Các đảng viên CSVN từ một Đảng viên quèn đến TBT Nguyễn Phú
Trọng đã mất đi khả năng hiểu ngôn ngữ của loài người. Đối thoại của họ
qua giày dép hiệu quả hơn nhiều.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Ngô Nhân Dụng với tựa đề: “Một chiếc giày bằng vạn lời nói” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Ngô Nhân Dụng với tựa đề: “Một chiếc giày bằng vạn lời nói” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Loài người có nhiều cách truyền thông mà không cần nói. Khi gặp những
người không nói cùng thứ tiếng với mình chúng ta có thể dùng tay ra
dấu, dùng mắt nháy, mở miệng cười toe hay mếu máo, họ hiểu được ngay.
Những thứ ngôn ngữ không lời này đã phát triển hàng triệu năm trước khi
loài người sáng tạo ra tiếng nói.
Bà Nguyễn Thị Thùy Dương muốn nói chuyện phải trái với các quan chức
Thành Hồ. Nhưng rõ ràng là họ không nói cùng ngôn ngữ với người dân Thủ
Thiêm. Hoặc họ biết tiếng Việt nhưng tai điếc đặc, nói với họ như nước
đổ đầu vịt. Bà có viết thì cũng không báo, đài nào dám cho đăng. Cho nên
bà đã sử dụng quyền tự do ngôn luận của mình bằng chiếc giày!
Bà Thùy Dương không phải là người Việt đầu tiên tháo giày ra để phát
biểu ý kiến. Năm 2017, dân Hà Nội đã ném giày tới tấp về phía ông Trần
Văn Tuân, phó chánh án Tòa Án Nhân Dân Cấp Cao.
Trên thế giới, vụ ném giày nổi tiếng nhất gần đây diễn ra tại Iraq
ngày 14 Tháng Mười Hai, 2008, 5 năm sau khi quân Mỹ đến xứ này. Ông tổng
thống Mỹ tới Iraq, đang họp báo thì bị một người ném giày về phía ông
ta.
Bây giờ bà Thùy Dương nên gửi chiếc giày thứ hai của mình tặng đảng
ủy Thành Hồ, cho đỡ phí của giời. Vì đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ mới tịch
thâu được một chiếc giày của bà. Giày không đủ đôi thì không ai dùng
được, đem bỏ xó thật là phí phạm.
Thánh Gandhi hồi trẻ có lần đánh rớt một chiếc giày khi nhảy lên xe
lửa trong lúc đoàn tàu chuyển bánh. Không thể nhảy xuống lượm giày được,
chàng thanh niên Gandhi nhanh trí tháo chiếc giày thứ hai ném xuống
theo. Ông giải thích: “Ai lượm được chiếc thứ nhất họ có thể tìm thấy
chiếc thứ hai mà dùng”. Mất giày mà không than thở, không lo tiếc của,
lại nghĩ ngay đến người khác, một người xa lạ nào đó mình chưa bao giờ
gặp. Đúng là tâm bồ tát. Bà Thùy Dương nên học tập Gandhi, bởi vì bà có
thể còn phải phát biểu ý kiến nhiều lần nữa.
Tại sao phải bày tỏ ý kiến bằng chiếc giày?
Bởi vì người ta không có phương tiện nào khác để nói rõ và đầy đủ nỗi
kinh tởm, “lợm giọng” trước những thứ hôi thối trâng tráo phơi bày giữa
công chúng. Báo, đài bị đảng Cộng Sản nắm chặt trong tay, làm sao góp ý
kiến được? Có đứng giữa phòng hô lớn lên mấy tiếng trước khi bị bịt
miệng thì người tự trọng không muốn nói năng thô tục, cũng không thể
dùng các từ ngữ thấp đúng mức để diễn tả nỗi phẫn uất và khinh bỉ của
mình.
Có người sợ tự chiếc giày không nói lên đủ nên còn viết thêm một
thông điệp. Mới đây, ngày 28 Tháng 6, 2018, một người dân Đài Loan mới
ném giày vào ông Kha Văn Triết, thị trưởng Đài Bắc.
Chiếc giày, mà người miền Bắc có khi phát âm là “dầy,” là thứ ngôn
ngữ thích dụng nhất để nói cho bọn “mặt dầy” chúng nó hiểu. Ném giày
giữa thanh thiên bạch nhật có tác dụng mạnh hơn là gửi một chiếc váy nhơ
nhớp cho một ông quan cán bộ, có phụ nữ đã làm. Cho nên dư luận dân
Việt đang tán thưởng nhiệt liệt, nhưng vẫn tiếc bà Thùy Dương không ném
trúng mục tiêu.
Bà Nguyễn Thị Thùy Dương là một người dân thấp cổ bé miệng trở thành “dũng sĩ ném giày” mới nhất trong lịch sử.
Vừa ném giày vừa hô đã thành một truyền thống.
Vừa ném giày vừa hô đã thành một truyền thống.
Tháng Hai, 2009, Thủ Tướng Trung Cộng Ôn Gia Bảo qua nước Anh. Ông ta
đang đọc diễn văn tại Đại Học Cambridge thì một người lớn tiếng đặt câu
hỏi tại sao đại học danh tiếng này lại cho một tên độc tài tới nói láo
như vậy? Rồi anh ta ném chiếc giày về phía Quan Ôn, không trúng. Tên anh
này là Martin Jahnke, một người Đức.
Hành động ném giày có khi được tổ chức tập thể. Năm 2013, dân Đài
Loan chống chính phủ đã bảo nhau quyên góp giày. Ngày 8 Tháng 9, nhiều
người cùng nhau ném giày vào Tổng Thống Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou) ngay
trước dinh tổng thống. Không chiếc nào trúng đích.
Sau khi ném giày và bị phạt 750,000 đồng (hơn $32), bà Nguyễn thị
Thùy Dương kể cho mọi người biết thêm: “Sáng nay tôi bị giáo huấn sớm.
Anh công an cố giảng giải cho tôi biết bà Tâm không liên quan gì tới
việc mất đất của dân”. Anh công an muốn nói bà Thùy Dương đã “đánh oan”
bà Tâm.
Bà Tâm chủ tịch thành Hồ không phải là người đã đứng ra cướp đất của dân Thủ Thiêm, vì lúc đó bà chưa đủ lớn. Nhưng bà Thùy Dương không có thù oán riêng với bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cũng như ông chủ của bà là Bí Thư Thành Ủy Nguyễn Thiện Nhân. Bà Thùy Dương ném giày là nhắm ném vào mặt cả chế độ ăn cướp.
Bà Tâm chủ tịch thành Hồ không phải là người đã đứng ra cướp đất của dân Thủ Thiêm, vì lúc đó bà chưa đủ lớn. Nhưng bà Thùy Dương không có thù oán riêng với bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cũng như ông chủ của bà là Bí Thư Thành Ủy Nguyễn Thiện Nhân. Bà Thùy Dương ném giày là nhắm ném vào mặt cả chế độ ăn cướp.
Anh công an còn hỏi tới động cơ chính trị của bà Thùy Dương và hỏi bà
có bị ai lôi kéo xúi giục không. Bà Thùy Dương tự giới thiệu chỉ là một
bà nội trợ bình thường, nhân tiện còn hỏi luôn: “…sẵn đây cho tôi hỏi
động cơ chính trị nào khiến mấy cô chú xịt nước, đập nhà, đổ đất vào đầu
dân vậy? Các cô chú là chủ tịch, là ông là bà. Dân là súc vật à?”
Khi một đảng cầm quyền coi dân như súc vật thì sẽ còn nhiều người ném
giày. Bà Thùy Dương tiên đoán vụ Thủ Thiêm không thể yên. Vì “Lòng dân
như sóng thần!” Khi nào còn đàn áp, bất công; khi quyền tự do phát biểu
của người dân Việt Nam còn bị cướp đọat, thì nghề làm giày còn phát tài.
Người dân Việt Nam đã thêm một phương pháp bày tỏ ý kiến mới. Không
được nói, không được viết, chúng ta chỉ còn cách “làm dấu” hay “ra hiệu”
bằng cử chỉ. Nhưng ném cả chiếc giày đi cũng hơi phí của.
Lần tới, khi tiếp đón ông tân chủ tịch nhà nước hay ông Tập Cận Bình,
bà con có thể chỉ cần mỗi người tháo một chiếc giày ra, cầm trong tay,
không cần phải ném cũng được. Một chiếc giày có giá trị bằng vạn lời
nói, hàng vạn chữ viết./.
Ngô Nhân Dụng
No comments:
Post a Comment