Thơ được gọi là tiếng lòng, là hơi thở của cuộc đời . Thơ không có
tuổi, bởi lẽ ở bất cứ tuổi nào, người ta cũng có những cảm nhận về cuộc
đời và có thể trải lòng mình trên những vần điệu trầm bổng qua các thể
loại. Có những nhà thơ cổ điển lão thành như Nguyễn Du, Huyện Thanh
Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ. Cũng có những nhà thơ mới trung
niên như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng…Nhưng còn có
những nhà thơ trẻ, rất trẻ, tiêu biểu như em Bích Ngân tuổi 14, với bài
thơ “Xin Đổi Kiếp Này”, phảng phất tư duy triết lý về thế sự và quê
hương…
Thật ngạc nhiên! Cô học sinh lớp 8 trường Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội đã khẩn khoản xin đổi kiếp này thay kiếp khác, chính vì tuổi trẻ của em hôm nay đã phải chứng kiến qúa nhiều tang thương của kiếp người nói chung và đất nước nói riêng, qua hàng cây khóm lá, biển rộng sông dài, ruộng đồng cỏ cháy, khí thở ngột ngạt và tiếng động chết người..
Trước hết, Bích Trâm đã cảm nhận những tang thương của cây cỏ hoa lá trên quê hương gấm vóc. Quê hương Việt Nam mỹ miều với hàng dừa xanh, lá vàng đỏ, lá me bay, hoa sữa trắng, hay những cánh rừng bốn mùa xanh mướt. Hôm nay, vẻ đẹp thiên nhiên đó đang dần dần biến mất trước chủ trương khai thác gỗ qúy làm giàu, hay đô thị hóa nông thôn với nhà cao tầng, đường cao tốc! Tác giả xin biến thành cây để cảm nghiệm niềm đau quê hương dưới những nhát rìu oan nghiệt, với mùi khét xông lên từ từng thớ thịt:
Nếu đổi được kiếp này tôi xin hóa thành cây,
Thử những nhát rìu rạch sâu da thịt.
Trong biển lửa bập bùng thử mình cháy khét,
Thử chịu thói độc tàn, thử sống kiên trung.
Ý tại ngôn ngoại. Những hàng cây bị rìu đốn ngã cháy thiêu không khỏi làm ta liên tưởng những đám củi khô củi tươi trong chiến dịch “đốt lò” của Nguyễn Phú Trọng, thiêu hủy tất cả những ai chống đối hay bất đồng quan điểm, như thể đốn hết cây xanh được coi nguy hiểm cho chế độ. Không biết trong lò thiêu độc tàn đó, ai sẽ sống còn và kiên trung?
Tiếp đến, Bích Trâm cũng cảm nhận những thảm nạn trên ruộng đồng quê hương. Dân Việt đa số sống bằng nghề nông, với con đê ngăn nước, sông rạch dẫn thủy, với khoai sắn lúa ngô làm chất sống. Hôm nay, ruộng đồng Việt Nam khô chết vì thiếu nước, hay úng thủy vì lũ lụt, nhất là bị hóa chất nhiễm độc, biến thực phẩm thành độc dược giết hại người dân chân lấm tay bùn:
Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa ruộng đồng,
Thử nếm vị thuốc sâu, thử sặc mùi hóa chất,
Thử chịu bão giông, thử sâu rầy, khô khát,
Thử ngập mặn, triều cường, núi lửa, sóng thần dâng.
Từ cây cỏ ruộng đồng, cô bé lớp 8 đã trải rộng cảm nghiệm về nỗi oan khiên của đất nước ra tận biển khơi. Biển đảo là tài nguyên đất nước. Duyên hải trải dài từ Nam Quan xuống Cà Mâu là môi trường sống của dân Việt 3 miền. Hôm nay biển đảo đã bị cướp mất và môi trường sống đó đã bị ô nhiễm do chất độc công nghệ thải ra. Hoàng Sa Truờng Sa không còn. Vũng Áng biển chết. Cá tôm san hô cũng chết theo, bốc mùi hôi thối, cướp đi lẽ sống của ngư dân qua nhiều thế hệ:
Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa đại dương,
Thử dầu loang hắc nồng, mùi cá trôi hôi thối,
Đau vì kiệt tài nguyên, khổ vì không biết nói,
Thử biết gồng mình, thử quằn quại đứng lên.
Biển đảo bị xâm chiếm và nhiễm độc, còn đất liền lại xông mùi tử khí do khói bụi phun ra từ hãng xưởng và xe cộ mịt mù, với những tiếng động điếc tai chết người không ai chịu đựng nổi!
Nếu đổi được kiếp này, tôi xin làm không khí,
Thử khói bụi ngày đêm, thử ngột ngạt trưa hè,
Thử không còn trong xanh vì lũ người ích kỷ,
Thử tiếng ồn đinh tai, thử cái chết cận kề.
Nguyên nhân gây thảm họa môi trường là do lòng người ích kỷ, muốn tận dụng mọi phương tiện, mọi nguồn lực để xây dựng ngai vàng đao phủ trên nỗi chết của đồng bào. Câu hỏi căn bản được nêu lên là “tôi phải làm gì đây?” Bích Trâm đã trả lời khẳng định :Tôi phải trả lại những gì tôi đã nhận, tôi phải hối cải những gì tôi đã phá hoại.
Tôi làm gì đây? Khi vẫn kiếp con người!
Tôi nhận về bao nhiêu? Tôi lấy gì trả lại?
Tôi phá hoại những gì? Tôi đã từng hối cải?
Xin đổi được kiếp này! Trời đất có cho tôi?”
Khỏi cần nói thì mọi người đã hiểu, ai là kẻ đã nhận nhiều mà chưa trả lại, và ai là kẻ phá hoại mà chưa hối cải. Mỗi con dân dất Việt, đặc biệt là những người cộng sản, chính là những kẻ đã nhận qúa nhiều ân huệ của dân tộc và quê hương, nhưng thử hỏi họ đã làm gì để đền đáp, ngoài chủ trương ngu dân, khốn dân và giết dân? Cũng thế, chế độ hôm nay gồm toàn những tên phá hoại, phản dân hại nước. Bích Trâm tự hỏi, sao bọn chúng vẫn chưa hối cải, tạ tội với tổ tiên. Việt Khang đòi bọn chúng “phải trả lại cho dân” quyền tự do tự quyết. Bùi Tín kêu gọi chúng phải sám hối. Nay Bích Trâm cũng đòi bọn chúng phải hối cải và trả lại cho dân các món nợ. Nợ dân chủ thay đảng chủ, nợ nhân quyền thay đảng quyền, nợ lịch sử thay đảng sử. Nợ làm người thay làm thú…
Hạng Thác được coi là thần đồng từng làm cho Khổng Tử thán phục tấm tắc khen là “hậu sinh khả úy”. Nay Bích Trâm, cô nữ sinh lớp 8, với những vần thơ đầy tình người tình nước, trầm ngâm về thế sự, làm rung động hàng triệu con tim, chẳng lẽ không đáng cảm phục đó sao? Cám ơn Bích Trâm. Cám ơn tuổi trẻ Việt Nam..
NQS, MN và HS xin hẹn quí thinh giả trong TCYN lần tới.
Ngô Quốc Sĩ
Thật ngạc nhiên! Cô học sinh lớp 8 trường Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội đã khẩn khoản xin đổi kiếp này thay kiếp khác, chính vì tuổi trẻ của em hôm nay đã phải chứng kiến qúa nhiều tang thương của kiếp người nói chung và đất nước nói riêng, qua hàng cây khóm lá, biển rộng sông dài, ruộng đồng cỏ cháy, khí thở ngột ngạt và tiếng động chết người..
Trước hết, Bích Trâm đã cảm nhận những tang thương của cây cỏ hoa lá trên quê hương gấm vóc. Quê hương Việt Nam mỹ miều với hàng dừa xanh, lá vàng đỏ, lá me bay, hoa sữa trắng, hay những cánh rừng bốn mùa xanh mướt. Hôm nay, vẻ đẹp thiên nhiên đó đang dần dần biến mất trước chủ trương khai thác gỗ qúy làm giàu, hay đô thị hóa nông thôn với nhà cao tầng, đường cao tốc! Tác giả xin biến thành cây để cảm nghiệm niềm đau quê hương dưới những nhát rìu oan nghiệt, với mùi khét xông lên từ từng thớ thịt:
Nếu đổi được kiếp này tôi xin hóa thành cây,
Thử những nhát rìu rạch sâu da thịt.
Trong biển lửa bập bùng thử mình cháy khét,
Thử chịu thói độc tàn, thử sống kiên trung.
Ý tại ngôn ngoại. Những hàng cây bị rìu đốn ngã cháy thiêu không khỏi làm ta liên tưởng những đám củi khô củi tươi trong chiến dịch “đốt lò” của Nguyễn Phú Trọng, thiêu hủy tất cả những ai chống đối hay bất đồng quan điểm, như thể đốn hết cây xanh được coi nguy hiểm cho chế độ. Không biết trong lò thiêu độc tàn đó, ai sẽ sống còn và kiên trung?
Tiếp đến, Bích Trâm cũng cảm nhận những thảm nạn trên ruộng đồng quê hương. Dân Việt đa số sống bằng nghề nông, với con đê ngăn nước, sông rạch dẫn thủy, với khoai sắn lúa ngô làm chất sống. Hôm nay, ruộng đồng Việt Nam khô chết vì thiếu nước, hay úng thủy vì lũ lụt, nhất là bị hóa chất nhiễm độc, biến thực phẩm thành độc dược giết hại người dân chân lấm tay bùn:
Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa ruộng đồng,
Thử nếm vị thuốc sâu, thử sặc mùi hóa chất,
Thử chịu bão giông, thử sâu rầy, khô khát,
Thử ngập mặn, triều cường, núi lửa, sóng thần dâng.
Từ cây cỏ ruộng đồng, cô bé lớp 8 đã trải rộng cảm nghiệm về nỗi oan khiên của đất nước ra tận biển khơi. Biển đảo là tài nguyên đất nước. Duyên hải trải dài từ Nam Quan xuống Cà Mâu là môi trường sống của dân Việt 3 miền. Hôm nay biển đảo đã bị cướp mất và môi trường sống đó đã bị ô nhiễm do chất độc công nghệ thải ra. Hoàng Sa Truờng Sa không còn. Vũng Áng biển chết. Cá tôm san hô cũng chết theo, bốc mùi hôi thối, cướp đi lẽ sống của ngư dân qua nhiều thế hệ:
Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa đại dương,
Thử dầu loang hắc nồng, mùi cá trôi hôi thối,
Đau vì kiệt tài nguyên, khổ vì không biết nói,
Thử biết gồng mình, thử quằn quại đứng lên.
Biển đảo bị xâm chiếm và nhiễm độc, còn đất liền lại xông mùi tử khí do khói bụi phun ra từ hãng xưởng và xe cộ mịt mù, với những tiếng động điếc tai chết người không ai chịu đựng nổi!
Nếu đổi được kiếp này, tôi xin làm không khí,
Thử khói bụi ngày đêm, thử ngột ngạt trưa hè,
Thử không còn trong xanh vì lũ người ích kỷ,
Thử tiếng ồn đinh tai, thử cái chết cận kề.
Nguyên nhân gây thảm họa môi trường là do lòng người ích kỷ, muốn tận dụng mọi phương tiện, mọi nguồn lực để xây dựng ngai vàng đao phủ trên nỗi chết của đồng bào. Câu hỏi căn bản được nêu lên là “tôi phải làm gì đây?” Bích Trâm đã trả lời khẳng định :Tôi phải trả lại những gì tôi đã nhận, tôi phải hối cải những gì tôi đã phá hoại.
Tôi làm gì đây? Khi vẫn kiếp con người!
Tôi nhận về bao nhiêu? Tôi lấy gì trả lại?
Tôi phá hoại những gì? Tôi đã từng hối cải?
Xin đổi được kiếp này! Trời đất có cho tôi?”
Khỏi cần nói thì mọi người đã hiểu, ai là kẻ đã nhận nhiều mà chưa trả lại, và ai là kẻ phá hoại mà chưa hối cải. Mỗi con dân dất Việt, đặc biệt là những người cộng sản, chính là những kẻ đã nhận qúa nhiều ân huệ của dân tộc và quê hương, nhưng thử hỏi họ đã làm gì để đền đáp, ngoài chủ trương ngu dân, khốn dân và giết dân? Cũng thế, chế độ hôm nay gồm toàn những tên phá hoại, phản dân hại nước. Bích Trâm tự hỏi, sao bọn chúng vẫn chưa hối cải, tạ tội với tổ tiên. Việt Khang đòi bọn chúng “phải trả lại cho dân” quyền tự do tự quyết. Bùi Tín kêu gọi chúng phải sám hối. Nay Bích Trâm cũng đòi bọn chúng phải hối cải và trả lại cho dân các món nợ. Nợ dân chủ thay đảng chủ, nợ nhân quyền thay đảng quyền, nợ lịch sử thay đảng sử. Nợ làm người thay làm thú…
Hạng Thác được coi là thần đồng từng làm cho Khổng Tử thán phục tấm tắc khen là “hậu sinh khả úy”. Nay Bích Trâm, cô nữ sinh lớp 8, với những vần thơ đầy tình người tình nước, trầm ngâm về thế sự, làm rung động hàng triệu con tim, chẳng lẽ không đáng cảm phục đó sao? Cám ơn Bích Trâm. Cám ơn tuổi trẻ Việt Nam..
NQS, MN và HS xin hẹn quí thinh giả trong TCYN lần tới.
Ngô Quốc Sĩ
No comments:
Post a Comment