NHÀ ĐỐI LẬP NGUYỄN VĂN ĐỨC ĐỘ BỊ ĐÁNH ĐẬP TRONG TÙ
Gia đình tù nhân chính trị Nguyễn Văn Đức Độ cho biết là anh bị 3 tù nhân chung phòng giam ra tay đánh đập trọng thương vào hôm 15/10.
Theo lời kể của anh Nguyễn Văn Đức Ấn, người anh của tù nhân Đức Độ, thì kể từ khi bị tòa sở thẩm tuyên án tù vào hôm 5/10 thì anh Độ thường xuyên bị các tù hình sự trong phòng hành hung và đe dọa. Nhưng trận đánh vào ngày 15/10 khiến anh phải la hét kêu cứu. Sau đó anh Độ yêu cầu chuyển sang phòng giam khác, nhưng đám cai tù không chấp nhận.
Cần nhắc lại, anh Nguyễn Văn Đức Độ bị nhà cầm quyền CSVN tuyên án 11 năm tù giam và 3 năm quản chế cùng với nhà đối lập Lưu Văn Vịnh, với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chế độ”. Ba người khác cùng bị bắt và bị bỏ tù là các ông: Phan Trung, Từ Công Nghĩa và Nguyễn Quốc Hoàn.
HAI CÔNG AN SÀI GÒN BỊ BẮT GIAM VỀ TỘI TRA TẤN DÂN ĐẾN CHẾT
Chỉ không đầy mấy ngày sau khi bị LHQ chất vấn về những cái chết trong đồn công an, giới chức Sài Gòn đã ra lệnh bắt giam 2 công an quận 11, về tội tra tấn đến chết anh Châu Dung Thành vào ngày 17/10.
Theo bản tin của báo chí lề đảng thì anh Châu Dung Thành bị công an quận 11 áp giải về đồn vì cướp điện thoại của một tài xế xe ôm. Đến 4 giờ sáng hôm sau, công an thông báo cho gia đình là anh Thành được đưa đến bệnh viện cứu chữa vì lâm bệnh nặng, nhưng sau đó tử vong vì “phù phổi cấp tính”. Thế nhưng các hình ảnh do người chị là Châu Tuyết Minh phổ biến trên mạng cho thấy, trên người anh Thành dày đặc các vết thương tím bầm và gẫy 3 xương sườn.
Ngay cả khi đến bệnh viện nhận thi thể để mai táng cũng bị công an làm khó dễ, bị ép phải ký vào giấy cam kết là không kiện cáo thì mới được mang về an táng. Trong mấy ngày tang lễ, công an quận 11 luôn bao vây trong ngoài và giám sát chặc chẽ mọi hành động của gia đình.
Cần nhắc lại là vào tuần trước, trong phiên họp kiểm điểm tại LHQ, phái đoàn VN đã bị chất vấn tới tấp về hàng loạt cái chết vì bị tra tấn trong đồn công an suốt mấy năm qua.
HÀ NỘI SẼ NỚI LỎNG LỆNH CẤM HÁT NHẠC SÁNG TÁC DƯỚI THỜI VNCH
Trong một tuyên bố gây hoài nghi trong dư luận, cục trưởng cục nghệ thuật CSVN cho biết là sẽ bỏ khái niệm phân biệt các nhạc phẩm sáng tác “trước năm 1975” và danh xưng “ca sĩ hải ngoại”.
Ông Nguyễn Quang Vinh, cục trưởng cục nghệ thuật, cho biết là cục này đã gửi đề nghị lên tập đoàn lãnh đạo CSVN để xin chấp thuận. Ông Vinh giải thích việc huỷ bỏ các phân biệt nói trên có nghĩa là mọi sáng tác ở bất cứ thời điểm nào cũng có giá trị như nhau, không cần phải có giấy phép mới được ca hát, “trước hay sau năm 1975 cũng như nhau”. Ông Vinh còn tuyên bố là không nên phân biệt ca sĩ hải ngoại hay quốc nội, bất kể là người bỏ nước ra đi sau năm 1975. Lý do, theo ông Vinh là trong bối cảnh hội nhập “người dân có quyền hưởng thụ giống nhau”.
Thế nhưng dư luận tỏ ra hoài nghi mục đích của cục này là nhằm tăng cường sự tuyên truyền và xâm nhập vào cộng đồng người Việt hải ngoại, qua hình thức giao lưu văn nghệ.
MƯA LỚN VÀ SẠT LỞ ĐẤT Ở NHA TRANG, ÍT NHẤT 13 NGƯỜI THIỆT MẠNG
Các vụ sạt lở đất sau các trận mưa lớn vào cuối tuần qua ở thành phố Nha Trang đã khiến ít nhất 13 người chết, trong đó có 3 trẻ em dưới 6 tuổi.
Nơi bị thiệt hại nặng nhất là ở xã Phước Đồng và phường Vĩnh Tường, với hàng chục căn nhà bị vùi dưới lớp đất đá và 9 người chết. Nhiều khu vực trong thành phố cũng chìm sâu dưới nước, có nơi sâu đến cả thước.
Trong khi đó tại đèo Cù Hinh, hơn 1 ngàn thước khối đất đá đã đổ xuống, khiến tuyến đường huyết mạch nối liền Nha Trang đến phi trường Cam Ranh bị gián đoạn hoàn toàn. Cho đến sáng hôm nay, thứ Hai 19/11, công việc dọn dẹp đất đá diễn ra chậm chạp vì trời vẫn mưa lớn và nguy cơ sạt lở sẽ tiếp tục. Tạm thời, xe cộ muốn đến hay rời phi trường Cam Ranh thì phải sử dụng quốc lộ 1A.
THUYỀN CHỞ 26 TẤN ACID BỊ CHÌM TRÊN SÔNG ĐỒNG NAI
Một thảm họa về môi trường có nguy cơ diễn ra ở sông Đồng Nai, sau khi một thuyền hàng chở 26 tấn acid bị chìm xuống sông này, vào hôm qua 18/11.
Cho đến chiều tối hôm qua, lực lượng cứu cấp chỉ vớt được 3 bồn hóa chất, trong khi hàng chục bồn khác vẫn nằm dưới đáy sông chưa thể trục vớt vì thủy triều ở đỉnh cao. Theo báo cáo ban đầu, đây là các bồn acid clohidric (HCL), được bơm lên thuyền từ nhà máy hóa chất Biên Hòa vào sáng sớm hôm qua. Khi đang nhận hàng thì bất ngờ thuyền bị nước tràn vào, chìm xuống sông ở bến thủy nội địa Nhất Nam.
HỘI NGHỊ APEC TAN VỠ VÌ SỰ BẤT HÒA GIỮA HOA KỲ VÀ TRUNG CỘNG
Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Papua New Guinea đã kết thúc trong tan vỡ không đạt được một tuyên bố chung, vì sự tranh cãi dữ dội giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng về lãnh vực thương mại và đầu tư.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử APEC, khi hội nghị đã không đưa ra một tuyên bố chung sau khi kết thúc hội nghị.
Cần biết là trong bài phát biểu vào hôm thứ Bảy 17/11, Phó tổng thổng Mỹ Mike Pence và Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã có những lời lẽ nặng nề đả kích nhau. Ông Pence tố cáo Trung Cộng liên tục đánh cắp sản phẩm trí tuệ, kỹ thuật tân tiến của thế giới, và không công bằng trong mậu dịch. Ngược lại, họ Tập chỉ trích nước Mỹ là ngang nguợc, bất chấp đạo lý, khi tăng mức thuế đánh trên hàng hóa các nước.
GẦN 400 NGÀN NGƯỜI PHÁP XUỐNG ĐƯỜNG PHẢN ĐỐI TĂNG GIA XĂNG DẦU
Hơn 400 người bị thương, với 14 người phải vào bệnh viện cấp cứu, trong cuộc xuống đường qui tụ hơn 400 ngàn người Pháp vào cuối tuần qua để phản đối việc tăng giá xăng dầu.
Cuộc biểu tình ôn hòa đã biến thành bạo loạn khi xảy ra các xung đột giữa những người biểu tình và lực lượng cảnh sát. Gần 300 người đã bị bắt giữ, trong khi hàng chục cảnh sát cũng nằm trong số những người bị thương. Trên đường tiến về phủ tổng thổng trên đại lộ Champs-Elysées, căng thẳng đã kéo dài suốt mấy tiêng đồng hồ vào hôm thứ Bảy 17/11, giờ địa phương, khiến cảnh sát phải bắn hơi cay để giải tán đám đông.
Nguyên nhân dẫn đến làn sóng biểu tình trên toàn quốc Pháp là do giá xăng dầu tăng quá cao, các chính sách thuế má của chính phủ Pháp khiến sức tiêu thụ của người dân giảm mạnh. Điểu đáng nói là làn sóng biểu tình không do các đảng phái và nghiệp đoàn đề xướng, mà là tự phát xuống đường từ các lời kêu trên mạng xã hội.
Một thảm họa về môi trường có nguy cơ diễn ra ở sông Đồng Nai, sau khi một thuyền hàng chở 26 tấn acid bị chìm xuống sông này, vào hôm qua 18/11.
Cho đến chiều tối hôm qua, lực lượng cứu cấp chỉ vớt được 3 bồn hóa chất, trong khi hàng chục bồn khác vẫn nằm dưới đáy sông chưa thể trục vớt vì thủy triều ở đỉnh cao. Theo báo cáo ban đầu, đây là các bồn acid clohidric (HCL), được bơm lên thuyền từ nhà máy hóa chất Biên Hòa vào sáng sớm hôm qua. Khi đang nhận hàng thì bất ngờ thuyền bị nước tràn vào, chìm xuống sông ở bến thủy nội địa Nhất Nam.
HỘI NGHỊ APEC TAN VỠ VÌ SỰ BẤT HÒA GIỮA HOA KỲ VÀ TRUNG CỘNG
Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Papua New Guinea đã kết thúc trong tan vỡ không đạt được một tuyên bố chung, vì sự tranh cãi dữ dội giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng về lãnh vực thương mại và đầu tư.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử APEC, khi hội nghị đã không đưa ra một tuyên bố chung sau khi kết thúc hội nghị.
Cần biết là trong bài phát biểu vào hôm thứ Bảy 17/11, Phó tổng thổng Mỹ Mike Pence và Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã có những lời lẽ nặng nề đả kích nhau. Ông Pence tố cáo Trung Cộng liên tục đánh cắp sản phẩm trí tuệ, kỹ thuật tân tiến của thế giới, và không công bằng trong mậu dịch. Ngược lại, họ Tập chỉ trích nước Mỹ là ngang nguợc, bất chấp đạo lý, khi tăng mức thuế đánh trên hàng hóa các nước.
GẦN 400 NGÀN NGƯỜI PHÁP XUỐNG ĐƯỜNG PHẢN ĐỐI TĂNG GIA XĂNG DẦU
Hơn 400 người bị thương, với 14 người phải vào bệnh viện cấp cứu, trong cuộc xuống đường qui tụ hơn 400 ngàn người Pháp vào cuối tuần qua để phản đối việc tăng giá xăng dầu.
Cuộc biểu tình ôn hòa đã biến thành bạo loạn khi xảy ra các xung đột giữa những người biểu tình và lực lượng cảnh sát. Gần 300 người đã bị bắt giữ, trong khi hàng chục cảnh sát cũng nằm trong số những người bị thương. Trên đường tiến về phủ tổng thổng trên đại lộ Champs-Elysées, căng thẳng đã kéo dài suốt mấy tiêng đồng hồ vào hôm thứ Bảy 17/11, giờ địa phương, khiến cảnh sát phải bắn hơi cay để giải tán đám đông.
Nguyên nhân dẫn đến làn sóng biểu tình trên toàn quốc Pháp là do giá xăng dầu tăng quá cao, các chính sách thuế má của chính phủ Pháp khiến sức tiêu thụ của người dân giảm mạnh. Điểu đáng nói là làn sóng biểu tình không do các đảng phái và nghiệp đoàn đề xướng, mà là tự phát xuống đường từ các lời kêu trên mạng xã hội.
No comments:
Post a Comment