Hà Nội Xây Trường Đua Ngựa 500 Triệu Mỹ Kim
TP Hà Nội vừa phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội thủ đô đến năm 2020, định hướng 2030, trong đó có dự án vui chơi giải trí đa năng – là trường đua ngựa Sóc Sơn. Dự kiến mức đầu tư cho dự án khoảng 500 triệu Mỹ kim. Hà Nội cho rằng, khi dự án đi vào hoạt động sẽ thu hút khoảng 5.000 lao động trực tiếp và 20.000 đến 25.000 lao động gián tiếp; mang lại nguồn thu thường xuyên tương đối lớn cho ngân sách thành phố. Việc xây dựng dự án nằm trong khu du lịch phía Bắc thủ đô sẽ nâng cao phẩm chất du lịch cho địa bàn Sóc Sơn nói riêng và Hà Nội nói chung. Theo một báo cáo của UBND TP Hà Nội cho biết, năm 2018 đã có 26 triệu lượt khách du lịch đến Hà Nội, tăng trên 9% so với năm 2017. Với truyền thống đam mê cá cược của người Việt Nam, chắc chắn dự án trường đua ngựa, và các cuộc đua khác sẽ thu hút đông đảo người hưởng ứng.
TP Hà Nội vừa phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội thủ đô đến năm 2020, định hướng 2030, trong đó có dự án vui chơi giải trí đa năng – là trường đua ngựa Sóc Sơn. Dự kiến mức đầu tư cho dự án khoảng 500 triệu Mỹ kim. Hà Nội cho rằng, khi dự án đi vào hoạt động sẽ thu hút khoảng 5.000 lao động trực tiếp và 20.000 đến 25.000 lao động gián tiếp; mang lại nguồn thu thường xuyên tương đối lớn cho ngân sách thành phố. Việc xây dựng dự án nằm trong khu du lịch phía Bắc thủ đô sẽ nâng cao phẩm chất du lịch cho địa bàn Sóc Sơn nói riêng và Hà Nội nói chung. Theo một báo cáo của UBND TP Hà Nội cho biết, năm 2018 đã có 26 triệu lượt khách du lịch đến Hà Nội, tăng trên 9% so với năm 2017. Với truyền thống đam mê cá cược của người Việt Nam, chắc chắn dự án trường đua ngựa, và các cuộc đua khác sẽ thu hút đông đảo người hưởng ứng.
188 Trẻ Mầm Non ở Hà Nội Nhập Viện Sau Bữa Liên Hoan
Các trẻ em cùng 3 cô giáo có biểu hiện ngộ độc thực phẩm, sốt cao, buồn nôn và tiêu chảy sau khi dùng bữa ăn trưa ở trường. Từ trưa 14/11 đến chiều 16/11, các bệnh nhân lần lượt được đưa vào hai bệnh viện Đa khoa Đông Anh và Đa khoa Bắc Thăng Long. Bệnh nhân đều là các em mầm non thuộc trường mầm non Xuân Nộn. Ông Chu Đình Năng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đông Anh cho biết bệnh viện tiếp nhận 116 bệnh nhân. Hai em được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, 3 đã xuất viện. Hiện còn 110 em và một cô giáo vẫn phải điều trị. Ngoài ra 75 bệnh nhân khác gồm 73 học sinh và 2 cô giáo được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Bắc Thăng Long cấp cứu, theo Giám đốc bệnh viện Đỗ Quang Thuần. Hầu hết bệnh nhân sốt cao, buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Hiện, tình trạng của các bé đều được kiểm soát, nhưng các bác sĩ vẫn phải tích cực điều trị và theo dõi. Theo lời ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội xác nhận các bệnh nhân có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm.
Hơn 50 Ngư Dân Việt Nam Bị Giam ở Indonesia Kêu Cứu
Hơn 50 ngư dân Việt Nam đang bị giam giữ tại trại tạm giam đảo Pontianak, Indonesia, trong điều kiện rất khó khăn, có người bị giam hơn 9 tháng mà chưa được hồi hương trong khi sự trợ giúp của cơ quan ngoại giao Việt Nam dường như rất ít và không hiệu quả. Các ngư dân nói họ vô tội và đang rất tuyệt vọng trước những khó khăn trong thủ tục hồi hương, trong khi điều kiện sinh hoạt, ăn ở ở trại tạm giam thì thiếu thốn.
Ngư dân Nguyễn Trần Thành Trí, quê ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cho biết “Hơn 50 ngư dân đã đóng tiền mua vé máy bay hơn tháng rưỡi nay mà phía Indonesia cứ hẹn… hết 1 tuần, rồi 2 tuần…và Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia cũng hẹn, hết 1 tuần… rồi lại 2 tuần…trong khi tình cảnh ở đây rất khó khăn và thiếu thốn.”
Phán Quyết Lịch Sử Tại Cam Bốt: Khmer Đỏ Phạm Tội Diệt Chủng
Ngày 16/11/2018 tòa án quốc tế do Liên Hiệp Quốc đỡ đầu đã ra một phán quyết lịch sử công nhận chế độ Khmer Đỏ phạm tội diệt chủng. Đây là một quyết định được chờ đợi suốt 40 năm qua. Từ Phnom Penh, thông tín viên của RFI Juliette Buchez cho biết thêm chi tiết :
« Có hai người phải ra hầu tòa trong các Phòng xét xử đặc biệt của tòa án Cam Bốt sáng hôm nay 16/11. Nuon Chea, 92 tuổi và Khieu Samphan, 87 tuổi đã bị kết án phạm tội ác chống nhân loại vào năm 2014. Hôm nay, cả hai người này bị kết tội « diệt chủng ».
Đây là lần đầu tiên từ « diệt chủng » được dùng để đánh giá xét xử về các hành vi của chế độ Khmer Đỏ. Khieu Samphan, chủ tịch nước Campuchia Dân Chủ, bị kết tội gây ra nạn diệt chủng nhắm vào người Việt. Nuon Chea, nhà tư tưởng của chế độ Khmer Đỏ, được mô tả là cánh tay phải của Pol Pot, cũng bị kết án phạm tội diệt chủng nhắm vào người Việt và cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi.
Từ năm 1975 đến năm 1979, có khoảng 100.000 – 500.000 người Chăm, một sắc tộc tại Cam Bốt, bị chế độ Khmer Đỏ hành quyết. Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc chưa bao giờ coi cái chết của khoảng 1,7 triệu người Cam Bốt là nạn diệt chủng. Phán quyết của tòa mang tính biểu tượng đối với các nạn nhân và gia đình các nạn nhân của chế độ Khmer Đỏ, nhưng tòa án xét xử tội ác Khmer Đỏ lại bị chỉ trích rất nhiều.
Các trẻ em cùng 3 cô giáo có biểu hiện ngộ độc thực phẩm, sốt cao, buồn nôn và tiêu chảy sau khi dùng bữa ăn trưa ở trường. Từ trưa 14/11 đến chiều 16/11, các bệnh nhân lần lượt được đưa vào hai bệnh viện Đa khoa Đông Anh và Đa khoa Bắc Thăng Long. Bệnh nhân đều là các em mầm non thuộc trường mầm non Xuân Nộn. Ông Chu Đình Năng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đông Anh cho biết bệnh viện tiếp nhận 116 bệnh nhân. Hai em được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, 3 đã xuất viện. Hiện còn 110 em và một cô giáo vẫn phải điều trị. Ngoài ra 75 bệnh nhân khác gồm 73 học sinh và 2 cô giáo được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Bắc Thăng Long cấp cứu, theo Giám đốc bệnh viện Đỗ Quang Thuần. Hầu hết bệnh nhân sốt cao, buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Hiện, tình trạng của các bé đều được kiểm soát, nhưng các bác sĩ vẫn phải tích cực điều trị và theo dõi. Theo lời ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội xác nhận các bệnh nhân có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm.
Hơn 50 Ngư Dân Việt Nam Bị Giam ở Indonesia Kêu Cứu
Hơn 50 ngư dân Việt Nam đang bị giam giữ tại trại tạm giam đảo Pontianak, Indonesia, trong điều kiện rất khó khăn, có người bị giam hơn 9 tháng mà chưa được hồi hương trong khi sự trợ giúp của cơ quan ngoại giao Việt Nam dường như rất ít và không hiệu quả. Các ngư dân nói họ vô tội và đang rất tuyệt vọng trước những khó khăn trong thủ tục hồi hương, trong khi điều kiện sinh hoạt, ăn ở ở trại tạm giam thì thiếu thốn.
Ngư dân Nguyễn Trần Thành Trí, quê ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cho biết “Hơn 50 ngư dân đã đóng tiền mua vé máy bay hơn tháng rưỡi nay mà phía Indonesia cứ hẹn… hết 1 tuần, rồi 2 tuần…và Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia cũng hẹn, hết 1 tuần… rồi lại 2 tuần…trong khi tình cảnh ở đây rất khó khăn và thiếu thốn.”
Phán Quyết Lịch Sử Tại Cam Bốt: Khmer Đỏ Phạm Tội Diệt Chủng
Ngày 16/11/2018 tòa án quốc tế do Liên Hiệp Quốc đỡ đầu đã ra một phán quyết lịch sử công nhận chế độ Khmer Đỏ phạm tội diệt chủng. Đây là một quyết định được chờ đợi suốt 40 năm qua. Từ Phnom Penh, thông tín viên của RFI Juliette Buchez cho biết thêm chi tiết :
« Có hai người phải ra hầu tòa trong các Phòng xét xử đặc biệt của tòa án Cam Bốt sáng hôm nay 16/11. Nuon Chea, 92 tuổi và Khieu Samphan, 87 tuổi đã bị kết án phạm tội ác chống nhân loại vào năm 2014. Hôm nay, cả hai người này bị kết tội « diệt chủng ».
Đây là lần đầu tiên từ « diệt chủng » được dùng để đánh giá xét xử về các hành vi của chế độ Khmer Đỏ. Khieu Samphan, chủ tịch nước Campuchia Dân Chủ, bị kết tội gây ra nạn diệt chủng nhắm vào người Việt. Nuon Chea, nhà tư tưởng của chế độ Khmer Đỏ, được mô tả là cánh tay phải của Pol Pot, cũng bị kết án phạm tội diệt chủng nhắm vào người Việt và cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi.
Từ năm 1975 đến năm 1979, có khoảng 100.000 – 500.000 người Chăm, một sắc tộc tại Cam Bốt, bị chế độ Khmer Đỏ hành quyết. Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc chưa bao giờ coi cái chết của khoảng 1,7 triệu người Cam Bốt là nạn diệt chủng. Phán quyết của tòa mang tính biểu tượng đối với các nạn nhân và gia đình các nạn nhân của chế độ Khmer Đỏ, nhưng tòa án xét xử tội ác Khmer Đỏ lại bị chỉ trích rất nhiều.
Phó Tổng Thống Hoa Kỳ: Biển Đông Không Của Riêng Nước Nào
“Biển Đông không thuộc về bất kỳ quốc gia nào, và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho tàu và máy bay hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.”
Reuters dẫn lời Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence phát biểu vào ngày 16 tháng 11 khi đến Singapore tham dự các cuộc họp của khối những nước thuộc Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á- ASEAN.
Phó Tổng thống Pence cho biết Hoa Kỳ đã thực hiện nhiều hành động nhằm phản đối tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, bằng việc tiến hành một loạt các cuộc tuần tra “tự do hàng hải” trên vùng biển tranh chấp.
Theo Reuters thì Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Đài Loan, tất cả đều có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nơi có khoảng 3 ngàn tỷ đô la hàng hóa thương mại qua lại mỗi năm.
Trước đó vào ngày 15 tháng 11, Phó Tổng thống Pence cũng đã phát biểu trước các lãnh đạo các nước ASEAN rằng không có chỗ cho “sự kiểm soát hoàn toàn và gây hấn” ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, điều này có khả năng được hiểu nhằm ám chỉ sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Phát biểu trước một hội nghị thượng đỉnh khu vực, ông Pence đã trực tiếp chỉ trích hành động của Trung Quốc tại Biển Đông, ông nêu rõ Trung Quốc quân sự hóa và mở rộng lãnh thổ ở Biển Đông là bất hợp pháp và nguy hiểm. Việc này đe dọa chủ quyền của nhiều quốc gia và gây nguy hiểm cho sự thịnh vượng của thế giới.
“Biển Đông không thuộc về bất kỳ quốc gia nào, và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho tàu và máy bay hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.”
Reuters dẫn lời Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence phát biểu vào ngày 16 tháng 11 khi đến Singapore tham dự các cuộc họp của khối những nước thuộc Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á- ASEAN.
Phó Tổng thống Pence cho biết Hoa Kỳ đã thực hiện nhiều hành động nhằm phản đối tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, bằng việc tiến hành một loạt các cuộc tuần tra “tự do hàng hải” trên vùng biển tranh chấp.
Theo Reuters thì Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Đài Loan, tất cả đều có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nơi có khoảng 3 ngàn tỷ đô la hàng hóa thương mại qua lại mỗi năm.
Trước đó vào ngày 15 tháng 11, Phó Tổng thống Pence cũng đã phát biểu trước các lãnh đạo các nước ASEAN rằng không có chỗ cho “sự kiểm soát hoàn toàn và gây hấn” ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, điều này có khả năng được hiểu nhằm ám chỉ sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Phát biểu trước một hội nghị thượng đỉnh khu vực, ông Pence đã trực tiếp chỉ trích hành động của Trung Quốc tại Biển Đông, ông nêu rõ Trung Quốc quân sự hóa và mở rộng lãnh thổ ở Biển Đông là bất hợp pháp và nguy hiểm. Việc này đe dọa chủ quyền của nhiều quốc gia và gây nguy hiểm cho sự thịnh vượng của thế giới.
Mỹ Giảm Quân Tại Châu Phi, Hướng Về Trung Quốc Và Nga
Hôm 15/11 giới chức Mỹ cho biết là quân đội Mỹ sẽ rút hàng trăm binh sĩ đặc biệt phụ trách các hoạt động chống khủng bố tại châu Phi trong vài năm tới để hỗ trợ chính sách tăng cường tập trung chống lại những đe dọa từ Trung Quốc và Nga.
Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, Trung tá Hải quân Candice Tresch nói với Reuters: “Dự án tái phối trí đặc biệt nhằm giảm các lực lượng vào khoảng 10% trong vài năm tới. Nhóm binh sĩ này nằm trong số 7.200 nhân viên của Bộ Quốc phòng làm việc tại châu Phi.”
Bắt đầu từ đầu năm 2018, quân đội Mỹ đặt nhiệm vụ chống Trung Quốc và Nga thành mục tiêu chính của một chiến lược quốc phòng mới, sau hơn 15 năm tập trung vào công tác chiến đấu chống các phần tử hiếu chiến Hồi Giáo.
Hoa Kỳ lo ngại về những cuộc nổi dậy đang gia tăng tại Nga ở những vùng tranh chấp như Ukraine và Syria. Ngũ Giác Đài cũng gia tăng chú trọng đến thái độ hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông.
Hôm 15/11 giới chức Mỹ cho biết là quân đội Mỹ sẽ rút hàng trăm binh sĩ đặc biệt phụ trách các hoạt động chống khủng bố tại châu Phi trong vài năm tới để hỗ trợ chính sách tăng cường tập trung chống lại những đe dọa từ Trung Quốc và Nga.
Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, Trung tá Hải quân Candice Tresch nói với Reuters: “Dự án tái phối trí đặc biệt nhằm giảm các lực lượng vào khoảng 10% trong vài năm tới. Nhóm binh sĩ này nằm trong số 7.200 nhân viên của Bộ Quốc phòng làm việc tại châu Phi.”
Bắt đầu từ đầu năm 2018, quân đội Mỹ đặt nhiệm vụ chống Trung Quốc và Nga thành mục tiêu chính của một chiến lược quốc phòng mới, sau hơn 15 năm tập trung vào công tác chiến đấu chống các phần tử hiếu chiến Hồi Giáo.
Hoa Kỳ lo ngại về những cuộc nổi dậy đang gia tăng tại Nga ở những vùng tranh chấp như Ukraine và Syria. Ngũ Giác Đài cũng gia tăng chú trọng đến thái độ hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông.
No comments:
Post a Comment