Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Hoàng Ân và Trường
An sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua. Xin
nhường lời cho chị Hoàng Ân .
Hoàng Ân: Cám ơn chị Mỹ Linh
Trước hết HA xin kính chào quý thính giả của đài và xin chào anh TA.
Trường An: TA xin chào quý thính giả và chị HA
Hoàng Ân: Anh có ghi nhận như thế nào trước việc Nhà cầm quyền CSVN san bằng chùa An Cư ở Đà Nẵng?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, bạo quyền CS ở thành phố Đà Nẵng hôm Thứ Sáu 9/11 đã cưỡng chế giải tỏa chùa An Cư thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất với mục đích được nói là để “thiết lập cơ sở hạ tầng cho dự án thương mại.”
Cuộc đập phá ngôi chùa tọa lạc ở xã An Hải Bắc, quận Sơn Trà diễn ra trước sự chứng kiến của sư trụ trì là Đại đức Thích Thiện Phúc cùng một số tăng ni và Phật tử. Cảnh san bằng ngôi chùa ở Đà Nẵng không khỏi khiến nhiều người nhớ lại cảnh san bằng chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, Sài Gòn hồi tháng 9 năm 2016.
Lúc 8 giờ sáng, chủ tịch phường đến đọc lệnh cưỡng chế. Sau đó nhà cầm quyền cho xe xúc đất vào cào bằng ngôi chùa. Sau khi chứng kiến cảnh phá chùa, Thầy Thích Thiện Phúc cho biết ông sẽ đi tá túc tại một ngôi chùa khác thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế. Trước đây, ông nhiều lần có thư đề nghị nhà cầm quyền đền bù một khu đất tương đương để xây chùa mới, nhưng nhà cầm quyền đều làm ngơ. Theo Thầy Thích Thiện Phúc, nhà cầm quyền CS không chấp nhận sự tồn tại của chùa An Cư, vì chùa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không theo nhà nước.
Hoàng Ân: Được biết nhà ngày 22/11/2018, nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy sẽ bị đưa ra toà xét xử. Anh có ghi nhận như thế nào trước việc này?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, Toà án nhân dân thị xã Buôn Hồ tỉnh Đăk Lăk đã ra quyết định mở phiên toà xét xử nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy với cáo buộc “xúc phạm quốc kỳ” theo Điều 276 của Bộ luật Hình sự 1999.
Theo đó phiên toà công khai sẽ bắt đầu vào 7:30g sáng ngày 22/11 tại trụ sở toà án nhân dân thị xã, theo quyết định của toà gửi cho nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy. Với cáo buộc này, Huỳnh Thục Vy có thể phải đối mặt với mức án cao nhất là 3 năm tù giam, nếu bị kết tội, theo luật pháp hiện hành của Việt Nam.
Hoàng Ân: Trước đó, vào ngày 09/8, bạo quyền CS thị xã Buôn Hồ đã điều động lớn số lượng công an đến nhà riêng của cô để bắt cô và khám nhà, tịch thu nhiều tài sản cá nhân. Đồng thời họ đã ra quyết định cấm cô rời khỏi nơi cư trú, còn công an tỉnh thì ra quyết định cấm cô được xuất cảnh. Anh có thể nói rõ hơn về việc này?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Việc bắt giữ và khởi tố vụ án xuất phát từ việc Huỳnh Thục Vy chụp một bức hình bên cạnh một lá cờ đỏ sao vàng, là quốc kỳ của CSVN vào dịp quốc khánh (02/9) năm 2017. Lá cờ có nhiều vết sơn và chính quyền CS nói rằng cô đã bôi bẩn lá cờ bằng việc xịt sơn lên đó, còn Vy thì không chối bỏ lời cáo buộc, nói rằng đó là một hành động hợp pháp nhằm biểu lộ chính kiến vì cô không công nhận tính chính danh của chế độ CS.
Cô là một trong những sáng lập viên của Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, và là tác giả cuốn sách “Nhận Định Sự Thật Tự Do và Nhân Quyền” nói về dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.
Vào tháng Năm năm 2018, Huỳnh Thục Vy là một trong số năm phụ nữ được hãng truyền thông BBC vinh danh là những phụ nữ dũng cảm dám mạo hiểm cuộc sống của mình để bảo vệ quyền của người khác.
Hoàng Ân: Trong một diễn biến khác, Tổ chức Freedom Now và Công ty Luật Toàn Cầu Dechert LLP đã gửi thư lên Liên Hiệp Quốc đề nghị can thiệp vào vụ nhà cầm quyền Việt Nam bắt và kêu án 7 năm tù anh Nguyễn Văn Hóa, một người tranh đấu cho những nạn nhân do thảm họa Formosa gây ra. Anh vui lòng nhắc lại việc này để quý thính giả của đài được hiểu hơn?
Trường An: Theo tôi được biết, Trong thông báo đưa ra vào ngày 6/11, tổ chức Freedom Now khẳng định việc bỏ tù anh Hóa là vi phạm công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Bà Kate Barth, giám đốc pháp lý của Freedom Now, nhấn mạnh là anh Nguyễn Văn Hóa chỉ làm các phóng sự về thảm họa Formosa và việc bắt giam anh là một bằng chứng cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam đã vi phạm trầm trọng quyền tự do thông tin.
Trong thư gửi đến Ủy Ban Chống Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc, tổ chức Freedom Now và Công ty Luật Toàn Cầu Dechert LLP yêu cầu ủy ban này phải điều tra về vụ bắt tù anh Hóa và áp lực Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hoá.
Hoàng Ân: Thế còn việc hơn 500 công an bảo vệ phiên xét xử ông Tướng đứng ra đỡ đầu cho đương dây đánh bạc?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, hơn 500 công an chìm nổi sẽ được điều động đến canh gác phiên tòa xét xử Trung tướng Phan Văn Vĩnh, người đang bị khép tội nhận hối lộ và bảo kê cho một đường dây cờ bạc xuyên quốc gia.
Theo tiết lộ của sở công an tỉnh Phú Thọ, phiên tòa sẽ diễn ra vào ngày 12/11 tới đây. Phú Thọ cũng là quê quán của ông Vĩnh, Tổng Cục trưởng Cảnh sát về hưu vào năm 2017. Theo nguồn tin của luật sư biện hộ thì ông Vĩnh sẽ ra hầu tòa vào hôm ấy mặc dù đang bị bệnh nặng.
Ngoài ông Vĩnh, sẽ có thêm Thiếu tướng công an Nguyễn Thanh Hóa cũngsẽ ra trước vành móng ngựa cùng với một số thành viên trong đường dây đánh bạc trên mạng, có tổng giao dịch lên đến vài trăm triệu Mỹ kim.
Hoàng Ân: Vâng, Hoàng Ân xin cám ơn anh Trường An và xin hẹn gặp lại vào tuần tới.
Trước hết HA xin kính chào quý thính giả của đài và xin chào anh TA.
Trường An: TA xin chào quý thính giả và chị HA
Hoàng Ân: Anh có ghi nhận như thế nào trước việc Nhà cầm quyền CSVN san bằng chùa An Cư ở Đà Nẵng?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, bạo quyền CS ở thành phố Đà Nẵng hôm Thứ Sáu 9/11 đã cưỡng chế giải tỏa chùa An Cư thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất với mục đích được nói là để “thiết lập cơ sở hạ tầng cho dự án thương mại.”
Cuộc đập phá ngôi chùa tọa lạc ở xã An Hải Bắc, quận Sơn Trà diễn ra trước sự chứng kiến của sư trụ trì là Đại đức Thích Thiện Phúc cùng một số tăng ni và Phật tử. Cảnh san bằng ngôi chùa ở Đà Nẵng không khỏi khiến nhiều người nhớ lại cảnh san bằng chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, Sài Gòn hồi tháng 9 năm 2016.
Lúc 8 giờ sáng, chủ tịch phường đến đọc lệnh cưỡng chế. Sau đó nhà cầm quyền cho xe xúc đất vào cào bằng ngôi chùa. Sau khi chứng kiến cảnh phá chùa, Thầy Thích Thiện Phúc cho biết ông sẽ đi tá túc tại một ngôi chùa khác thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế. Trước đây, ông nhiều lần có thư đề nghị nhà cầm quyền đền bù một khu đất tương đương để xây chùa mới, nhưng nhà cầm quyền đều làm ngơ. Theo Thầy Thích Thiện Phúc, nhà cầm quyền CS không chấp nhận sự tồn tại của chùa An Cư, vì chùa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không theo nhà nước.
Hoàng Ân: Được biết nhà ngày 22/11/2018, nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy sẽ bị đưa ra toà xét xử. Anh có ghi nhận như thế nào trước việc này?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, Toà án nhân dân thị xã Buôn Hồ tỉnh Đăk Lăk đã ra quyết định mở phiên toà xét xử nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy với cáo buộc “xúc phạm quốc kỳ” theo Điều 276 của Bộ luật Hình sự 1999.
Theo đó phiên toà công khai sẽ bắt đầu vào 7:30g sáng ngày 22/11 tại trụ sở toà án nhân dân thị xã, theo quyết định của toà gửi cho nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy. Với cáo buộc này, Huỳnh Thục Vy có thể phải đối mặt với mức án cao nhất là 3 năm tù giam, nếu bị kết tội, theo luật pháp hiện hành của Việt Nam.
Hoàng Ân: Trước đó, vào ngày 09/8, bạo quyền CS thị xã Buôn Hồ đã điều động lớn số lượng công an đến nhà riêng của cô để bắt cô và khám nhà, tịch thu nhiều tài sản cá nhân. Đồng thời họ đã ra quyết định cấm cô rời khỏi nơi cư trú, còn công an tỉnh thì ra quyết định cấm cô được xuất cảnh. Anh có thể nói rõ hơn về việc này?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Việc bắt giữ và khởi tố vụ án xuất phát từ việc Huỳnh Thục Vy chụp một bức hình bên cạnh một lá cờ đỏ sao vàng, là quốc kỳ của CSVN vào dịp quốc khánh (02/9) năm 2017. Lá cờ có nhiều vết sơn và chính quyền CS nói rằng cô đã bôi bẩn lá cờ bằng việc xịt sơn lên đó, còn Vy thì không chối bỏ lời cáo buộc, nói rằng đó là một hành động hợp pháp nhằm biểu lộ chính kiến vì cô không công nhận tính chính danh của chế độ CS.
Cô là một trong những sáng lập viên của Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, và là tác giả cuốn sách “Nhận Định Sự Thật Tự Do và Nhân Quyền” nói về dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.
Vào tháng Năm năm 2018, Huỳnh Thục Vy là một trong số năm phụ nữ được hãng truyền thông BBC vinh danh là những phụ nữ dũng cảm dám mạo hiểm cuộc sống của mình để bảo vệ quyền của người khác.
Hoàng Ân: Trong một diễn biến khác, Tổ chức Freedom Now và Công ty Luật Toàn Cầu Dechert LLP đã gửi thư lên Liên Hiệp Quốc đề nghị can thiệp vào vụ nhà cầm quyền Việt Nam bắt và kêu án 7 năm tù anh Nguyễn Văn Hóa, một người tranh đấu cho những nạn nhân do thảm họa Formosa gây ra. Anh vui lòng nhắc lại việc này để quý thính giả của đài được hiểu hơn?
Trường An: Theo tôi được biết, Trong thông báo đưa ra vào ngày 6/11, tổ chức Freedom Now khẳng định việc bỏ tù anh Hóa là vi phạm công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Bà Kate Barth, giám đốc pháp lý của Freedom Now, nhấn mạnh là anh Nguyễn Văn Hóa chỉ làm các phóng sự về thảm họa Formosa và việc bắt giam anh là một bằng chứng cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam đã vi phạm trầm trọng quyền tự do thông tin.
Trong thư gửi đến Ủy Ban Chống Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc, tổ chức Freedom Now và Công ty Luật Toàn Cầu Dechert LLP yêu cầu ủy ban này phải điều tra về vụ bắt tù anh Hóa và áp lực Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hoá.
Hoàng Ân: Thế còn việc hơn 500 công an bảo vệ phiên xét xử ông Tướng đứng ra đỡ đầu cho đương dây đánh bạc?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, hơn 500 công an chìm nổi sẽ được điều động đến canh gác phiên tòa xét xử Trung tướng Phan Văn Vĩnh, người đang bị khép tội nhận hối lộ và bảo kê cho một đường dây cờ bạc xuyên quốc gia.
Theo tiết lộ của sở công an tỉnh Phú Thọ, phiên tòa sẽ diễn ra vào ngày 12/11 tới đây. Phú Thọ cũng là quê quán của ông Vĩnh, Tổng Cục trưởng Cảnh sát về hưu vào năm 2017. Theo nguồn tin của luật sư biện hộ thì ông Vĩnh sẽ ra hầu tòa vào hôm ấy mặc dù đang bị bệnh nặng.
Ngoài ông Vĩnh, sẽ có thêm Thiếu tướng công an Nguyễn Thanh Hóa cũngsẽ ra trước vành móng ngựa cùng với một số thành viên trong đường dây đánh bạc trên mạng, có tổng giao dịch lên đến vài trăm triệu Mỹ kim.
Hoàng Ân: Vâng, Hoàng Ân xin cám ơn anh Trường An và xin hẹn gặp lại vào tuần tới.
No comments:
Post a Comment