Người dân Giáo Xứ Cồn Dầu tiếp tục bị cưỡng chế
Một số gia đình ở Giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng cho biết nhà cầm quyền Đà Nẵng đang thực hiện những đợt cưỡng chế đất lẻ tẻ để giao đất cho Tập đoàn Sun Group, với danh nghĩa phục vụ việc xây dựng Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, nhưng trong thực tế là nhằm để phân lô bán nền. Hiện có hơn 100 gia đình bị liệt vào diện bị cưỡng chế đất để lấy đất giao cho nhà đầu tư Tập đoàn Sun Group. Ngày 15/11, nhà cầm quyền chính thức thực hiện cưỡng chế 7 nhà còn lại trong số 100 nhà vừa nêu.
Trước ngày 15/11, 7 gia đình trên bị công an bao vây quanh nhà, cắt điện nước. Đến ngày 15/11, hàng trăm công an, dân phòng và lực lượng chính quyền các loại đến yêu cầu mọi người đứng nghe đọc quyết định cưỡng chế, sau đó họ lùa hết mọi người lên xe để giải về đồn công an phường Hòa Xuân tạm giữ mà không đưa quyết định cưỡng chế cho người dân.
Một số gia đình ở Giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng cho biết nhà cầm quyền Đà Nẵng đang thực hiện những đợt cưỡng chế đất lẻ tẻ để giao đất cho Tập đoàn Sun Group, với danh nghĩa phục vụ việc xây dựng Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, nhưng trong thực tế là nhằm để phân lô bán nền. Hiện có hơn 100 gia đình bị liệt vào diện bị cưỡng chế đất để lấy đất giao cho nhà đầu tư Tập đoàn Sun Group. Ngày 15/11, nhà cầm quyền chính thức thực hiện cưỡng chế 7 nhà còn lại trong số 100 nhà vừa nêu.
Trước ngày 15/11, 7 gia đình trên bị công an bao vây quanh nhà, cắt điện nước. Đến ngày 15/11, hàng trăm công an, dân phòng và lực lượng chính quyền các loại đến yêu cầu mọi người đứng nghe đọc quyết định cưỡng chế, sau đó họ lùa hết mọi người lên xe để giải về đồn công an phường Hòa Xuân tạm giữ mà không đưa quyết định cưỡng chế cho người dân.
Cô giáo phạt học sinh bằng cách cho cả lớp ‘tát hội đồng’
Thứ hai 19/11 vừa qua, cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy, dạy toán và công nghệ của lớp 6.2, do nghi ngờ một học sinh nói tục trong giờ học, đã cho 23 học sinh cả lớp tát học sinh này, mỗi em phải tát em này 10 cái. Và cô giáo Thủy là người tát sau cùng. Học sinh xấu số trên bị tát tổng cộng 231 cái khiến hai bên má bị thâm tím, không nói được. Gia đình phải đưa em vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng hai má thâm đen, sưng tấy, khó nhai nuốt. Đến sáng hôm qua, thứ bảy 24-11, học sinh đã ra viện nhưng chưa trở lại trường được vì tâm lý không ổn định.
Quan chức Trung cộng được mời thăm hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ
Thứ sáu 23/11, các quan chức Trung cộng được Hoa Kỳ mời đến viếng thăm hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan đang ghé Hồng Kông. Mục tiêu là để quảng bá chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương của Washington mang tính rộng mở và tự do không loại trừ quốc gia nào.
Trong cuộc tiếp tân này, tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Hồng Kông nhấn mạnh rằng các nỗ lực về ngoại giao và quân sự của Hoa Kỳ và các đồng minh có mục tiêu duy trì tự do và ổn định tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Qua sự việc này, Hoa Kỳ muốn cho thấy: mặc dù quan hệ Mỹ – Trung căng thẳng, Hoa Kỳ vẫn mở cánh cửa với Bắc Kinh.
Lần đầu tiên hai nước Triều Tiên nối liền bằng đường bộ
Thứ năm 22/11 vừa qua, Bộ Quốc Phòng Nam Hàn loan báo, lần đầu tiên kể từ 14 năm qua, hai nước tại bán đảo Triều Tiên được nối kết bằng đường bộ tại khu vực biên giới. Các công sự tại khu vực Bàn Môn Điếm cũng được phá hủy. Đây là động thái hòa giải mới nhất giữa Seoul và Bình Nhưỡng, đó là kết quả những cam kết giữa tổng thống Nam Hàn Moon Jae In và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un trong cuộc họp thượng đỉnh lần thứ ba tại Bình Nhưỡng hồi tháng 9. Nam và Bắc hàn cũng bàn bạc về việc thiết lập đường dây điện thoại trực tiếp và các đường truyền thông tin khác. Tuy nhiên, đôi bên cho biết vẫn tôn trọng biện pháp trừng phạt liên quan của Liên Hiệp Quốc.
Về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, Nam Hàn và Hoa Kỳ có quan điểm khác nhau. Nam Hàn không muốn cô lập Bắc Hàn, nhưng Hoa Kỳ chủ trương phải duy trì áp lực Bắc Hàn cho đến khi đạt được mục tiêu.
Thứ năm 22/11 vừa qua, Bộ Quốc Phòng Nam Hàn loan báo, lần đầu tiên kể từ 14 năm qua, hai nước tại bán đảo Triều Tiên được nối kết bằng đường bộ tại khu vực biên giới. Các công sự tại khu vực Bàn Môn Điếm cũng được phá hủy. Đây là động thái hòa giải mới nhất giữa Seoul và Bình Nhưỡng, đó là kết quả những cam kết giữa tổng thống Nam Hàn Moon Jae In và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un trong cuộc họp thượng đỉnh lần thứ ba tại Bình Nhưỡng hồi tháng 9. Nam và Bắc hàn cũng bàn bạc về việc thiết lập đường dây điện thoại trực tiếp và các đường truyền thông tin khác. Tuy nhiên, đôi bên cho biết vẫn tôn trọng biện pháp trừng phạt liên quan của Liên Hiệp Quốc.
Về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, Nam Hàn và Hoa Kỳ có quan điểm khác nhau. Nam Hàn không muốn cô lập Bắc Hàn, nhưng Hoa Kỳ chủ trương phải duy trì áp lực Bắc Hàn cho đến khi đạt được mục tiêu.
Đài Loan bầu cử địa phương, đối mặt với sức ép từ Bắc Kinh
Thứ bảy 24/11, Đài Loan tổ chức bầu cử địa phương cùng với nhiều cuộc trưng cầu dân ý để biết được mức độ tín nhiệm của người dân đối với đảng Dân Tiến của tổng thống Thái Anh Văn, vốn ủng hộ độc lập, trước sức ép ngày càng gia tăng từ Trung Quốc. Đài Loan cho bầu lại hơn 11.000 dân cử từ các đô thị, quận huyện, thị trấn và làng mạc. Tuy nhiên, Bắc Kinh tìm cách tác động đến kết quả bầu cử qua việc hăm dọa chính trị và tung tin giả, cho rằng chính phủ Đài Loan kiếm phiếu bằng cách kích động người dân hận thù Trung Hoa lục địa.
Tổng thống Đài Loan từ chức chủ tịch đảng sau thất bại bầu cử
Hôm qua, thứ bảy 24/11, Đài Loan đã tổ chức cuộc bầu cử các lãnh đạo địa phương. Kết quả cuộc bầu cử là đảng Dân Tiến bị mất hai vị trí thị trưởng tại Đài Trung và Cao Hùng, là hai thành phố quan trọng nhất ở hòn đảo này mà đảng Dân Tiến đã giữ ghế thị trưởng hai thập niên qua và đóng vai trò trung tâm trong phong trào ủng hộ dân chủ ở Đài Loan trong những năm 1970. Hai ghế thị trưởng phải nhường cho Đảng Quốc dân là đảng có chủ trương thân Trung Quốc đã chiến thắng tại hai thành phố này. Sự việc này đã khiến bà Thái Anh Văn, Tổng thống Đài Loan, ngay hôm ấy, đã công bố quyết định từ nhiệm chức chủ tịch Đảng Dân Tiến. Tuy nhiên, Đảng Dân Tiến vẫn bám trụ được tại Đài Nam ở phía nam và Đào Viên ở phía bắc.
Phi Luật Tân tiết lộ lý do không đưa hải quân đương đầu với Trung Quốc
Thứ sáu 23/11, tại diễn đàn về tranh chấp hàng hải ở Makati City Philippines, ông Delfin Lorenzana, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines, cho biết hồi tháng 06/2016, ông đã hủy bỏ kế hoạch đưa hải quân đến vùng bãi cạn Scarborough để đối đầu với Trung Quốc vì ông Rodrigo Duterte, khi ấy vừa nhậm chức tổng thống, đã yêu cầu như thế. Tiết lộ của bộ trưởng Quốc Phòng Philippines được đưa ra đúng một ngày sau khi tàu tuần duyên Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough cản trở nhóm phóng viên của GMA News đến phỏng vấn các ngư dân Philippines. Sáu tháng trước, phóng viên của GMA News đã quay phim được cảnh ngư dân Philippines bị Trung Quốc tịch thu hải sản đánh bắt được tại Scarborough. Tiết lộ này khiến nhiều người dân Phi luật Tân phản đối ông Duterte.
No comments:
Post a Comment