Tháng 12 mỗi năm là tháng kỷ niệm sự ra đời của một trong những
văn kiện quan trọng nhất của nhân loại. Đó là bản Tuyên Ngôn Quốc Tế
Nhân Quyền được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc công bố ngày 10 Tháng 12 năm
1948. Trong tiết mục ĐNĐL, mời quý thính giả đài ĐLSN nghe bài viết
của Hoàng Minh Phú với tựa đề: “Ý Thức về Khái Niệm nhân quyền” sẽ được
Khánh Ngọc trình bày để nối tiếp chương trình phát thanh ĐLSN tối
hôm nay.
Khi nói về nhân quyền là nói về quyền tối thượng của con người mà tạo
hóa đã ban phát cho chúng ta, từ khi loài người bắt đầu hiện diện trên
địa cầu này, trong thời kỳ sơ khai, con người đã có khái niệm về nhân
quyền như quyền được tự do xây dựng cuộc sống của mình, qua nhiều hình
thức theo từng nhóm, từng bộ lạc, ví dụ mỗi nhóm người, mỗi bộ lạc có
quyền chọn một hình thức kết hôn nào đó, một lễ nghi thờ cúng hay tôn
sùng đấng linh thiên nào đó, cách thức trồng trọt, canh tác nào đó cho
thích hợp với vùng đất mình đang sinh sống v.v .
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, loài người đã kết hợp lại với nhau tìm cách hệ thống hóa những quyền chính đáng của con người thành văn bản và đặt cho nó cái tên là bản “Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc”, đồng thời tìm cách quảng bá rộng rải cho nhiều người được biết về quyền làm người mà họ có quyền được hưởng, qua sự công nhận của tập thể các quốc gia văn minh tiến bộ trên thế giới, trong đó có quốc gia Việt Nam của chúng ta mà nhà cầm quyền Việt Nam đã ký kết công nhận, đó là văn bản về nhân quyền, thế nhưng họ không bao giờ thi hành đúng những gì thuộc về nhân quyền, tức quyền làm người đối với hơn chín mươi triệu người dân trong nước.
Vậy chúng ta là những công dân của tổ quốc Việt Nam chúng ta cần phải làm gì để mọi người Việt Nam được hưởng cái quyền làm người một cách đúng nghĩa, như Bản tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đã quy định!
Là những người đang sống ở hải ngoại hoặc trong nước, chúng ta có nhiều hiểu biết hơn những tầng lớp nông dân, ông bà chúng ta ngày xưa, nhờ chúng ta được học hỏi, tìm hiểu với nhiều phương tiện của thời đại văn minh điện tử, chúng ta hiểu rõ về quyền làm người mà Liên Hiệp Quốc đã công nhận, nhưng phần đông dân chúng trong nước vẫn chưa tường, chưa am hiểu hết những quyền công dân, quyền làm người mà họ lẽ ra phải được hưởng.
Vậy chúng ta có nhiệm vụ phải truyền đạt để cho họ biết là họ cần phải làm gì để được hưởng những quyền làm người căn bản đã được quy định đó. Chúng ta phải truyền đạt bằng nhiều hình thức qua những bài viết, những buổi hội luận về nhân quyền, qua phim ảnh, để người dân trong nước biết những quyền họ được hưởng qua sự công nhận của Liên Hiệp Quốc và qua hiến pháp của Việt Nam.
Thưa các bạn, tại sao chế độ cộng sản Liên Xô sụp đổ! Vì sau một thời gian dài dưới sự lãnh đạo độc tài tàn bạo, vô nhân tính của nhà cầm quyền, nên đến năm 1975 đã có nhà văn Nga Alexander Solzhenitsyn mạnh dạn phát biểu tại New York, trước cộng đồng thế giới và cho những người dân liên xô nghe như sau:
“Chúng tôi là nô lệ, ở đấy, ngay từ lúc chào đời. Chúng tôi sinh ra là nô lệ. Tôi không còn trẻ nữa và chính tôi đã là nô lệ lúc sinh ra; điều này càng đúng hơn đối với những người trẻ hơn. Chúng tôi là nô lệ, nhưng chúng tôi đang cố gắng để được tự do”.
Đó là lời than của Alexander Solzhenitsyn, sau này được nhiều người
Nga lập lại trong những năm cuối cùng của chế độ cộng sản toàn trị ở
Liên Xô.
Đến hôm nay là đầu thế kỷ 21 mà dân tộc việt Nam vẫn còn sống trong
xiềng xích, không tự do dân chủ, không có nhân quyền. Vì thế, như những
người con yêu của tổ quốc Việt Nam, chúng ta phải làm gì? Phải hành
động, không thể ngồi chờ, không thể nằm yên mơ ngủ là một ngày nào đó
sẽ có ai đó, có chính phủ nào đó giúp chúng ta dẹp tan được nhà cầm
quyền độc tài cộng sản, rồi trao lại nhân quyền cho dân tộc chúng ta.
Nếu mong đợi điều đó xảy ra thì thật là điều ngớ ngẫn. Với hiện tình đất
nước hôm nay, chúng ta phải liên kết với nhau, vận động cùng
với các quốc gia văn minh trên thế giới lên tiếng và áp lực với nhà cầm
quyền cộng sản Việt Nam phải trả quyền tự do và thực thi nhân quyền cho
hơn 90 triệu người Việt trong nước, như họ đã ký và cam kết với cộng
đồng quốc tế. Nếu người Việt Nam hôm nay cùng đồng loạt vùng lên một
cách cương quyết như các anh: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Viết Dũng, Lê
Đình Lượng, Việt Khang, Nguyễn Văn Hóa, Luật sư Nguyễn Văn Đài, và các
chị: Trần Thị Nga, Huỳnh Thục Vy, Phạm Đoan Trang, Phạm Thanh Nghiên,
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Ls. Lê Thị Công Nhân v.v và còn rất nhiều nhà đấu
tranh khác, chúng ta vững tin rằng chế độ độc tài, bán nước Việt cộng
sẽ bị lật đỗ trong một ngày không xa, toàn dân Việt trong và ngoài nước
sẽ góp công, góp của, xây dựng lại tổ quốc Việt Nam giàu mạnh, dân chủ,
văn minh tiến bộ. Ngày đó chính quyền Tàu cộng cũng sẽ sụp đổ dây chuyền
như Đông Âu ở cuối thế kỷ 20. Suy nghĩ và mơ ước nhưng không hành động
thì mơ ước đó sẽ không bao giờ trở thành hiện thực.
Hoàng Minh Phú
No comments:
Post a Comment