HS: Trong mấy tuần qua, công an CSVN đã mở hàng loại vụ khủng bố những người yêu nước, trong số đó có ông Huỳnh Ngọc Tuấn, người vừa nhận được giải Nhân quyền của tiêu bang Oregon. Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài tường thuật các buổi "làm việc" với giới an ninh tỉnh Quảng Nam của ông Huỳnh Ngọc Tuấn, qua sự trình bày của anh Nguyên Khải .
Ngày 9/8 vừa qua, giới an ninh tỉnh Quảng Nam gởi "giấy mời” tôi đi làm việc, tôi từ chối vì bận công việc. Ngày 15/8, họ tiếp tục gởi “giấy mời” thứ hai. Tôi đồng ý gặp họ để trao đổi công việc mà họ gọi là “liên quan đến tôi”.
Buổi sáng ngày 16/8, tôi đến trụ sở công an tỉnh Quảng Nam. Làm việc với tôi có hai người: Võ Văn Thuyết và một người nữa (đã làm việc với tôi nhiều lần) tên là Nghĩa. Nội dung làm việc chú trọng vào những bài viết của tôi đăng trên trang mạng Đàn Chim Việt từ năm 2010 đến nay. Họ in ra tất cả những bài viết này, tổng cộng có 46 bài và yêu cầu tôi ký vào để xác nhận là các bài do chính tôi viết. Tôi đồng ý xác nhận một số trước mặt họ để chứng minh cho thấy là tôi không tránh né và chịu trách nhiệm về quan điểm của mình.
Người tên Nghĩa, cán bộ của PA61 công an Quảng Nam, nói với tôi, đại ý như sau: Anh là công dân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì phải chấp hành luật pháp của nước CHXHCNVN. Những bài viết của anh mang tính bôi nhọ, tuyên truyền, xuyên tạc chế độ.
Tôi trả lời người cán bộ tên Nghĩa như sau: Những bài viết của tôi thể hiện quan điểm cá nhân tôi về hiện tình đất nước và quan hệ quốc tế. Đây là quyền tự do ngôn luận của tôi được điều 69 Hiến pháp minh định và hơn thế nữa, được ghi trong Công ước Quốc tế mà nhà nước Việt nam đã ký kết. Pháp luật Việt Nam phải tuân thủ hiến pháp VN và Công ước Quốc tế về quyền Dân sự – Chính trị. Nếu hiến pháp và luật pháp VN có những điều khoản đi ngược lại với Công ước Quốc tế, thì phải lấy Công ước quốc tế làm chuẩn mực.
Họ hỏi về quan hệ của tôi với ban biên tập Đàn Chim Việt. Tôi trả lời, đó chỉ là quan hệ giữa ban biên tập và người cộng tác. Họ hỏi tôi có giới thiệu các con tôi là Huỳnh Thục Vy và Huỳnh Trọng Hiếu với Đàn Chim Việt hay không? Tôi trả lời là các con tôi viết bài và gởi bài một cách độc lập.
Họ hỏi tôi về viêc Tổ chức Nhân quyền Việt nam, có trụ sở tại tiểu bang Oregon, vừa trao tặng tôi giải Nhân quyền với số tiền tượng trưng là 1 ngàn Mỹ kim. Tôi trả lời họ là tôi hoàn toàn bất ngờ vì được bầu chọn và trao giải Nhân quyền Việt Nam năm 2011. Tôi cũng nhấn mạnh là rất vinh dự khi được nhận giải này.
Qua ngày làm việc thứ hai, thì có hai cán bộ mới của phòng PA61 và ông trung tá phó phòng Bảo vệ Chính trị tên Phạm Trung Phương. Tôi đã từ chối trả lời nhiều câu hỏi không thích hợp. Nhiều lúc họ đưa ra những đòi hỏi có tính áp đặt của uy quyền, phá vỡ không khí ôn hòa giữa tôi và họ, dẫn đến sự tranh cãi căng thẳng.
Cụ thể như việc ông Thuyết lấy ra một mẫu biên bản in sẵn và yêu cầu lấy lời khai của tôi. Tôi không đồng ý và nói rằng: họ mời tôi lên làm việc chứ tôi không phải là phạm nhân nên không có quyền lấy lời khai của tôi. Sau cùng thì ông Thuyết nhượng bộ và lấy ra một tờ giấy để ghi biên bản gọi là “Biên bản làm việc”. Trước khi ký, tôi viết vào đó một số điều tôi thấy không thỏa đáng và không chính xác. Tôi yêu cầu họ photocopy cho tôi một bản để mang về sau buổi làm việc. Nhưng ông Phương đã lấy đi biên bản đó và không photocopy cho tôi bản nào. Ông Trung tá Phạm Trung Phương đã ngang nhiên nuốt lời hứa. Tôi không biết họ có thêm bớt gì vào biên bản đó không nên tôi khẳng định là không chịu trách nhiệm về nội dung biên bản đó nữa.
Trong 30 phút tranh luận với ông Phó phòng Bảo vệ chính trị tỉnh Quảng Nam là Phạm Trung Phương, tôi cảm thấy thất vọng về ông này. Ngôn ngữ của ông ta vẫn là thứ ngôn ngữ rả hằng ngày trên những loa phóng thanh ở xã phường. Cách nói chứng tỏ ông ta không có khả năng đổi mới và thích ứng với thời cuộc như hai cán bộ dưới quyền. Tôi thông báo với họ là tôi không đi làm việc với họ nữa. Ông Phương đồng ý nhưng nói thêm là sắp tới sẽ tiếp tục mời tôi đi làm việc. Tôi trả lời là tôi không hứa hẹn chuyện đó.
Đến 11 giờ ngày 17/8, họ giao cho tôi một xấp những bài viết của tôi mà họ in từ Đàn Chim Việt, yêu cầu tôi ký xác nhận. Tôi hẹn họ trong mười ngày sẽ đọc lại và sẽ ký xác nhận.
Cảm nhận của tôi sau hai buổi sáng đi làm việc với an ninh tỉnh Quảng Nam là: giới công an tỉnh này vẫn chủ trương còn đảng còn mình. Công việc của họ vẫn là tìm mọi cách tiêu diệt quyền tự do ngôn luận, vô hiệu hóa điều 69 Hiến pháp và Công ước Quốc tế. Điều này thể hiện qua quan điểm của họ được trình bày như sau: "Tự do bày tỏ ý kiến, tự do ngôn luận chỉ được biểu hiện trong suy nghĩ chứ không được thể hiện bằng văn bản, hoặc mọi hình thức thể hiện khác".
Tôi mỉm cười vặn lại: Quan điểm của chế độ này như thế thì quyền tự do lập hội và biểu tình như điều 69 hiến pháp quy định là chỉ được “lập hội” và “biểu tình” trong tư tưởng thôi à? Vậy thì phải sửa lại điều 69 Hiến pháp như thế này: "Công dân nước CHXHCNVN được quyền mơ mộng".
Khi tôi hỏi họ về quan điểm của chế độ đối với Công hàm Phạm Văn Đồng, thì họ không trả lời. Tôi nói với họ là chế độ này nếu muốn có được sự ủng hộ và tín nhiệm của người dân thì phải minh bạch, trước tiên là phải minh bạch về Công hàm Phạm Văn Đồng.
Tôi tiên liệu, thời gian sắp tới sẽ là thời kỳ sóng gió cho tôi và hai cháu Thục Vy, Trọng Hiếu. Xin được thông báo cùng mọi người. Rất mong nhận được sự đồng tình và ủng hộ, để tôi và các cháu tiếp tục đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Trân trọng.
(Huỳnh Ngọc Tuấn)
Ngày 9/8 vừa qua, giới an ninh tỉnh Quảng Nam gởi "giấy mời” tôi đi làm việc, tôi từ chối vì bận công việc. Ngày 15/8, họ tiếp tục gởi “giấy mời” thứ hai. Tôi đồng ý gặp họ để trao đổi công việc mà họ gọi là “liên quan đến tôi”.
Buổi sáng ngày 16/8, tôi đến trụ sở công an tỉnh Quảng Nam. Làm việc với tôi có hai người: Võ Văn Thuyết và một người nữa (đã làm việc với tôi nhiều lần) tên là Nghĩa. Nội dung làm việc chú trọng vào những bài viết của tôi đăng trên trang mạng Đàn Chim Việt từ năm 2010 đến nay. Họ in ra tất cả những bài viết này, tổng cộng có 46 bài và yêu cầu tôi ký vào để xác nhận là các bài do chính tôi viết. Tôi đồng ý xác nhận một số trước mặt họ để chứng minh cho thấy là tôi không tránh né và chịu trách nhiệm về quan điểm của mình.
Người tên Nghĩa, cán bộ của PA61 công an Quảng Nam, nói với tôi, đại ý như sau: Anh là công dân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì phải chấp hành luật pháp của nước CHXHCNVN. Những bài viết của anh mang tính bôi nhọ, tuyên truyền, xuyên tạc chế độ.
Tôi trả lời người cán bộ tên Nghĩa như sau: Những bài viết của tôi thể hiện quan điểm cá nhân tôi về hiện tình đất nước và quan hệ quốc tế. Đây là quyền tự do ngôn luận của tôi được điều 69 Hiến pháp minh định và hơn thế nữa, được ghi trong Công ước Quốc tế mà nhà nước Việt nam đã ký kết. Pháp luật Việt Nam phải tuân thủ hiến pháp VN và Công ước Quốc tế về quyền Dân sự – Chính trị. Nếu hiến pháp và luật pháp VN có những điều khoản đi ngược lại với Công ước Quốc tế, thì phải lấy Công ước quốc tế làm chuẩn mực.
Họ hỏi về quan hệ của tôi với ban biên tập Đàn Chim Việt. Tôi trả lời, đó chỉ là quan hệ giữa ban biên tập và người cộng tác. Họ hỏi tôi có giới thiệu các con tôi là Huỳnh Thục Vy và Huỳnh Trọng Hiếu với Đàn Chim Việt hay không? Tôi trả lời là các con tôi viết bài và gởi bài một cách độc lập.
Họ hỏi tôi về viêc Tổ chức Nhân quyền Việt nam, có trụ sở tại tiểu bang Oregon, vừa trao tặng tôi giải Nhân quyền với số tiền tượng trưng là 1 ngàn Mỹ kim. Tôi trả lời họ là tôi hoàn toàn bất ngờ vì được bầu chọn và trao giải Nhân quyền Việt Nam năm 2011. Tôi cũng nhấn mạnh là rất vinh dự khi được nhận giải này.
Qua ngày làm việc thứ hai, thì có hai cán bộ mới của phòng PA61 và ông trung tá phó phòng Bảo vệ Chính trị tên Phạm Trung Phương. Tôi đã từ chối trả lời nhiều câu hỏi không thích hợp. Nhiều lúc họ đưa ra những đòi hỏi có tính áp đặt của uy quyền, phá vỡ không khí ôn hòa giữa tôi và họ, dẫn đến sự tranh cãi căng thẳng.
Cụ thể như việc ông Thuyết lấy ra một mẫu biên bản in sẵn và yêu cầu lấy lời khai của tôi. Tôi không đồng ý và nói rằng: họ mời tôi lên làm việc chứ tôi không phải là phạm nhân nên không có quyền lấy lời khai của tôi. Sau cùng thì ông Thuyết nhượng bộ và lấy ra một tờ giấy để ghi biên bản gọi là “Biên bản làm việc”. Trước khi ký, tôi viết vào đó một số điều tôi thấy không thỏa đáng và không chính xác. Tôi yêu cầu họ photocopy cho tôi một bản để mang về sau buổi làm việc. Nhưng ông Phương đã lấy đi biên bản đó và không photocopy cho tôi bản nào. Ông Trung tá Phạm Trung Phương đã ngang nhiên nuốt lời hứa. Tôi không biết họ có thêm bớt gì vào biên bản đó không nên tôi khẳng định là không chịu trách nhiệm về nội dung biên bản đó nữa.
Trong 30 phút tranh luận với ông Phó phòng Bảo vệ chính trị tỉnh Quảng Nam là Phạm Trung Phương, tôi cảm thấy thất vọng về ông này. Ngôn ngữ của ông ta vẫn là thứ ngôn ngữ rả hằng ngày trên những loa phóng thanh ở xã phường. Cách nói chứng tỏ ông ta không có khả năng đổi mới và thích ứng với thời cuộc như hai cán bộ dưới quyền. Tôi thông báo với họ là tôi không đi làm việc với họ nữa. Ông Phương đồng ý nhưng nói thêm là sắp tới sẽ tiếp tục mời tôi đi làm việc. Tôi trả lời là tôi không hứa hẹn chuyện đó.
Đến 11 giờ ngày 17/8, họ giao cho tôi một xấp những bài viết của tôi mà họ in từ Đàn Chim Việt, yêu cầu tôi ký xác nhận. Tôi hẹn họ trong mười ngày sẽ đọc lại và sẽ ký xác nhận.
Cảm nhận của tôi sau hai buổi sáng đi làm việc với an ninh tỉnh Quảng Nam là: giới công an tỉnh này vẫn chủ trương còn đảng còn mình. Công việc của họ vẫn là tìm mọi cách tiêu diệt quyền tự do ngôn luận, vô hiệu hóa điều 69 Hiến pháp và Công ước Quốc tế. Điều này thể hiện qua quan điểm của họ được trình bày như sau: "Tự do bày tỏ ý kiến, tự do ngôn luận chỉ được biểu hiện trong suy nghĩ chứ không được thể hiện bằng văn bản, hoặc mọi hình thức thể hiện khác".
Tôi mỉm cười vặn lại: Quan điểm của chế độ này như thế thì quyền tự do lập hội và biểu tình như điều 69 hiến pháp quy định là chỉ được “lập hội” và “biểu tình” trong tư tưởng thôi à? Vậy thì phải sửa lại điều 69 Hiến pháp như thế này: "Công dân nước CHXHCNVN được quyền mơ mộng".
Khi tôi hỏi họ về quan điểm của chế độ đối với Công hàm Phạm Văn Đồng, thì họ không trả lời. Tôi nói với họ là chế độ này nếu muốn có được sự ủng hộ và tín nhiệm của người dân thì phải minh bạch, trước tiên là phải minh bạch về Công hàm Phạm Văn Đồng.
Tôi tiên liệu, thời gian sắp tới sẽ là thời kỳ sóng gió cho tôi và hai cháu Thục Vy, Trọng Hiếu. Xin được thông báo cùng mọi người. Rất mong nhận được sự đồng tình và ủng hộ, để tôi và các cháu tiếp tục đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Trân trọng.
(Huỳnh Ngọc Tuấn)
No comments:
Post a Comment