Hà Nội Và Berlin Thương Lượng Về Việc Trả Trịnh Xuân Thanh Về Đức
Theo Nhật báo TAZ của Đức, ngày 1/11, tại trụ sở Bộ Ngoại giao ở Berlin, các quan chức CS Việt Nam đã gặp các quan chức của Đức để bàn thảo việc trả lại Trịnh Xuân Thanh, người đã bị mật vụ CS Việt Nam đến Đức bắt cóc vào tháng 7 năm ngoái. Người dẫn đầu phái đoàn Việt Nam là ông Bùi Thanh Sơn. Cuộc bàn thảo này diễn ra trong bối cảnh CS Việt Nam muốn đạt được một hiệp định thương mại với Liên minh châu Âu. Cuộc thương lượng được thực hiện theo lời mời của chính phủ Đức. Tuy nhiên vấn đề trả ông Thanh trở lại Đức đang gây tranh cãi tại Hà Nội. Vào tháng 9 năm ngoái, Đức đã tuyên bố tạm ngừng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam sau khi Việt Nam bắt cóc ông Thanh tại Berlin ngày 23/7/2017.
Theo Nhật báo TAZ của Đức, ngày 1/11, tại trụ sở Bộ Ngoại giao ở Berlin, các quan chức CS Việt Nam đã gặp các quan chức của Đức để bàn thảo việc trả lại Trịnh Xuân Thanh, người đã bị mật vụ CS Việt Nam đến Đức bắt cóc vào tháng 7 năm ngoái. Người dẫn đầu phái đoàn Việt Nam là ông Bùi Thanh Sơn. Cuộc bàn thảo này diễn ra trong bối cảnh CS Việt Nam muốn đạt được một hiệp định thương mại với Liên minh châu Âu. Cuộc thương lượng được thực hiện theo lời mời của chính phủ Đức. Tuy nhiên vấn đề trả ông Thanh trở lại Đức đang gây tranh cãi tại Hà Nội. Vào tháng 9 năm ngoái, Đức đã tuyên bố tạm ngừng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam sau khi Việt Nam bắt cóc ông Thanh tại Berlin ngày 23/7/2017.
Đại Diện Của Vatican Sẽ Thị Sát Đan Viện Thiên An Trong Năm 2019
Sáng thứ năm, 1/11, các đan sỹ của Đan viện Thiên An ở Huế, với áo dài đen và biểu ngữ trong tay, đã tuần hành trong cầu nguyện để phản đối việc nhà cầm quyền Huế cho xây dựng trái pháp luật đang diễn ra trong khuôn viên đồi thông của Đan viện. Qua Facebook, Đan viện Thiên An cho biết sẽ tiếp tục tuần hành, đồng thời kêu gọi sự hiệp thông cầu nguyện của cộng đồng Kitô hữu để phản đối việc nhà cầm quyền cho công an đến sách nhiễu, hủy hoại rừng thông hầu chiếm đoạt đất đai, tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của Đan viện Thiên An.
Hôm qua, 2/11, từ Tòa thánh Vatican, Linh mục Antôn Nguyễn Văn Đức, cựu Bề trên Đan viện Thiên An, cho biết UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đề nghị giáo quyền thuyên chuyển ra ngoài địa bàn tỉnh và ngưng bổ nhiệm ông làm Bề trên Đan viện Thiên An. Linh mục Đức cũng cho biết Đại diện của Tòa Thánh Vatican sẽ đến Đan viện Thiên An để thị sát vào tháng 2 năm 2019.
Tư Lệnh Hải Quân Mỹ Khẳng Định Trung Quốc Phải Tuân Thủ Quy Tắc ứng Xử Trên Biển
Trong chuyến công du 4 quốc gia vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương, thứ năm 1/11 vừa qua, đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Mỹ, đã đến Úc sau khi ghé thăm Indonesia, Philippines. Tại Úc, ông đã kêu gọi Trung Quốc hãy tuân thủ chặt chẽ các quy tắc ứng xử để tránh những vụ va chạm trên biển. Cũng nên nhắc lại là vào ngày 30/9 vừa qua, tàu chiến Trung Quốc đã suýt đâm vào một khu trục hạm Mỹ trên Biển Đông. Trước đó, hôm 29/10, tại Manila, trong một cuộc họp báo với các quan chức quân đội Philippines, đô đốc John Richardson đã khẳng định: Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành các chuyến tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, đồng thời chống lại mọi yêu sách quá đáng của Trung Quốc.
Trong chuyến công du 4 quốc gia vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương, thứ năm 1/11 vừa qua, đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Mỹ, đã đến Úc sau khi ghé thăm Indonesia, Philippines. Tại Úc, ông đã kêu gọi Trung Quốc hãy tuân thủ chặt chẽ các quy tắc ứng xử để tránh những vụ va chạm trên biển. Cũng nên nhắc lại là vào ngày 30/9 vừa qua, tàu chiến Trung Quốc đã suýt đâm vào một khu trục hạm Mỹ trên Biển Đông. Trước đó, hôm 29/10, tại Manila, trong một cuộc họp báo với các quan chức quân đội Philippines, đô đốc John Richardson đã khẳng định: Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành các chuyến tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, đồng thời chống lại mọi yêu sách quá đáng của Trung Quốc.
Hoa Kỳ Khôi Phục Lệnh Chế Tài Iran
Thứ sáu 2/11 vừa qua, Chính quyền Mỹ đã khôi phục các chế tài của Mỹ đối với Iran vốn đã được dỡ bỏ theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015, nhưng miễn trừ cho tám quốc gia để họ vẫn có thể nhập dầu từ nước Iran mà không bị trừng phạt. Các chế tài bao hàm các lĩnh vực vận tải, tài chính và năng lượng của Iran và bắt đầu có hiệu lực vào thứ Hai 5/11. Đây là loạt chế tài thứ hai được áp đặt lại kể từ khi Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận mang tính dấu mốc này vào tháng 5.
Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết các biện pháp chế tài “nhằm thay đổi căn bản hành vi của Iran.” Ông đã đưa ra một danh sách 12 điều đòi hỏi Iran phải đáp ứng để được dỡ bỏ các chế tài. 12 điều trên bao gồm chấm dứt hỗ trợ khủng bố, ngưng tham chiến ở Syria và đình chỉ phát triển phi đạn hạt nhân và đạn đạo.
Thứ sáu 2/11 vừa qua, Chính quyền Mỹ đã khôi phục các chế tài của Mỹ đối với Iran vốn đã được dỡ bỏ theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015, nhưng miễn trừ cho tám quốc gia để họ vẫn có thể nhập dầu từ nước Iran mà không bị trừng phạt. Các chế tài bao hàm các lĩnh vực vận tải, tài chính và năng lượng của Iran và bắt đầu có hiệu lực vào thứ Hai 5/11. Đây là loạt chế tài thứ hai được áp đặt lại kể từ khi Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận mang tính dấu mốc này vào tháng 5.
Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết các biện pháp chế tài “nhằm thay đổi căn bản hành vi của Iran.” Ông đã đưa ra một danh sách 12 điều đòi hỏi Iran phải đáp ứng để được dỡ bỏ các chế tài. 12 điều trên bao gồm chấm dứt hỗ trợ khủng bố, ngưng tham chiến ở Syria và đình chỉ phát triển phi đạn hạt nhân và đạn đạo.
Thêm Hàng Ngàn Di Dân Trung Mỹ ‘Trực Chỉ’ Biên Giới Hoa Kỳ
Bất chấp những lời đe dọa từ Tổng thống Donald Trump, ngày 2/11, lại có thêm một đoàn di dân trên dưới 1500 người El Salvador vượt sông Suchiate để vào lãnh thổ Mexico với hy vọng tới được biên giới Mỹ. Cảnh sát Mexico buộc họ phải trình passport và visa, và phải đi vào từng tốp 50 người để được duyệt xét giấy tờ. Các di dân không có giấy tờ sợ bị trục xuất trở lại cố quốc nên đã lội sông, lội bộ để vào lãnh thổ Mexico.
Mexico đang gặp một tình thế chưa từng có trước nay với 3 đoàn di dân trải dài trên 500 cây số đường cao tốc. Cách đây gần 2 tuần, đoàn đầu tiên có gần 4 ngàn người nhập cảnh Mexico, đoàn thứ hai có khoảng từ 1.000 tới 1.500 người, và lần này đoàn thứ ba trên dưới 1500 người. Bộ Nội vụ Mexico cho hay gần 3 ngàn di dân đã nộp đơn xin tị nạn ở Mexico, hàng trăm người khác đã quay về nước.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Mỹ có thể điều tới 15 ngàn quân tới biên giới Mexico để ngăn chặn.
Bất chấp những lời đe dọa từ Tổng thống Donald Trump, ngày 2/11, lại có thêm một đoàn di dân trên dưới 1500 người El Salvador vượt sông Suchiate để vào lãnh thổ Mexico với hy vọng tới được biên giới Mỹ. Cảnh sát Mexico buộc họ phải trình passport và visa, và phải đi vào từng tốp 50 người để được duyệt xét giấy tờ. Các di dân không có giấy tờ sợ bị trục xuất trở lại cố quốc nên đã lội sông, lội bộ để vào lãnh thổ Mexico.
Mexico đang gặp một tình thế chưa từng có trước nay với 3 đoàn di dân trải dài trên 500 cây số đường cao tốc. Cách đây gần 2 tuần, đoàn đầu tiên có gần 4 ngàn người nhập cảnh Mexico, đoàn thứ hai có khoảng từ 1.000 tới 1.500 người, và lần này đoàn thứ ba trên dưới 1500 người. Bộ Nội vụ Mexico cho hay gần 3 ngàn di dân đã nộp đơn xin tị nạn ở Mexico, hàng trăm người khác đã quay về nước.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Mỹ có thể điều tới 15 ngàn quân tới biên giới Mexico để ngăn chặn.
Nhân Viên Google Đình Công Phản Đối Các Hành Vi Quá Trớn Của Giới Lãnh Đạo
Thứ năm 1/11, hàng ngàn nhân viên công ty Google ở Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, đã đồng loạt đình công để phản đối những hành vi phân biệt đối xử nam nữ, kỳ thị chủng tộc, xách nhiễu tình dục, và lạm quyền của giới lãnh đạo tập đoàn này. Cuộc đình công bắt đầu sau khi báo New York Times tiết lộ rằng tập đoàn Google đã quyết định đền bù cho ông Andy Rubin, phó giám đốc Google, 90 triệu đô la, để ông ra đi sau khi ông Rubin bị tố cáo sách nhiễu tình dục vào năm 2014.
Thứ năm 1/11, hàng ngàn nhân viên công ty Google ở Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, đã đồng loạt đình công để phản đối những hành vi phân biệt đối xử nam nữ, kỳ thị chủng tộc, xách nhiễu tình dục, và lạm quyền của giới lãnh đạo tập đoàn này. Cuộc đình công bắt đầu sau khi báo New York Times tiết lộ rằng tập đoàn Google đã quyết định đền bù cho ông Andy Rubin, phó giám đốc Google, 90 triệu đô la, để ông ra đi sau khi ông Rubin bị tố cáo sách nhiễu tình dục vào năm 2014.
No comments:
Post a Comment