo âm
mưu của một thế lực chính trị nào đó muốn dùng vụ Thủ Thiêm, bắt đầu từ
vụ mất tích tấm bản đồ quy hoạch gốc Thủ Thiêm, nhằm ‘tống tiền’ nhóm
lợi ích Lê Thanh Hải theo cách phải ‘ói ra’. Trong suốt một tuần lễ, báo
chí nhà nước được đăng bài thả ga, báo có tâm cũng như báo đánh hôi và
báo lợi dụng đã như thể lên đồng trong một cơn rên rỉ sướt mướt. Song
sang tuần sau đó, báo chí chợt câm bặt như vừa bị một bàn tay bóp nghẹt
miệng. Từ đó đến nay, tham nhũng Thủ Thiêm vẫn nguyên trạng một mớ hổ
lốn, còn dân oan vẫn nguyên trạng những kẻ chỉ thiếu điều cạp đất mà ăn.
Quá nhiều bằng chứng, chỉ trong thời gian ngắn gần đây đã cho thấy
bất kỳ lúc nào vụ Thủ Thiêm cũng có thể bị một thế lực chính trị – lợi
ích nhóm trong nội bộ đảng cầm quyền nhấn cho chìm xuồng, nếu không luôn
có sự hiện diện một phong trào đấu tranh của mạng xã hội, các tổ chức
xã hội dân sự và người dân không cho chìm xuồng một cách dễ dàng như
thế.
Chỉ đến tháng 11 năm 2018, mới xuất hiện một ít tin tức về khả năng
(chỉ là khả năng) ‘sẽ kỷ luật Tất Thành Cang’, sau khi có kết luận của
Ủy ban Kiểm tra trung ương về mức độ sai phạm của Cang trong 2 vụ ‘ăn
đất’ ở Nhà Bè và Thủ Thiêm là ‘rất nghiêm trọng’.
Đến cuối tháng 11, ngay cả nhân vật nổi tiếng bởi thói quen ‘tự bó
miệng’ là Nguyễn Thiện Nhân – thân là bí thư thành ủy thành Hồ nhưng lại
chưa hề làm được bất cứ điều gì giúp cho dân oan Thủ Thiêm ngoài những
hứa hẹn có cánh và ý đồ chỉ muốn đẩy dân oan vào khu tái định cư để khỏi
đi khiếu kiện tố cáo – cũng phải lần đầu tiên thẽ thọt về ‘Bộ Chính trị
sẽ quyết định mức kỷ luật đồng chí Tất Thành Cang vào tháng 12 năm
2018’.
Vì sao phải là tháng 12? Và tháng 12 có gì đặc biệt?
Theo lịch trình đã được xác định ngay sau Hội nghị trung ương 8 vào
tháng 10 năm 2018, sẽ có thêm một hội nghị trung ương nữa – Hội nghị 9 –
được tổ chức vào tháng 12 cùng năm. Hội nghị này nhắm tới mục tiêu sẽ
lấy phiếu tín nhiệm các thành viên bộ chính trị và ủy viên trung ương –
tương tự Hội nghị trung ương 10 vào tháng Giêng năm 2015.
Cũng tại Hội nghị trung ương 9, khả năng nhiều là vụ ủy viên trung
ương Tất Thành Cang sẽ được lôi ra, tuy chưa biết Nguyễn Phú Trọng sẽ
dành cho Cang tư thế gì – ‘cẩu đầu trảm’ hay một thứ gì đó đỡ nhục hơn.
Giờ đây, hy vọng còn lại của Tất Thành Cang lại là… Nguyễn Xuân Anh.
Nguyễn Xuân Anh hay Đinh La Thăng?
Vào tháng 10 năm 2017, trong bối cảnh cuộc đấu đá dữ dội của ‘2 hổ
không thể cùng rừng’ ở ‘thành phố đáng sống nhất Việt Nam’ là Đà Nẵng,
quan chức bí thư Nguyễn Xuân Anh – nhân vật được đồn đoán ‘thân’ với chủ
tịch nước khi đó là Trần Đại Quang – đã bị đo ván trước Huỳnh Đức Thơ –
chủ tịch Đà Nẵng và được đồn đoán là ‘người nhà’ của thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc. Kết quả, Nguyễn Xuân Anh bị cách chức và bị loại khỏi Ban
chấp hành trung ương tại Hội nghị trung ương 6.
Tuy thế, thân phận của Nguyễn Xuân Anh là có thể chấp nhận được trong
bối cảnh ‘lò’ của Nguyễn Phú Trọng rừng rực cháy và có vẻ sẵn sàng
thiêu đốt những quan chức nhúng chàm, đặc biệt là quan chức thuộc ‘phe
địch’ chứ không phải ‘phe ta’.
Không bị vướng vòng lao lý, Nguyễn Xuân Anh đã yên bình cho tới nay
và có lẽ đang tính kế vui thú điền viên khi tuổi về hưu còn lâu mới tới.
Nhưng Tất Thành Cang lại không hề muốn số phận ông ta phải kết thúc như người đã từng kè vai bá cổ với Cang: Đinh La Thăng.
Bởi số phận của Đinh La Thăng là quá tệ…
Nhưng Tất Thành Cang lại không hề muốn số phận ông ta phải kết thúc như người đã từng kè vai bá cổ với Cang: Đinh La Thăng.
Bởi số phận của Đinh La Thăng là quá tệ…
Còn giờ đây, ngay trước mắt của Tất Thành Cang cũng là một hội nghị trung ương…
Tất Thành Cang sẽ biến thành Nguyễn Xuân Anh hay Đinh La Thăng?
Nhưng lại có một khác biệt khá lớn giữa Nguyễn Xuân Anh với Tất Thành Cang: Tuy cùng là cấp ủy viên trung ương, nhưng khi bị phát hiện ‘sai phạm rất nghiêm trọng’, tài sản nổi của Nguyễn Xuân Anh chỉ mới bị phát hiện có một căn nhà phố do Phan Văn Anh Vũ ‘tặng’, chứ không phải là gần một chục ngôi biệt thự rải rác khắp Sài Gòn của Tất Thành Cang – theo một số nguồn tin trên mạng xã hội đăng tin kèm cả hình ảnh dẫn chứng rất chi tiết.
Nhưng lại có một khác biệt khá lớn giữa Nguyễn Xuân Anh với Tất Thành Cang: Tuy cùng là cấp ủy viên trung ương, nhưng khi bị phát hiện ‘sai phạm rất nghiêm trọng’, tài sản nổi của Nguyễn Xuân Anh chỉ mới bị phát hiện có một căn nhà phố do Phan Văn Anh Vũ ‘tặng’, chứ không phải là gần một chục ngôi biệt thự rải rác khắp Sài Gòn của Tất Thành Cang – theo một số nguồn tin trên mạng xã hội đăng tin kèm cả hình ảnh dẫn chứng rất chi tiết.
Nếu luật về truy thu tài sản có nguồn gốc bất minh sẽ được Quốc hội
Việt Nam thông qua năm 2019 chứ không bị thất bại vì chỉ có 1/3 ủng hộ
như vào tháng 11 năm 2018, hẳn số biệt thự trên của Tất Thành Cang – ước
tính giá trị hàng chục triệu USD – sẽ tràn trề cơ hội được cống hiến
cho ngân sách đảng thông qua chủ trương ‘thu hồi tài sản tham nhũng’ của
‘Tổng Chủ’ Nguyễn Phú Trọng./.
Phạm Chí Dũng
No comments:
Post a Comment