Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Hoàng Ân và Trường
An sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua. Xin
nhường lời cho chị Hoàng Ân .
Hoàng Ân: Cám ơn chị Mỹ Linh
Trước hết HA xin kính chào quý thính giả của đài và xin chào anh TA.
Trường An: TA xin chào quý thính giả và chị HA
Hoàng Ân: Thưa anh TA, anh có ghi nhận như thế nào trước việc Nhóm người H’Mong ở Nghệ An bị ép bỏ đạo Tin Lành, bắt thờ cúng ảnh ông Hồ Chí Minh?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Theo tin từ mục sư Hoàng Văn Pá, vào lúc 19h ngày 13 tháng 12, ông Dềnh, trưởng bản Phá Lóm, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, đã đến nhà bà Lầu A Xía thông báo phái đoàn kiểm tra liên ngành sẽ đến nhà bà vào ngày chủ nhật 16 tháng 12 để làm việc với nhóm Tin Lành bản Phá Lóm, đồng thời họ sẽ tiếp tục mang tượng Phật và ảnh của HCM đến để ép buộc nhóm Tin Lành phải từ bỏ đạo của mình.
Được biết nhóm Tin Lành bản Phá Lóm của người H’Mong gồm 7 gia đình với 33 người này đã nhiều lần bị nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An đàn áp. Cụ thể vào tháng 4 và tháng 10/2108, 4 người trong số 33 người nói trên đã bị công an xã Tam Hợp đánh đập vì tội không chịu từ bỏ đạo Tin Lành.
Trước đó ngày 03 /12, nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An đã thành lập một đoàn kiểm tra liên ngành bao gồm công an xã Tam Hợp, ủy ban xã Tam Hợp, công an huyện Tương Dương và cảnh sát duyên phòng đồn 551 đến nhà bà Lầu A Xía khống chế 33 người H’Mong này bắt họ bỏ đạo Tin Lành, theo đạo Phật và thờ cúng ảnh HCM.
Hoàng Ân: Anh có thể nói rõ hơn mục đích của bạo quyền tỉnh này là gì?
Trường An: Theo tôi mục đích của đoàn kiểm tra liên ngành là phá bỏ đức tin với Chúa của nhóm người này, nếu họ không chịu thờ cúng ảnh HCM thì sẽ bị thu giữ tất cả giấy tờ tùy thân sau đó bị trục xuất ra khỏi địa phương.
Hoàng Ân: Thật sự tôi thấy xót thương cho người dân tại VN khi họ bị bắt thay đổi lối sống, văn hóa và tập quán của mình.
Trong một diễn biến mới, phúc trình năm 2018 của tổ chức Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) cho thấy Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia bỏ tù nhiều nhà báo nhất thế giới. Anh vui lòng nói rõ hơn?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Theo thống kê của CPJ, nhà cầm quyền CS Việt Nam đã kết án tù 11 nhà báo trong năm 2018 với cáo buộc “tuyên truyền” hoặc “âm mưu” lật đổ chế độ. Người lãnh án tù mới nhất là nhà báo Đỗ Công Đương, người từng cộng tác với nhiều tờ báo đảng trước khi trở thành ký giả tự do. Ông Đương bị kết án 9 năm tù với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ để chống phá đảng và nhà nước Việt Nam”.
Trong danh sách xếp hạng năm nay của CPJ, Việt Nam đứng sau Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Etritrea về số nhà báo bị bỏ tù. Tổ chức CPJ gọi những nước này là “ngục tù tệ hại” nhất thế giới, đồng thời kêu gọi nhà cầm quyền phải phóng thích ngay lập tức những nhà báo bất đồng chính kiến với chế độ.
Hoàng Ân: Việc Bộ công an VN truy nã them hai nhà đấu tranh cho dân chủ VN là những ai thưa anh?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, Bộ công an Việt Nam đã phát lệnh truy nã hai ông Nguyễn Văn Tráng và Lê Văn Thương với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chế độ”.
Ông Nguyễn văn Tráng, một thành viên thuộc hội Anh em Dân chủ, trong thông báo đưa lên mạng cho biết vào ngày 4/12, công an tỉnh Thanh Hóa đến tận nhà đọc lệnh bắt giữ nhưng ông đã đào thoát trước đó. Ông Tráng cho biết lý do ông dấn thân vào con đường đấu tranh là vì muốn đóng góp sức mình vào mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng.
Ông Lê Văn Thương, thượng úy quân đội csViệt Nam, thuộc tiểu đoàn 14, sư đoàn 320, đóng quân ở Tây Nguyên, đã trốn khỏi nơi cư trú ở tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 9/11. Phát biểu từ nơi đang trốn tránh, ông Thương cho biết là sẽ tiếp tục đấu tranh cho đến khi quyền con người ở Việt Nam được thực thi.
Hoàng Ân: Trong tuần qua, người dân trong nước đang vô cùng phẫn nộ trước việc một lãnh đạo Ngân hang gây thiệt hại hàng tỷ Mỹ kim nhưng được hưởng án treo. Anh vui lòng nó rõ hơn về việc này?
Trường An: Theo tôi được biết, Tòa án Sài Gòn vào hôm qua xử ông Đặng Thanh Bình, 64 tuổi, cựu phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, bị buộc tội làm sai, gây thiệt hại hơn 15 ngàn tỷ đồng cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chỉ bị 3 năm tù treo, thay vì 3 năm tù giam, với lý do là ông Bình đã lớn tuổi và “có lý lịch tốt”.
Ngoài ông Bình, tòa cũng tuyên án tù treo ông Phạm Thế Tuân, 62 tuổi, với lý do “tuổi quá lớn” không thể thọ án trong tù.
Ba bị can còn lại là Lê Văn Thanh (cựu Chánh thanh tra NHNN tỉnh Long An) 2 năm 6 tháng tù; Hà Tấn Phước (cựu Tổ trưởng tổ giám sát, cựu Phó giám đốc NHNN chi nhánh Long An) 2 năm tù và Ngô Văn Thanh (cựu thành viên tổ giám sát, cựu Phó phòng kiểm tra, giám sát tuân thủ Vietcombank Long An) 1 năm tù.
Hoàng Ân: Thế còn việc công an Thanh Hóa bảo kê cho giới vay nặng lãi thì sao thưa anh?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Lực lượng công an tỉnh Thanh Hóa vừa bị cáo buộc là đã bảo kê cho giới “cho vay cắt cổ” mà nhà nước Việt Nam gọi là “tín dụng đen”.
Cáo buộc nói trên được đưa ra trong phiên họp của hội đồng đại biểu tỉnh Thanh Hóa vào thứ Năm 13/12. Trả lời chất vấn này, Thiếu tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc sở Công an, thừa nhận là các thuộc cấp của ông chưa quyết liệt trong việc ngăn chặn và khống chế dịch vụ “cho vay cắt cổ” ở Thanh Hóa.
Tuy nhiên ông Trung né tránh không trả lời câu hỏi là liệu có sự bảo kê của công an đối với các đường dây “tín dụng đen” hay không. Thay vào đó, ông Trung tuyên bố là nếu phát giác ra chuyện này thì sẽ trừng phạt nặng người vi phạm.
Hoàng Ân: Vâng, Hoàng Ân xin cám ơn anh Trường An và xin hẹn gặp lại vào tuần tới.
Trước hết HA xin kính chào quý thính giả của đài và xin chào anh TA.
Trường An: TA xin chào quý thính giả và chị HA
Hoàng Ân: Thưa anh TA, anh có ghi nhận như thế nào trước việc Nhóm người H’Mong ở Nghệ An bị ép bỏ đạo Tin Lành, bắt thờ cúng ảnh ông Hồ Chí Minh?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Theo tin từ mục sư Hoàng Văn Pá, vào lúc 19h ngày 13 tháng 12, ông Dềnh, trưởng bản Phá Lóm, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, đã đến nhà bà Lầu A Xía thông báo phái đoàn kiểm tra liên ngành sẽ đến nhà bà vào ngày chủ nhật 16 tháng 12 để làm việc với nhóm Tin Lành bản Phá Lóm, đồng thời họ sẽ tiếp tục mang tượng Phật và ảnh của HCM đến để ép buộc nhóm Tin Lành phải từ bỏ đạo của mình.
Được biết nhóm Tin Lành bản Phá Lóm của người H’Mong gồm 7 gia đình với 33 người này đã nhiều lần bị nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An đàn áp. Cụ thể vào tháng 4 và tháng 10/2108, 4 người trong số 33 người nói trên đã bị công an xã Tam Hợp đánh đập vì tội không chịu từ bỏ đạo Tin Lành.
Trước đó ngày 03 /12, nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An đã thành lập một đoàn kiểm tra liên ngành bao gồm công an xã Tam Hợp, ủy ban xã Tam Hợp, công an huyện Tương Dương và cảnh sát duyên phòng đồn 551 đến nhà bà Lầu A Xía khống chế 33 người H’Mong này bắt họ bỏ đạo Tin Lành, theo đạo Phật và thờ cúng ảnh HCM.
Hoàng Ân: Anh có thể nói rõ hơn mục đích của bạo quyền tỉnh này là gì?
Trường An: Theo tôi mục đích của đoàn kiểm tra liên ngành là phá bỏ đức tin với Chúa của nhóm người này, nếu họ không chịu thờ cúng ảnh HCM thì sẽ bị thu giữ tất cả giấy tờ tùy thân sau đó bị trục xuất ra khỏi địa phương.
Hoàng Ân: Thật sự tôi thấy xót thương cho người dân tại VN khi họ bị bắt thay đổi lối sống, văn hóa và tập quán của mình.
Trong một diễn biến mới, phúc trình năm 2018 của tổ chức Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) cho thấy Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia bỏ tù nhiều nhà báo nhất thế giới. Anh vui lòng nói rõ hơn?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Theo thống kê của CPJ, nhà cầm quyền CS Việt Nam đã kết án tù 11 nhà báo trong năm 2018 với cáo buộc “tuyên truyền” hoặc “âm mưu” lật đổ chế độ. Người lãnh án tù mới nhất là nhà báo Đỗ Công Đương, người từng cộng tác với nhiều tờ báo đảng trước khi trở thành ký giả tự do. Ông Đương bị kết án 9 năm tù với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ để chống phá đảng và nhà nước Việt Nam”.
Trong danh sách xếp hạng năm nay của CPJ, Việt Nam đứng sau Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Etritrea về số nhà báo bị bỏ tù. Tổ chức CPJ gọi những nước này là “ngục tù tệ hại” nhất thế giới, đồng thời kêu gọi nhà cầm quyền phải phóng thích ngay lập tức những nhà báo bất đồng chính kiến với chế độ.
Hoàng Ân: Việc Bộ công an VN truy nã them hai nhà đấu tranh cho dân chủ VN là những ai thưa anh?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, Bộ công an Việt Nam đã phát lệnh truy nã hai ông Nguyễn Văn Tráng và Lê Văn Thương với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chế độ”.
Ông Nguyễn văn Tráng, một thành viên thuộc hội Anh em Dân chủ, trong thông báo đưa lên mạng cho biết vào ngày 4/12, công an tỉnh Thanh Hóa đến tận nhà đọc lệnh bắt giữ nhưng ông đã đào thoát trước đó. Ông Tráng cho biết lý do ông dấn thân vào con đường đấu tranh là vì muốn đóng góp sức mình vào mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng.
Ông Lê Văn Thương, thượng úy quân đội csViệt Nam, thuộc tiểu đoàn 14, sư đoàn 320, đóng quân ở Tây Nguyên, đã trốn khỏi nơi cư trú ở tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 9/11. Phát biểu từ nơi đang trốn tránh, ông Thương cho biết là sẽ tiếp tục đấu tranh cho đến khi quyền con người ở Việt Nam được thực thi.
Hoàng Ân: Trong tuần qua, người dân trong nước đang vô cùng phẫn nộ trước việc một lãnh đạo Ngân hang gây thiệt hại hàng tỷ Mỹ kim nhưng được hưởng án treo. Anh vui lòng nó rõ hơn về việc này?
Trường An: Theo tôi được biết, Tòa án Sài Gòn vào hôm qua xử ông Đặng Thanh Bình, 64 tuổi, cựu phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, bị buộc tội làm sai, gây thiệt hại hơn 15 ngàn tỷ đồng cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chỉ bị 3 năm tù treo, thay vì 3 năm tù giam, với lý do là ông Bình đã lớn tuổi và “có lý lịch tốt”.
Ngoài ông Bình, tòa cũng tuyên án tù treo ông Phạm Thế Tuân, 62 tuổi, với lý do “tuổi quá lớn” không thể thọ án trong tù.
Ba bị can còn lại là Lê Văn Thanh (cựu Chánh thanh tra NHNN tỉnh Long An) 2 năm 6 tháng tù; Hà Tấn Phước (cựu Tổ trưởng tổ giám sát, cựu Phó giám đốc NHNN chi nhánh Long An) 2 năm tù và Ngô Văn Thanh (cựu thành viên tổ giám sát, cựu Phó phòng kiểm tra, giám sát tuân thủ Vietcombank Long An) 1 năm tù.
Hoàng Ân: Thế còn việc công an Thanh Hóa bảo kê cho giới vay nặng lãi thì sao thưa anh?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Lực lượng công an tỉnh Thanh Hóa vừa bị cáo buộc là đã bảo kê cho giới “cho vay cắt cổ” mà nhà nước Việt Nam gọi là “tín dụng đen”.
Cáo buộc nói trên được đưa ra trong phiên họp của hội đồng đại biểu tỉnh Thanh Hóa vào thứ Năm 13/12. Trả lời chất vấn này, Thiếu tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc sở Công an, thừa nhận là các thuộc cấp của ông chưa quyết liệt trong việc ngăn chặn và khống chế dịch vụ “cho vay cắt cổ” ở Thanh Hóa.
Tuy nhiên ông Trung né tránh không trả lời câu hỏi là liệu có sự bảo kê của công an đối với các đường dây “tín dụng đen” hay không. Thay vào đó, ông Trung tuyên bố là nếu phát giác ra chuyện này thì sẽ trừng phạt nặng người vi phạm.
Hoàng Ân: Vâng, Hoàng Ân xin cám ơn anh Trường An và xin hẹn gặp lại vào tuần tới.
No comments:
Post a Comment