Thưa quý thính giả, trái với quan điểm của TBT/CTN Nguyễn Phú
Trọng, ý muốn minh bạch của toàn thể nhân dân Việt Nam là muốn diệt
chuột triệt để thì phải đập bể luôn cả bình. Muốn tiêu diệt tệ nạn tham
nhũng, làm trong sạch guồng máy chính quyền, thì phải xóa bỏ nguyên nhân
của nó chính là đảng CSVN. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình
Luận của Nguyễn Văn Đài với tựa đề: “Muốn chống tham nhũng phải xoá bỏ
chế độ cộng sản VN” sẽ được Hướng Dương trình bày để kết thúc chương
trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Trong hơn hai năm qua kể từ khi Nguyễn Phú Trọng phát động chiến dịch
đốt lò chống tham nhũng. Nguyễn Phú Trọng đã đưa vào lò hàng loạt các
quan chức, kể cả uỷ viên Bộ chính trị trong các vụ đại án tham nhũng và
cố ý làm trái gây chấn động như vụ Ngân hàng Đại dương Oceanbank, Vụ Tập
đoàn Dầu khí PVC-PVN, vụ đường đánh bạc công nghệ cao Rikvip v.v…
Sau khi loại bỏ được kẻ thù chính trị số 1 Nguyễn Tấn Dũng vào kỳ đại hội 12, có thể nói Trọng đã đạt được thế thiên thời địa lợi nhân hòa để tiến hành một trong những chiến dịch chống tham nhũng quy mô nhất trong lịch sử đảng CSVN.
Trọng dùng chiến dịch ‘đốt lò’ này giành lại quyền lực và uy thế của mình và cũng cố gắng lấy lại lòng tin của người dân vào nhà cầm quyền CS.
Nhưng các báo cáo về kết quả chống tham nhũng vào tháng Sáu và tháng Tám, 2018 do chính Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc công bố cho thấy một sự thật khủng khiếp về mức độ tham nhũng của chế độ CSVN.
Từ giai đoạn 2014-2016 đến giai đoạn 2016-giữa 2018, có thể thấy số lượng đảng viên bị kỷ luật đã tăng lên đáng kể, gần 7000 đảng viên, tổ chức đảng bị kỷ luật cũng tăng lên 140 tổ chức.
Số đảng viên bị kỷ luật vì tham nhũng, cố ý làm trái chênh lệch không quá nhiều.
Tuy nhiên để nói đây là chiến dịch chống tham nhũng trong hai năm qua là lớn nhất về quy mô và số lượng Đảng viên bị kỷ luật thì có lẽ không chính xác.
Nếu xét với số liệu năm 2013 (trừ ra từ số liệu 2013-2018 và 2014-2018), thì thực tế số lượng đảng viên bị kỷ luật, nhất là vì tham nhũng, cố ý làm trái vào hai giai đoạn sau đều không bằng.
Chỉ riêng 2013, đã có tới 19.542 đảng viên bị kỷ luật, trong đó có 1.580 người bị kỷ luật vì tham nhũng, cố ý làm trái.
Cũng vẫn theo Trưởng Ban Nội chính TW Phan Đình Trạc, tổng số đảng viên bị kỷ luật trong 5 năm qua là 77.662 trên tổng số khoảng 4,9 triệu đảng viên, tức chỉ chiếm 1,6%. Trong đó có 4.300 bị kỷ luật vì tham nhũng, cố ý làm trái, tức chỉ 0,09%.
Con số này có thực sự phản ánh thực tế? Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS thì “thiên về quan điểm cho rằng đó chỉ là một phần nhỏ của tảng băng chìm”.
Như vậy con số thực tế về các quan chức cộng sản tham nhũng phải lớn hơn rất nhiều.
Và chúng ta cũng cần phải thấy rõ một điều là trong số 4,9 triệu đảng viên, thì chỉ có vài trăm ngàn đảng viên có chức, có quyền, tức là có quyền tham nhũng. Còn lại đều là đảng viên quần chúng.
Vậy tỷ lệ quan chức cộng sản tham là khủng khiếp nếu không muốn nói là 99,9% các quan chức cộng sản có chức, có quyền đều tham nhũng, số quan chức cộng sản còn là chưa bị phát hiện mà thôi.
Trong việc chống tham nhũng, quan điểm của Trọng là “đập chuột thì phải giữ bình“ tức chống tham nhũng nhưng phải giữ bằng được chế độ độc đảng CSVN. Còn quan điểm của Nhân dân là “ đập chuột thì phải đập luôn cả bình“ vì cái bình đã bảo vệ và bảo kê cho lũ chuột. Tức là muốn chống tham nhũng hiệu quả và triệt để thì phải xoá bỏ chế độ cộng sản đã sinh ra tham nhũng và bảo kê cho tham nhũng, xây dựng chế độ mới, chế độ dân chủ đa đảng thực sự của Nhân dân.
Qua các số liệu thống kê nói trên, chúng ta phải khẳng định lại một điều đã thành chân lý từ lâu đó là“Chế độ cộng sản được xây dựng lên để phục vụ cho quyền và lợi ích của các quan chức cộng sản. Chế độ cộng sản sinh ra tham nhũng, bảo vệ tham nhũng và các quan chức tham nhũng để bảo vệ chế độ.“
Bởi vậy, chúng ta muốn nước Việt Nam có tự do, dân chủ, công bằng và thịnh vượng thì việc đầu tiên mà tất cả mọi người Việt Nam phải làm là cùng nhau hợp tác và đoàn kết đấu tranh xoá bỏ chế độ cộng sản, xây dựng chế độ dân chủ đa đảng.
Nguyễn Văn Đài
No comments:
Post a Comment