TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM TRẦN THỊ NGA ĐƯỢC GẶP MẶT GIA ĐÌNH
Sau 3 tháng bị tù nhân chung phòng đánh đập và đe dọa sát hại, bàTrần Thị Nga đã được đám cai tù cho phép gặp mặt chồng và các con trong chuyến thăm nuôi vào hôm thứ Bảy 17/11.
Sau 3 tháng bị tù nhân chung phòng đánh đập và đe dọa sát hại, bàTrần Thị Nga đã được đám cai tù cho phép gặp mặt chồng và các con trong chuyến thăm nuôi vào hôm thứ Bảy 17/11.
Ngày 19/11 ông Phan Văn Phong, chồng của bà Nga, cho biết thêm là trại Gia Trung, tỉnh Gia Lai, trước đó đã trả lời các lá đơn tố cáo của ông về vụ vợ ông bị tù nhân hành hung và đe dọa sát hại. Theo thư trả lời thì cai tù đã mở cuộc điều tra nhưng không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy bà Nga bị sách nhiễu. Ông Phong cũng cho biết thêm là bà bị sụt cân đến 10 ký và thường xuyên bị đau nhức ở các khớp xương vì bị an ninh Việt Nam đánh gẫy trước đây.
Cần nhắc lại, nhà đấu tranh Trần Thị Nga 41 tuổi bị tòa án tỉnh Hà Nam kết án 9 năm tù với cáo buộc “tuyên truyền chống phá chế độ”. Sau khi bị chuyển đến trại giam Gia Trung, bà Nga đã bị cai tù xúi giục tù nhân cùng phòng đánh đập chỉ vì bà kiên quyết không mặc bộ đồ tù nhân. Ông Phong đã gửi thư cầu cứu dư luận thế giới can thiệp sau khi bà Nga gọi điện về nhà cho biết các vụ sách nhiễu nói trên.
CỰU PHÓ CHỦ TỊCH THÀNH HỒ BỊ BẮT
Ngày 19/11 Bộ Công an Việt Nam đã bắt tạm giam ông Nguyễn Hữu Tín 61 tuổi, cựu phó chủ tịch thành Hồ, vì lo sợ ông này sẽ đào tẩu ra ngoại quốc trong khi chờ ra tòa về tội tiếp tay cho ông trùm địa ốc “Vũ nhôm” thao túng mua bán đất đai ở Sài Gòn.
Cùng bị bắt với ông Tín, còn có ông Đào Anh Kiệt 61 tuổi, cựu giám đốc Sở Tài Nguyên Môi Trường và ông Trương Văn Út, phó Phòng Quản lý Đất đai. Cả ba quan chức này đều bị cáo buộc tội “vi phạm quy định về đất đai, gây thất thoát rất lớn cho tài sản nhà nước”. Theo báo chí nhà nước đưa tin, ông Tín đã đơn phương ký giấy chuyển nhượng một số khu đất “vàng” ở Sài Gòn cho ông trùm “Vũ nhôm” mà không qua đấu thầu.
Ông Nguyễn Hữu Tín là một người rất có uy quyền khi nắm ghế phó chủ tịch thành Hồ từ năm 2004. Đến năm 2008, chuyển sang làm bí thư quận của quận 5 và trở lại nắm ghế phó chủ tịch vào năm 2011 trước khi về hưu vào năm ngoái.
Ngày 19/11 Bộ Công an Việt Nam đã bắt tạm giam ông Nguyễn Hữu Tín 61 tuổi, cựu phó chủ tịch thành Hồ, vì lo sợ ông này sẽ đào tẩu ra ngoại quốc trong khi chờ ra tòa về tội tiếp tay cho ông trùm địa ốc “Vũ nhôm” thao túng mua bán đất đai ở Sài Gòn.
Cùng bị bắt với ông Tín, còn có ông Đào Anh Kiệt 61 tuổi, cựu giám đốc Sở Tài Nguyên Môi Trường và ông Trương Văn Út, phó Phòng Quản lý Đất đai. Cả ba quan chức này đều bị cáo buộc tội “vi phạm quy định về đất đai, gây thất thoát rất lớn cho tài sản nhà nước”. Theo báo chí nhà nước đưa tin, ông Tín đã đơn phương ký giấy chuyển nhượng một số khu đất “vàng” ở Sài Gòn cho ông trùm “Vũ nhôm” mà không qua đấu thầu.
Ông Nguyễn Hữu Tín là một người rất có uy quyền khi nắm ghế phó chủ tịch thành Hồ từ năm 2004. Đến năm 2008, chuyển sang làm bí thư quận của quận 5 và trở lại nắm ghế phó chủ tịch vào năm 2011 trước khi về hưu vào năm ngoái.
QUỐC HỘI VIỆT NAM BÁC BỎ VIỆC ĐÁNH THUẾ CÁC TÀI SẢN BẤT MINH
Hơn hai phần ba số đại biểu quốc hội Việt Nam đã bày tỏ thái độ chống đối đề nghị đánh thuế các tài sản không rõ nguồn gốc của giới quan chức đảng viên.
Ngay sau khi báo chí lề đảng tiết lộ tin trên, dư luận đã xôn xao, cho đây là bằng chứng cho thấy lý do tại sao công cuộc chống tham nhũng không có hiệu quả vì đa số các đại biểu cũng đang sở hữu rất nhiều tài sản bất minh, không thể kê khai.
Hiện nay quốc hội Việt Nam đang thảo luận một điều khoản trong dự thảo phòng chống tham nhũng, theo đó thì có nên “tịch thu” hay “đánh thuế” các tài sản mà giới quan chức đang sở hữu, nhưng không thể chứng minh nguồn gốc. Tuy nhiên chỉ có khoảng một phần ba số đại biểu tán thành hai biện pháp nói trên.
Hơn hai phần ba số đại biểu quốc hội Việt Nam đã bày tỏ thái độ chống đối đề nghị đánh thuế các tài sản không rõ nguồn gốc của giới quan chức đảng viên.
Ngay sau khi báo chí lề đảng tiết lộ tin trên, dư luận đã xôn xao, cho đây là bằng chứng cho thấy lý do tại sao công cuộc chống tham nhũng không có hiệu quả vì đa số các đại biểu cũng đang sở hữu rất nhiều tài sản bất minh, không thể kê khai.
Hiện nay quốc hội Việt Nam đang thảo luận một điều khoản trong dự thảo phòng chống tham nhũng, theo đó thì có nên “tịch thu” hay “đánh thuế” các tài sản mà giới quan chức đang sở hữu, nhưng không thể chứng minh nguồn gốc. Tuy nhiên chỉ có khoảng một phần ba số đại biểu tán thành hai biện pháp nói trên.
HÀNG NGÀN CÔNG NHÂN THANH HÓA ĐÌNH CÔNG ĐỂ ĐÒI QUYỀN LỢI
Hàng ngàn công nhân Thanh Hóa, thuộc công ty Ny Hoa Việt của Nam Hàn, đã mở cuộc đình công từ hôm thứ Bảy 17/11 để đòi tăng lương bổng.
Cho đến hôm qua, thứ Hai 19/11, các cuộc đàm phán giữa chủ nhân Nam Hàn và giới công nhân vẫn còn bế tắc. Theo giải thích của giới quan chức công đoàn tỉnh Thanh Hóa thì cuộc đình công là nhằm phản đối thức ăn quá tồi tệ và việc chấm công cũng như số ngày nghỉ phép không công bằng.
Vào hôm qua, các chủ nhân công ty may mặc Ny Hoa Việt thông báo hứa là sẽ gia tăng tiền thức ăn, đồng thời lắp đặt thêm 3 máy ghi thẻ chấm công, cũng như sẽ thảo luận về số ngày nghỉ phép cho công nhân.
Hàng ngàn công nhân Thanh Hóa, thuộc công ty Ny Hoa Việt của Nam Hàn, đã mở cuộc đình công từ hôm thứ Bảy 17/11 để đòi tăng lương bổng.
Cho đến hôm qua, thứ Hai 19/11, các cuộc đàm phán giữa chủ nhân Nam Hàn và giới công nhân vẫn còn bế tắc. Theo giải thích của giới quan chức công đoàn tỉnh Thanh Hóa thì cuộc đình công là nhằm phản đối thức ăn quá tồi tệ và việc chấm công cũng như số ngày nghỉ phép không công bằng.
Vào hôm qua, các chủ nhân công ty may mặc Ny Hoa Việt thông báo hứa là sẽ gia tăng tiền thức ăn, đồng thời lắp đặt thêm 3 máy ghi thẻ chấm công, cũng như sẽ thảo luận về số ngày nghỉ phép cho công nhân.
CON SỐ TỬ VONG VÌ SẠT LỞ ĐẤT Ở NHA TRANG LÊN ĐẾN 20 NGƯỜI
Theo số liệu mới nhất của nhà cầm quyền thành phố Nha Trang thì số người chết vì sạt lở đất đai vào cuối tuần qua đã lên 20 người. Trong số người thiệt mạng, có 1 em bé tử vong, 2 cô giáo và 2 trẻ em bị thương, thuộc đoàn giáo viên 33 người của trường Mầm Non tỉnh Đắc Lắc cùng thân nhân đi du ngoạn ở Nha Trang nhân ngày lễ Nhà Giáo 20/11.
Ngoài ra các vụ sạt lở cũng khiến 34 người khác bị thương, với 198 căn nhà bị sập đổ. Trả lời chất vấn với báo chí, giới chức Nha Trang cho biết đa số các gia đình có người tử nạn là thuộc diện nghèo, bị trưng thu đất đai, tiền bồi thường không đủ mua đất ở nơi khác nên phải lập nhà sinh sống trên các triền núi, dẫn đến con số thương vong lớn nhất kể từ trước đến nay ở thành phố này.
Theo số liệu mới nhất của nhà cầm quyền thành phố Nha Trang thì số người chết vì sạt lở đất đai vào cuối tuần qua đã lên 20 người. Trong số người thiệt mạng, có 1 em bé tử vong, 2 cô giáo và 2 trẻ em bị thương, thuộc đoàn giáo viên 33 người của trường Mầm Non tỉnh Đắc Lắc cùng thân nhân đi du ngoạn ở Nha Trang nhân ngày lễ Nhà Giáo 20/11.
Ngoài ra các vụ sạt lở cũng khiến 34 người khác bị thương, với 198 căn nhà bị sập đổ. Trả lời chất vấn với báo chí, giới chức Nha Trang cho biết đa số các gia đình có người tử nạn là thuộc diện nghèo, bị trưng thu đất đai, tiền bồi thường không đủ mua đất ở nơi khác nên phải lập nhà sinh sống trên các triền núi, dẫn đến con số thương vong lớn nhất kể từ trước đến nay ở thành phố này.
DU KHÁCH TÀU LÀM LỄ THƯỢNG KỲ TRUNG CỘNG Ở HOÀNG SA
Hơn 100 du khách Tàu đã làm lễ thượng kỳ trên đảo Ba Ba thuộc quần đảo Hoàng Sa, trong một hành động nhằm chứng minh chủ quyền của Trung Cộng tại quần đảo này.
Buổi lễ này diễn ra vào cuối tuần qua, với các du khách Tàu vẫy cờ, hát quốc ca Trung Cộng và hô to khẩu hiệu “Trung Hoa muôn năm”.
Cần nói thêm, đảo Ba Ba thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm, có diện tích khoảng một mẫu, với khoảng 100 ngư dân Tàu được đưa đến đây sinh sống sau khi Trung Cộng tấn chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa vào tháng Giêng năm 1974.
Hơn 100 du khách Tàu đã làm lễ thượng kỳ trên đảo Ba Ba thuộc quần đảo Hoàng Sa, trong một hành động nhằm chứng minh chủ quyền của Trung Cộng tại quần đảo này.
Buổi lễ này diễn ra vào cuối tuần qua, với các du khách Tàu vẫy cờ, hát quốc ca Trung Cộng và hô to khẩu hiệu “Trung Hoa muôn năm”.
Cần nói thêm, đảo Ba Ba thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm, có diện tích khoảng một mẫu, với khoảng 100 ngư dân Tàu được đưa đến đây sinh sống sau khi Trung Cộng tấn chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa vào tháng Giêng năm 1974.
No comments:
Post a Comment