Nghiệp đoàn công nhân độc lập, không lệ thuộc vào đảng CS sẽ là
một thành phần cốt yếu trong xã hội dân sự Việt Nam và sẽ góp phần xây
dựng dân chủ cho đất nước. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình
Luận của Nguyễn Quang Duy với tựa đề: Viễn Ảnh Về Nghiệp Đoàn “không làm
chính trị” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát
thanh tối hôm nay.
Miền Bắc trước đây theo mô hình Xô viết, mọi người đều làm công cho
nhà nước và đoàn ngũ hóa trong một tổ chức chính trị trực thuộc đảng
Cộng sản được gọi là công đoàn. Ngày nay kinh tế, xã hội và cả chính trị
Việt Nam đã thay đổi, nhưng nhiệm vụ của công đoàn vẫn tồn tại như ngày
nào.
Tham gia Hiệp định CPTPP, Hà Nội sẽ phải chấp nhận hoạt động của các
nghiệp đoàn đại diện cho người lao động nhưng “không làm chính trị”,
nghĩa là không chịu sự lãnh đạo của đảng Cộng sản.
Nghiệp đoàn là tổ chức đại diện quyền lợi những người có chung một
ngành nghề, như nghiệp đoàn thợ dệt, nghiệp đoàn thợ mỏ, nghiệp đoàn
tiểu thương, nghiệp đoàn nông dân, nghiệp đoàn giáo chức, nghiệp đoàn
báo chí, nghiệp đoàn công chức…
Gia nhập CPTPP, không chỉ người lao động phổ thông mới được quyền lập
nghiệp đoàn mà cả những người lao động trí óc, văn phòng cũng có chung
quyền lợi. Vì thế nghiệp đoàn cần phải thực sự độc lập với tất cả các
đảng phái chính trị.
Nghiệp đoàn phải do người lao động đứng ra thành lập, được người lao
động nuôi dưỡng và phải luôn luôn đấu tranh cho quyền lợi người lao
động.
Mỗi nghiệp đoàn cần có nội quy sinh hoạt, với đường lối đấu tranh công khai và rõ ràng phù hợp với luật pháp hiện hành.
Mỗi nghiệp đoàn cần có nội quy sinh hoạt, với đường lối đấu tranh công khai và rõ ràng phù hợp với luật pháp hiện hành.
Các nghiệp đoàn trên nguyên tắc là cạnh tranh với công đoàn nhằm phục
vụ tốt cho người lao động, nên cần tránh lọt vào thế đối đầu với công
đoàn không mang lại lợi ích thiết thực.
Những người lãnh đạo nghiệp đoàn ngoài sự hiểu biết và tài năng còn
phải là người được người lao động thương yêu, tin tưởng và bầu lên qua
những cuộc bầu cử dân chủ. Như thế họ mới chính danh để đại diện người
lao động thương lượng với cả chủ nhân lẫn nhà nước. Họ cũng cần có khả
năng và kinh nghiệm làm việc với các nghiệp đoàn khác, các chính phủ và
các tổ chức quốc tế.
Về lâu dài, Việt Nam sẽ tạo nên một tầng lớp lãnh đạo nghiệp đoàn
khác hẳn với tầng lớp lãnh đạo công đoàn mà đa số là cán bộ công chức
được đảng Cộng sản giao cho công tác tuyên truyền vận động chính trị.
Dư luận hiện đang rất lo âu về việc Hà Nội sẽ lập ra các nghiệp đoàn hình thức vẫn chịu sự kiểm soát của đảng Cộng sản.
Điều này dễ dàng xảy ra, vì thế, trong thời gian tới có thể có 3 hình thức hoạt động khác nhau: (1) công đoàn nhà nước làm nhiệm vụ chính trị cho đảng Cộng sản; (2) nghiệp đoàn trong khuôn khổ giới hạn thương lượng với giới chủ; và (3) những người hoạt động nghiệp đoàn âm thầm tổ chức biểu tình và đình công.
Điều này dễ dàng xảy ra, vì thế, trong thời gian tới có thể có 3 hình thức hoạt động khác nhau: (1) công đoàn nhà nước làm nhiệm vụ chính trị cho đảng Cộng sản; (2) nghiệp đoàn trong khuôn khổ giới hạn thương lượng với giới chủ; và (3) những người hoạt động nghiệp đoàn âm thầm tổ chức biểu tình và đình công.
Từ khi Hà Nội tham gia kinh tế thị trường năm 1990 đã có hơn 6,000
cuộc đình công, tất cả đều tự phát và hầu hết mang lại kết quả tốt, đặc
biệt là 2 cuộc tổng đình công phản đối chính sách của Hà Nội.
Vào dịp cuối năm 2005, diễn ra nhiều cuộc đình công đòi tăng mức
lương tối thiểu cho công nhân tại các doanh nghiệp nước ngoài, có cuộc
đình công lên đến năm, sáu chục ngàn công nhân tham dự. Thủ tướng Phan
Văn Khải đã nhanh chóng đáp ứng yêu cầu bằng cách ký chỉ thị tăng mức
lương tối thiểu lên 40 phần trăm.
Cuối tháng 3/2015 nhiều cuộc đình công liên tục diễn ra tại khu công
nghiệp Sài Gòn, Bình Dương, Tiền Giang, Tây Ninh, Long An… phản đối
chính sách bảo hiểm xã hội đã được Quốc Hội thông qua. Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng ngay tức thì tuyên bố sẽ đáp ứng nguyện vọng công nhân bằng
cách kiến nghị lên Quốc Hội sửa đổi Luật Bảo hiểm Xã hội.
6,000 cuộc đình công mang lại kết quả cho thấy sức mạnh của người lao động trong việc thương lượng với chủ nhân và nhà nước.
Một số cuộc đình công khi chấm dứt, công nhân đứng ra tổ chức đã bị sa thải và một số người sau đó bị bắt.
Một số trường hợp rõ ràng có những liên kết tổ chức nhưng công đoàn và nhà nước vẫn không kiểm soát được.
Một số cuộc đình công khi chấm dứt, công nhân đứng ra tổ chức đã bị sa thải và một số người sau đó bị bắt.
Một số trường hợp rõ ràng có những liên kết tổ chức nhưng công đoàn và nhà nước vẫn không kiểm soát được.
Theo hướng dẫn của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO) luật lao động sẽ
phải thay đổi, để khi có 50% cộng 1 thành viên ban chấp hành đồng ý biểu
tình hay đình công thì nghiệp đoàn có quyền tiến hành.
Trong 7 năm đầu và thậm chí khi nhà cầm quyền Hà Nội chưa thay đổi
cách nhìn về biểu tình và đình công thì bên trong các cơ sở doanh nghiệp
luôn có những người lao động sẵn sàng khởi xướng và tổ chức các cuộc
đình công.
Thực tế cũng cho thấy các cuộc biểu tình nhiều khi lên đến hằng trăm
ngàn người tham dự nhưng đã nhanh chóng tàn lụi, nên cũng đừng kỳ vọng
các cuộc biểu tình sẽ thay đổi thể chế như đã từng xảy ra ở Ba Lan.
Rõ ràng Việt Nam đang từng bước thay đổi, nghiệp đoàn “không làm
chính trị” sẽ chính thức hoạt động, nhưng sức mạnh của tầng lớp lao động
về cả kinh tế lẫn chính trị đều luôn bị đảng Cộng sản kềm hãm.
Muốn xã hội phát triển toàn diện và công bằng, Việt Nam lại cần có
những chính sách những đạo luật tiến bộ. Muốn thế, cần có những đấu
tranh nghị trường, đấu tranh giữa các đảng chính trị với nhau.
Khi Việt Nam có tự do và có đa đảng, các nghiệp đoàn mới tạo quyền
lực chính trị bằng cách ủng hộ các chính đảng có chính sách xã hội
tiến bộ phục vụ cho quyền lợi tầng lớp lao động nghèo, hoặc ủng hộ những
chính đảng đề ra những chính sách có lợi cho các thành viên trong từng
nghiệp đoàn.
Những người hoạt động nghiệp đoàn ngày nay sẽ vượt qua những thử
thách, rút tỉa những kinh nghiệm để trở thành những người lãnh đạo đóng
góp cho một Việt Nam tự do, dân chủ và tạo công bằng cho xã hội./.
Nguyễn Quang Duy
No comments:
Post a Comment