Saturday, December 3, 2011

ÚC, MIẾN ĐIỆN VÀ CON ĐƯỜNG DÂN CHỦ VN

Ngày 03.12.2011     

Lời dẫn: Thể chế chính trị dân chủ, đa đảng và đa nguyên của Úc là một trong những khao khát của những người dân đang sống dưới các chế độ độc tài toàn trị. Dân tộc Miến Điện đang dấn bước trên con đường dân chủ đó, trong khi dân tộc VN thì có nguy cơ bỏ qua chuyến tàu hội nhập vào nền văn minh của thế giới. Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài bình luận dưới đây của Đà Giang, qua sự trình bày của chị Vân Khanh.
Vừa rồi có 2 biến cố quan trọng từ 2 lục địa khác nhau, nhưng lại giúp cho chúng ta mường tượng rõ hơn về con đường dân chủ Việt Nam.
Biến cố thứ nhất, là cuộc viếng thăm nước Úc của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama vào trung tuần tháng 11. Một thỏa ước mới vừa được thành lập về liên minh quân sự giữa Hoa Kỳ và Úc, cho việc trú đóng thường trực của 2,500 binh sĩ thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, tại vùng Lãnh thổ phía Bắc (Northern Territory) của Úc Người ta không thể đánh giá thấp thỏa ước này, vì nơi đây như là một pháo đài nhìn ra eo biển Malacca, Nam Dương và toàn bộ biển đông.

Tuy nhiên, khía cạnh quan trọng nhất có ảnh hưởng đến tiến trình dân chủ hóa Việt Nam lại không nằm nơi hiệp ước quân sự này, mà nằm trong những thủ tục bình thường tại Quốc hội Liên Bang Úc, khi tiếp đón tổng thống Obama.
Ngày 17 tháng11 vừa qua, Tổng thống Obama được chính phủ Úc trao cho vinh dự thuyết trình trước lưỡng viện Quốc hội Liên Bang Úc. Người ta nhìn thấy các hình ảnh như sau: -
- Dân biểu hạ viện và thượng nghị sĩ bất chấp đảng phái trên chính trường Úc, đều tham dự.
- Quốc hội được phân chia thành 2 bên, một bên dành cho phe chính phủ và bên kia cho phe đối lập.
- Nữ Thủ tướng Ðảng Lao Động, Julia Gillard, đại diện cho chính phủ Úc đọc diễn văn chào đón Tổng thống Obama. Sau đó ông Tony Abbott, thủ lãnh đối lập liên minh Tự Do - Quốc Gia đứng lên đọc diễn văn chào mừng.
- Chúng ta nhận thấy có sự hiện diện của ông John Howard, cựu Thủ tướng tiền nhiệm liên minh Ðảng Tự Do - Quốc Gia.
Những hình ảnh trên có tiềm năng mạnh mẽ kích động tâm thức, không những cho các nhà tranh đấu cho dân chủ Việt Nam, mà ngay cả những người dân Việt bình thường hằng quan tâm đến tiền đồ tổ quốc.
Khi chúng ta so sánh với chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam với điều 4 hiến pháp hiện hành, thì nhân dân ta chỉ là nô lệ không công cho 1 đảng duy nhất là đảng CSVN, không thể có cơ hội sinh tồn cho bất cứ một thực thể chính trị nào khác, huống hồ gì có chuyện một lãnh tụ đối lập, lên đọc diễn văn chào đón một quốc khách do chính quyền mời. Ðây là một điều không thể xảy ra tại Việt Nam.
Nếu các tay lãnh đạo chóp bu Việt Nam như: Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Chí Vịnh được nắm quyền tại Úc, thì chắc chắn các ông: Tony Abbott, John Howard và tất cả các dân biểu khác không thuộc Ðảng Lao Động, đã chết rục xương trong tù rồi.
Nước Úc là một nước có nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính. Đây là một lý tưởng mà nhiều dân tộc đang bị độc tài cai trị luôn khao khát và nhắm tới.
Biến cố thứ hai, là các biến chuyển đang xảy ra tại Miến Điện, chứng minh dân tộc này đã chuyển mình dân chủ hóa trước dân tộc Việt Nam. Miến Điện đã có những cải tổ tuy tiệm tiến nhưng rất quan trọng, qua cuộc bầu cử cách đây chưa đầy 1 năm. Hiện nay, chính Tổng thống Thein Sein đã có những biện pháp thực tế, để chính thức công nhận sự hội nhập của bà Aung San Suu Kyi và đảng Liên Minh Quốc Gia cho Dân Chủ (National League for Democracy) trở lại chính trường.
Người ta nhìn thấy sự quyết tâm của giới lãnh đạo quân nhân Miến, muốn từ bỏ chế độ quân phiệt và xã hội chủ nghĩa vay mượn từ TQ, họ chấp nhận dẹp bỏ các viện trợ kinh tế và vũ khí của Trung Quốc, để trở về với dân tộc.
Sau nhiều thập niên lệ thuộc vào Trung cộng, giới lãnh đạo Miến Điện nhận ra rằng chính Trung Cộng mới là hiểm họa lớn nhất của dân tộc Miến. Họ cho rằng, phải dứt khoát với Trung Quốc và nghiêng hẳn về các nước dân chủ trên thế giới,thì mới mong tìm ra lối thoát lâu dài cho đất nước họ.
Sức thuyết phục của lý lẽ này càng mạnh hơn khi xét đến Việt Nam. Mối quan hệ chủ và tớ, giữa CSTQ và CSVN đã kéo dài nhiều thập niên. Do đó, nếu Việt Nam muốn đạt tới một nền dân chủ mẫu mực như nước Úc, điều này đòi hỏi một sự quyết tâm vượt bực.
Một số trí thức Việt Nam quan niệm rằng, trước sự hiện hữu của Hoa Kỳ và Trung Quốc là 2 siêu cường của thời đại, thái độ khôn ngoan của chúng ta là không thiên vị bên nào cả và nên đu dây giữa 2 bên, như CSVN đã làm trong quá khứ giữa CSTQ và Liên Bang Xô Viết.
Nhưng theo quan điểm của người viết thì lập luận này không có cơ sở, vì sự khác biệt lớn lao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về thể chế chính trị.
Tuy có một số khuyết điểm, nhưng Hoa Kỳ là một nước dân chủ, tôn trọng nhân quyền và dân quyền. Trong khi đó, thể chế độc tài toàn trị của Trung Quốc không tôn trọng nhân phẩm cũng như quyền tự do của người dân, và luôn có ý đồ bành trướng lãnh thổ.
Kết luận, thái độ khôn ngoan nhất của Việt Nam hiện nay là phải dứt khoát với Trung Quốc về phương diện chính trị và quốc phòng, nghiêng hẳn về Hoa Kỳ và các quốc gia tự do khác, phải chấn chỉnh lại đất nước trên các phương diện kinh tế, chính trị và quân sự. Một khi Trung Quốc chuyển mình trở thành một quốc gia dân chủ thật sự , thì lúc đó Việt Nam mới xét đến việc hành xử cân bằng giữa Trung Quốc, Hoa Kỳ và các siêu cường khác trên thế giới.
Nhưng quan trong hơn hết, là CSVN phải học hỏi từ bài học của Miến Điện và các quốc gia Trung Đông, phải dứt khoát với Trung Quốc và hội nhập nhanh chóng vào tiến trình dân chủ hóa toàn cầu.
Đà Giang
20/11/2011

ÚC, MIẾN ĐIỆN VÀ CON ĐƯỜNG DÂN CHỦ VN

Ngày 03.12.2011     
Lời dẫn: Thể chế chính trị dân chủ, đa đảng và đa nguyên của Úc là một trong những khao khát của những người dân đang sống dưới các chế độ độc tài toàn trị. Dân tộc Miến Điện đang dấn bước trên con đường dân chủ đó, trong khi dân tộc VN thì có nguy cơ bỏ qua chuyến tàu hội nhập vào nền văn minh của thế giới. Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài bình luận dưới đây của Đà Giang, qua sự trình bày của chị Vân Khanh.
Vừa rồi có 2 biến cố quan trọng từ 2 lục địa khác nhau, nhưng lại giúp cho chúng ta mường tượng rõ hơn về con đường dân chủ Việt Nam.
Biến cố thứ nhất, là cuộc viếng thăm nước Úc của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama vào trung tuần tháng 11. Một thỏa ước mới vừa được thành lập về liên minh quân sự giữa Hoa Kỳ và Úc, cho việc trú đóng thường trực của 2,500 binh sĩ thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, tại vùng Lãnh thổ phía Bắc (Northern Territory) của Úc Người ta không thể đánh giá thấp thỏa ước này, vì nơi đây như là một pháo đài nhìn ra eo biển Malacca, Nam Dương và toàn bộ biển đông.
Tuy nhiên, khía cạnh quan trọng nhất có ảnh hưởng đến tiến trình dân chủ hóa Việt Nam lại không nằm nơi hiệp ước quân sự này, mà nằm trong những thủ tục bình thường tại Quốc hội Liên Bang Úc, khi tiếp đón tổng thống Obama.
Ngày 17 tháng11 vừa qua, Tổng thống Obama được chính phủ Úc trao cho vinh dự thuyết trình trước lưỡng viện Quốc hội Liên Bang Úc. Người ta nhìn thấy các hình ảnh như sau: -
- Dân biểu hạ viện và thượng nghị sĩ bất chấp đảng phái trên chính trường Úc, đều tham dự.
- Quốc hội được phân chia thành 2 bên, một bên dành cho phe chính phủ và bên kia cho phe đối lập.
- Nữ Thủ tướng Ðảng Lao Động, Julia Gillard, đại diện cho chính phủ Úc đọc diễn văn chào đón Tổng thống Obama. Sau đó ông Tony Abbott, thủ lãnh đối lập liên minh Tự Do - Quốc Gia đứng lên đọc diễn văn chào mừng.
- Chúng ta nhận thấy có sự hiện diện của ông John Howard, cựu Thủ tướng tiền nhiệm liên minh Ðảng Tự Do - Quốc Gia.
Những hình ảnh trên có tiềm năng mạnh mẽ kích động tâm thức, không những cho các nhà tranh đấu cho dân chủ Việt Nam, mà ngay cả những người dân Việt bình thường hằng quan tâm đến tiền đồ tổ quốc.
Khi chúng ta so sánh với chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam với điều 4 hiến pháp hiện hành, thì nhân dân ta chỉ là nô lệ không công cho 1 đảng duy nhất là đảng CSVN, không thể có cơ hội sinh tồn cho bất cứ một thực thể chính trị nào khác, huống hồ gì có chuyện một lãnh tụ đối lập, lên đọc diễn văn chào đón một quốc khách do chính quyền mời. Ðây là một điều không thể xảy ra tại Việt Nam.
Nếu các tay lãnh đạo chóp bu Việt Nam như: Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Chí Vịnh được nắm quyền tại Úc, thì chắc chắn các ông: Tony Abbott, John Howard và tất cả các dân biểu khác không thuộc Ðảng Lao Động, đã chết rục xương trong tù rồi.
Nước Úc là một nước có nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính. Đây là một lý tưởng mà nhiều dân tộc đang bị độc tài cai trị luôn khao khát và nhắm tới.
Biến cố thứ hai, là các biến chuyển đang xảy ra tại Miến Điện, chứng minh dân tộc này đã chuyển mình dân chủ hóa trước dân tộc Việt Nam. Miến Điện đã có những cải tổ tuy tiệm tiến nhưng rất quan trọng, qua cuộc bầu cử cách đây chưa đầy 1 năm. Hiện nay, chính Tổng thống Thein Sein đã có những biện pháp thực tế, để chính thức công nhận sự hội nhập của bà Aung San Suu Kyi và đảng Liên Minh Quốc Gia cho Dân Chủ (National League for Democracy) trở lại chính trường.
Người ta nhìn thấy sự quyết tâm của giới lãnh đạo quân nhân Miến, muốn từ bỏ chế độ quân phiệt và xã hội chủ nghĩa vay mượn từ TQ, họ chấp nhận dẹp bỏ các viện trợ kinh tế và vũ khí của Trung Quốc, để trở về với dân tộc.
Sau nhiều thập niên lệ thuộc vào Trung cộng, giới lãnh đạo Miến Điện nhận ra rằng chính Trung Cộng mới là hiểm họa lớn nhất của dân tộc Miến. Họ cho rằng, phải dứt khoát với Trung Quốc và nghiêng hẳn về các nước dân chủ trên thế giới,thì mới mong tìm ra lối thoát lâu dài cho đất nước họ.
Sức thuyết phục của lý lẽ này càng mạnh hơn khi xét đến Việt Nam. Mối quan hệ chủ và tớ, giữa CSTQ và CSVN đã kéo dài nhiều thập niên. Do đó, nếu Việt Nam muốn đạt tới một nền dân chủ mẫu mực như nước Úc, điều này đòi hỏi một sự quyết tâm vượt bực.
Một số trí thức Việt Nam quan niệm rằng, trước sự hiện hữu của Hoa Kỳ và Trung Quốc là 2 siêu cường của thời đại, thái độ khôn ngoan của chúng ta là không thiên vị bên nào cả và nên đu dây giữa 2 bên, như CSVN đã làm trong quá khứ giữa CSTQ và Liên Bang Xô Viết.
Nhưng theo quan điểm của người viết thì lập luận này không có cơ sở, vì sự khác biệt lớn lao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về thể chế chính trị.
Tuy có một số khuyết điểm, nhưng Hoa Kỳ là một nước dân chủ, tôn trọng nhân quyền và dân quyền. Trong khi đó, thể chế độc tài toàn trị của Trung Quốc không tôn trọng nhân phẩm cũng như quyền tự do của người dân, và luôn có ý đồ bành trướng lãnh thổ.
Kết luận, thái độ khôn ngoan nhất của Việt Nam hiện nay là phải dứt khoát với Trung Quốc về phương diện chính trị và quốc phòng, nghiêng hẳn về Hoa Kỳ và các quốc gia tự do khác, phải chấn chỉnh lại đất nước trên các phương diện kinh tế, chính trị và quân sự. Một khi Trung Quốc chuyển mình trở thành một quốc gia dân chủ thật sự , thì lúc đó Việt Nam mới xét đến việc hành xử cân bằng giữa Trung Quốc, Hoa Kỳ và các siêu cường khác trên thế giới.
Nhưng quan trong hơn hết, là CSVN phải học hỏi từ bài học của Miến Điện và các quốc gia Trung Đông, phải dứt khoát với Trung Quốc và hội nhập nhanh chóng vào tiến trình dân chủ hóa toàn cầu.
Đà Giang
20/11/2011

No comments:

Post a Comment