Friday, December 14, 2018

Phép Thắng Lợi Tinh Thần Của Thủ Tướng

Đất Nước Đứng Lên

Các lãnh đạo chóp bu ngu dốt của đảng ta tới giờ này vẫn không chịu mở mắt mà chỉ thích sống trong ảo tưởng để tự an ủi mình là có tài “kinh bang tế thế … Liên tục chương trình, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục Đất Nước Đứng Lên qua bài viết của JB Nguyễn Hữu Vinh nói về ông thủ tướng CSVN và căn bệnh hoang tưởng với tựa đề: “Phép Thắng Lợi Tinh Thần Của Thủ Tướng” sẽ được Khánh Ngọc trình bày sau đây.

Ngày 27/11, hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: “ Việt Nam là trung tâm đồ gỗ và nội thất của thế giới “.

Sau đó, phát biểu tại lễ khai mạc ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest) tối 29/11 tại Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục nói rằng: “Đã đến lúc phải đi ra chinh phục thế giới, mang thế giới về Việt Nam”.
Những câu nói này, lại góp phần dày thêm trong bộ sưu tập những câu nói “để đời” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong thời gian chưa lâu kể từ khi ngồi ghế Thủ tướng – Những câu nói có tác dụng gây cười nghiêng ngả trong xã hội.
Kiểm lại quá trình phát biểu của Nguyễn Xuân Phúc, nhiều nhà báo, mạng xã hội đã tổng kết nhiều câu nói của ông, những câu nói mà khi người ta nghe, hết thảy đều ngạc nhiên không thể hiểu ông ta đang nói nhằm mục đích gì?
Để ru ngủ ư? Xưa rồi, ngày nay thông tin toàn cầu đã phổ cập khắp nơi, làm sao có thể ru ngủ người dân bằng những câu nói ngớ ngẩn?
Nhằm “chỉ đạo, gợi hứng” như một số báo chí cộng sản đang nịnh hót tô vẽ bưng bô chăng? Hoàn toàn không, chẳng có thể có sự chỉ đạo nào vượt ra khỏi thực tế cuộc sống, chẳng có điều gì có thể “gợi” khi mà không thể nào có “hứng”.
Nhiều người cố gắng tìm hiểu xem nguyên nhân nào những câu nói của Thủ tướng Chính phủ lại trở thành những câu chuyện hài cho muôn nhà?
Đặc điểm chung của những câu nói từ miệng Thủ tướng, là những câu nói sáo ngữ, hoàn toàn xa rời thực tế, lủng củng và dẫm đạp logic, đối chọi lẫn nhau không chỉ từ ngữ mà cả ý tứ.
Kèm theo đó, người ta phát hiện ra căn bệnh hoang tưởng thâm căn cố đế hoặc chứng “tự sướng” – nói theo ngôn ngữ dân gian hiện đại.
Đến bất cứ tỉnh, thành, địa phương nào, Thủ tướng cũng đều gào lên rằng nơi đây, tỉnh này phải là đầu tàu của cả nước, chỗ kia phải là “Trung tâm” hoặc “thủ phủ” của thế giới…
Người ta tính sơ sơ những bài phát biểu của Thủ tướng, thì con tàu Việt Nam ít nhất phải có 6 cái đầu là Vĩnh Phúc, Bình Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Long An và Cần Thơ… Và thực tế thì với nạn cát cứ một phương như hiện nay, thì Thủ tướng nói còn thiếu, bởi cả nước phải có 64 đầu tàu ở mỗi tỉnh, thành… mới đủ.
Cũng tương tự, cho đến nay Thủ tướng hứa rằng Việt Nam sẽ là thủ phủ của tôm, của đồ gỗ, của đồ điện tử và của… nông nghiệp cho toàn thế giới.
Nghe những lời phát biểu của ông Thủ tướng với những từ ngữ ông ta dùng, người ta có cảm giác ông ta thiếu khả năng về ngôn ngữ. Không đòi hỏi khả năng sáng tạo mà khả năng sử dụng của ông ta cũng rất yếu kém. Do vậy học được từ nào nghe lạ tai, ông ta bám vào đó như một thành ngữ quen thuộc mà không thể bỏ ra khỏi đầu óc, rồi cứ thế phun ra bất cứ nơi nào, địa điểm nào.
Điều này cũng không lạ, trước đây, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng đã một thời nổi tiếng với căn bệnh của con vẹt khi bất cứ đến đâu, ông ta cung chém tay như thật: Cần phải tỉm hiểu xem “Nuôi con gì? Trồng cây gì?”. Đến mức người dân đã ngao ngán trả lời: Thời dại Cộng sản tham nhũng hối lộ này thì tốt nhất chỉ nuôi con cave, trồng cây thuốc phiện là hiệu quả nhất, thưa Tổng bí Thư.
Thế nhưng, nghĩ vậy chắc chưa đủ và chưa đúng. Bởi cha ông ta vẫn dặn: “Cháu lú thì có chú nó khôn”. Chẳng lẽ một quan chức cộng sản cỡ bộ trưởng còn có cả bầy thư ký, mà Thủ tướng hết viện nọ, bộ kia, ban này ban nọ giúp việc lại để ông ta thiếu ngôn từ?
JB Nguyễn Hữu Vinh.

No comments:

Post a Comment