Trước khi kết thúc chương trình, mời quý thính giả đài ĐLSN
nghe phần Bình Luận của Gs. Ngô Quốc Sĩ với tựa đề: “Trí Thức Bỏ Đảng
Tiễn Chế Độ Xuống Đáy Mồ” sẽ được Hướng Dương trình bày sau đây.
Cộng sản muôn thuở vẫn coi “trí thức thua cả cục phân”, nên đã chủ trương trù giập trí thức không nương tay. Hẳn người ta không thể quên những nhà đại trí thức như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo .. đã nhắm mắt trong tủi hận. Người ta cũng còn nhớ những lý thuyết gia cộng sản Hoàng Minh Chính, Lê Hiếu Đằng, Lý Chánh Trung..cũng ra đi trong nỗi tuyệt vọng chua chát.
Đáng nói hơn, Nguyễn Đình Cống, Tống Văn Công, Vũ Thư Hiên, Bùi Tín, cũng đã bỏ đảng và còn thẳng thắn phơi bày bộ mặt dối trá và bạo lực của chế độ, làm cho Hà Nội ăn không ngon, ngủ không yên.
Đặc biệt hôm nay, những khuôn mặt trí thức gạo cội như nhà văn Nguyên Ngọc, giáo sư Chu Hảo rủ áo ra đi, kéo theo nhiều nhà trí thức khác, đang làm dậy lên trận cuồng phong chống đối chế độ độc tài đảng trị, phản dân hại nước..
Được biết, GS. Chu Hảo, Giám đốc và là Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW) đề nghị kỷ luật vì “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’, và vi phạm, khuyết điểm của ông là ‘rất nghiêm trọng’”.
Đài Á Châu Tự Do nhận định sự kiện GS Chu Hảo bị kỷ luật sẽ gây ra những hậu qủa nghiêm trọng: “Hệ quả tất yếu là ít người Việt Nam biết đến các tư tưởng tiến bộ, và còn ít hơn nữa người Việt Nam hiểu rõ các tư tưởng đó. Sự chậm tiến trong tư tưởng của người Việt Nam về các giá trị nền tảng hẳn là một phần nguyên nhân của sự chậm tiến trong tiến trình dân chủ.”
Thực ra, giáo sư Chu Hảo rủ áo ra đi, cũng là nối gót tiến sĩ Nguyễn Đình Cống, đã từng chia sẻ với ông: “Tôi đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu và khẳng định Chủ nghĩa Mác Lê (CNML) là sai cơ bản, sai từ gốc, đi theo nó, có đạt được cái gì đó chỉ là tạm thời, còn tổng thể sẽ phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác…Tôi nghĩ, biết CNML sai, trong lúc nhiều người bị lừa mà mình không nói cho họ biết là một tội lớn… Chính vì để giữ sự trung thực mà tôi ra khỏi Đảng”
Riêng Trương Duy Nhất đã cảm thấy phấn khởi, hy vọng GS Chu Hảo sẽ mở ra một phong trào trí thức thoát đảng: “Hiện tượng Chu Hảo. Liệu đã đủ để đánh rung những trí thức cấp tiến với tư duy “phản biện trung thành”? Liệu có tạo nên một phong trào phản tỉnh để thoát đảng. Tự thoát cho mình, cũng là tìm lối thoát cho xã hội, quốc gia…Một làn sóng thoái đảng, tại sao không!”
Kami còn thấy quyết định bỏ đảng của giao sư Hảo là hợp tình hợp lý và hợp thời: “Thực chất chế độ ở Việt Nam hiện nay mục ruỗng lắm rồi, trực chỉ ngày sụp đổ nếu có đủ điều kiện. Chỉ cần một tia lửa. Lòng dân hôm nay ví tựa như một kho thuốc súng, chỉ chờ một tia lửa là có thể tiêu hủy một chính quyền buôn dân bán nước. Việc người dân vui mừng, hoan hỉ hay sung sướng mỗi khi có lãnh đạo cao cấp chết, hay dém giầy vào mặt người đại diện của chính quyền là những chỉ dấu rõ nhất của lòng dân. Tôi chưa thấy ở bất kỳ quốc gia nào, mà người dân có thứ tình cảm “khốn nạn” như thế đối với lãnh đạo quốc gia.”
Cộng sản muôn thuở vẫn coi “trí thức thua cả cục phân”, nên đã chủ trương trù giập trí thức không nương tay. Hẳn người ta không thể quên những nhà đại trí thức như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo .. đã nhắm mắt trong tủi hận. Người ta cũng còn nhớ những lý thuyết gia cộng sản Hoàng Minh Chính, Lê Hiếu Đằng, Lý Chánh Trung..cũng ra đi trong nỗi tuyệt vọng chua chát.
Đáng nói hơn, Nguyễn Đình Cống, Tống Văn Công, Vũ Thư Hiên, Bùi Tín, cũng đã bỏ đảng và còn thẳng thắn phơi bày bộ mặt dối trá và bạo lực của chế độ, làm cho Hà Nội ăn không ngon, ngủ không yên.
Đặc biệt hôm nay, những khuôn mặt trí thức gạo cội như nhà văn Nguyên Ngọc, giáo sư Chu Hảo rủ áo ra đi, kéo theo nhiều nhà trí thức khác, đang làm dậy lên trận cuồng phong chống đối chế độ độc tài đảng trị, phản dân hại nước..
Được biết, GS. Chu Hảo, Giám đốc và là Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW) đề nghị kỷ luật vì “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’, và vi phạm, khuyết điểm của ông là ‘rất nghiêm trọng’”.
Đài Á Châu Tự Do nhận định sự kiện GS Chu Hảo bị kỷ luật sẽ gây ra những hậu qủa nghiêm trọng: “Hệ quả tất yếu là ít người Việt Nam biết đến các tư tưởng tiến bộ, và còn ít hơn nữa người Việt Nam hiểu rõ các tư tưởng đó. Sự chậm tiến trong tư tưởng của người Việt Nam về các giá trị nền tảng hẳn là một phần nguyên nhân của sự chậm tiến trong tiến trình dân chủ.”
Thực ra, giáo sư Chu Hảo rủ áo ra đi, cũng là nối gót tiến sĩ Nguyễn Đình Cống, đã từng chia sẻ với ông: “Tôi đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu và khẳng định Chủ nghĩa Mác Lê (CNML) là sai cơ bản, sai từ gốc, đi theo nó, có đạt được cái gì đó chỉ là tạm thời, còn tổng thể sẽ phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác…Tôi nghĩ, biết CNML sai, trong lúc nhiều người bị lừa mà mình không nói cho họ biết là một tội lớn… Chính vì để giữ sự trung thực mà tôi ra khỏi Đảng”
Riêng Trương Duy Nhất đã cảm thấy phấn khởi, hy vọng GS Chu Hảo sẽ mở ra một phong trào trí thức thoát đảng: “Hiện tượng Chu Hảo. Liệu đã đủ để đánh rung những trí thức cấp tiến với tư duy “phản biện trung thành”? Liệu có tạo nên một phong trào phản tỉnh để thoát đảng. Tự thoát cho mình, cũng là tìm lối thoát cho xã hội, quốc gia…Một làn sóng thoái đảng, tại sao không!”
Kami còn thấy quyết định bỏ đảng của giao sư Hảo là hợp tình hợp lý và hợp thời: “Thực chất chế độ ở Việt Nam hiện nay mục ruỗng lắm rồi, trực chỉ ngày sụp đổ nếu có đủ điều kiện. Chỉ cần một tia lửa. Lòng dân hôm nay ví tựa như một kho thuốc súng, chỉ chờ một tia lửa là có thể tiêu hủy một chính quyền buôn dân bán nước. Việc người dân vui mừng, hoan hỉ hay sung sướng mỗi khi có lãnh đạo cao cấp chết, hay dém giầy vào mặt người đại diện của chính quyền là những chỉ dấu rõ nhất của lòng dân. Tôi chưa thấy ở bất kỳ quốc gia nào, mà người dân có thứ tình cảm “khốn nạn” như thế đối với lãnh đạo quốc gia.”
Đặc biệt, Viện Nghiên Cứu và Phát Triển đã gửi kiến nghị cho Bộ
Chính trị và UBKT Trung Ương, phản đối quyết định kỷ luật giao sư Chu
Hảo: “ Chúng tôi cho rằng sự quy kết như vậy của Ủy ban Kiểm tra Trung
ương về ông Chu Hảo là không chính đáng, không đúng sự thật, thể hiện
sự trấn áp thô bạo những nỗ lực rất đáng trân trọng của một trí thức hết
lòng vì dân vì nước, chà đạp những ý kiến chân thật và xây dựng của
ông về những vấn đề quan trọng của đất nước..”
Điều đáng khích lệ là sự ra đi của GS Chu Hảo đã tạo ra hiện tượng dây chuyền, kéo theo nhiều người khác như Bùi Ngọc Tấn đã ghi nhận “Chiều 25/10 năm 2018, Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ra thông cáo báo chí về kỳ họp thứ 30 trong đó đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật giáo sư Chu Hảo vì “làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội.” Qua ngày hôm sau, nhà văn Nguyên Ngọc và T.S Mạc Văn Trang tuyên bố là hai ông chính thức từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ hôm nay. Cả hai đều đã lớn tuổi, và đều bầy tỏ những ý kiến rất tiêu cực về cung cách sinh hoạt và đường lối chính sách của ĐCSVN.”
Nhà văn Nguyên Ngọc khẳng định: “Tôi đã suy nghĩ và định làm việc này từ lâu, nhưng muốn làm một cách bình thường, không gây ồn ào. Nay sau việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng kỷ luật PGS.TS. Chu Hảo, tôi quyết định ra tuyên bố này, chính thức từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ hôm nay…Từ nhiều năm qua, tôi nhận thấy Đảng ngày càng xa rời lý tưởng ban đầu của mình,“tự diễn biến” thành một tổ chức chuyên quyền, phản dân hại nước. Tôi không thể còn đứng trong một tổ chức như vậy…Tôi vẫn tin ở tương lai của đất nước, nhất là ở lớp trẻ, vì không có lực lượng vô luân nào có thể ngăn trở dân tộc này quyết định vận mệnh của mình.”
Hẳn nhiên, chúng ta nên giữ chừng mực, không nên tâng bốc qúa đáng những khuôn mặt đã từng một thời đem thân phục vụ chế độ, như khuyến cáo của Phạm Thanh Nghiên. Nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, sự ra đi của những khuôn mặt có công lớn với đảng có thể đánh thức nhiều người khác, làm bừng khởi làn sóng trí thức chống đối chế độ, hướng dẫn quần chúng đứng lên viết trang sử mới. Thay vì “trí thức thua cả cục phân”, thì trí thức hôm nay cần ý thức vai trò kẻ sĩ “dân hữu tứ sĩ vi chi tiên” mà ra tay “buồm lái với cuồng phong” cứu nguy tổ quốc, như lời khuyến cáo của Kami “Thoái đảng chỉ là sự phản đối. Lập chính đảng mới, mới là sự thách thức, xem chúng nó dám làm gì? Hỡi các cây Đại thụ của dân tộc!”
Điều đáng khích lệ là sự ra đi của GS Chu Hảo đã tạo ra hiện tượng dây chuyền, kéo theo nhiều người khác như Bùi Ngọc Tấn đã ghi nhận “Chiều 25/10 năm 2018, Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ra thông cáo báo chí về kỳ họp thứ 30 trong đó đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật giáo sư Chu Hảo vì “làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội.” Qua ngày hôm sau, nhà văn Nguyên Ngọc và T.S Mạc Văn Trang tuyên bố là hai ông chính thức từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ hôm nay. Cả hai đều đã lớn tuổi, và đều bầy tỏ những ý kiến rất tiêu cực về cung cách sinh hoạt và đường lối chính sách của ĐCSVN.”
Nhà văn Nguyên Ngọc khẳng định: “Tôi đã suy nghĩ và định làm việc này từ lâu, nhưng muốn làm một cách bình thường, không gây ồn ào. Nay sau việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng kỷ luật PGS.TS. Chu Hảo, tôi quyết định ra tuyên bố này, chính thức từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ hôm nay…Từ nhiều năm qua, tôi nhận thấy Đảng ngày càng xa rời lý tưởng ban đầu của mình,“tự diễn biến” thành một tổ chức chuyên quyền, phản dân hại nước. Tôi không thể còn đứng trong một tổ chức như vậy…Tôi vẫn tin ở tương lai của đất nước, nhất là ở lớp trẻ, vì không có lực lượng vô luân nào có thể ngăn trở dân tộc này quyết định vận mệnh của mình.”
Hẳn nhiên, chúng ta nên giữ chừng mực, không nên tâng bốc qúa đáng những khuôn mặt đã từng một thời đem thân phục vụ chế độ, như khuyến cáo của Phạm Thanh Nghiên. Nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, sự ra đi của những khuôn mặt có công lớn với đảng có thể đánh thức nhiều người khác, làm bừng khởi làn sóng trí thức chống đối chế độ, hướng dẫn quần chúng đứng lên viết trang sử mới. Thay vì “trí thức thua cả cục phân”, thì trí thức hôm nay cần ý thức vai trò kẻ sĩ “dân hữu tứ sĩ vi chi tiên” mà ra tay “buồm lái với cuồng phong” cứu nguy tổ quốc, như lời khuyến cáo của Kami “Thoái đảng chỉ là sự phản đối. Lập chính đảng mới, mới là sự thách thức, xem chúng nó dám làm gì? Hỡi các cây Đại thụ của dân tộc!”
Ngô Quốc Sĩ
No comments:
Post a Comment