HS: Với tình trạng công nhân Tàu lũ lượt kéo sang VN làm việc và lấy vợ, và với các khu phố Tàu mọc lên như nấm trên đất nước, Trung Cộng không cần đánh bằng quân sự mà vẫn thôn tính được VN. Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài phóng sự dưới đây, qua sự trình bày của chị Hoàng Ân.
Cũng tương tự như huyện Yên Khánh trong tỉnh Ninh Bình, hay huyện Đông Triều của tỉnh Quảng Ninh, tại huyện Thủy Nguyên ở Hải Phòng cũng có Chinatown, tức khu phố Tàu.
Nó khởi đầu vào năm 2006, khi các công ty Trung Cộng trúng thầu xây nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1 ở xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên. Cuộc sống êm ả trong lũy tre làng của hai xã Tam Hưng và Ngũ Lão bỗng bị xáo trộn khi hàng ngàn công nhân Trung Quốc ồ ạt kéo sang để xây nhà máy.
Nó khởi đầu vào năm 2006, khi các công ty Trung Cộng trúng thầu xây nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1 ở xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên. Cuộc sống êm ả trong lũy tre làng của hai xã Tam Hưng và Ngũ Lão bỗng bị xáo trộn khi hàng ngàn công nhân Trung Quốc ồ ạt kéo sang để xây nhà máy.
Con đường chạy qua hai xã mọc lên hàng trăm cái quán. Quán bán bia, quán tạp hóa, quán nhậu, quán karaoke, mát-xa, cà phê, nhà trọ. Những người đi xa về làng bỗng giật mình vì tưởng lạc vào đất Tàu vì các bảng hiệu đều viết bằng chữ Tàu. Nhà nào hay quán hàng nào cũng treo đèn lồng đỏ Trung Quốc.
Mỗi tối thì các quán cà phê lên đèn mờ, vài thiếu nữ ăn mặc hở hang réo gọi công nhân Tàu vào đấm lưng thư giãn. Các vụ cãi cọ trả giá diễn ra như cái chợ.
Mỗi lúc chiều tối, cả ngàn công nhân Trung Quốc từ công trường túa ra đường, cởi trần trùng trục, áo vắt vai. Hầu hết ở trong khu nhà tập thể do nhà thầu xây dựng gần công trường. Tuy nhiên có hàng trăm công nhân vào Việt Nam bằng đường du lịch thì ở thuê nhà dân xung quanh. Gia đình ông Đấu ở xã Tam Hưng cho thuê nguyên dãy nhà hai tầng. Khoảng một chục công nhân Tàu chiều tối nổi lửa nấu ăn, rồi cởi trần lang thang khắp làng hay bắc ghế ngồi ngay trên đường làng ngắm phụ nữ qua lại.
Số lượng công nhân Tàu làm việc tại nhà máy này là bao nhiêu người, có giấy phép hay không, thì không một quan chức nào ở Hải Phòng trả lời được. Huyện chỉ lên tỉnh, tỉnh chỉ ra bộ. Ngay cả ban quản lý dự án cũng không biết chính xác là có bao nhiêu công nhân vì không có quyền yêu cầu nhà thầu báo cáo. Nhưng cư dân trong vùng biết rõ là số công nhân Tàu lên đến 2500 người vào năm 2008.
Một số công nhân Tàu đã cưới vợ Việt. Điển hình là chị Đoàn Thị Bích, con ông Đoàn Văn Ngọc ở xã Ngũ Lão. Chị Bích và đứa con vừa từ nhà chồng ở thành phố Liễu Châu của tỉnh Quảng Tây về lại nhà cha mẹ mình. Đứa bé mới 2 tuổi tên là Chấn Hàn. Chồng của chị là A Han, hơn vợ 10 tuổi. Chị Bích kể: “Học xong lớp 12, do người này người kia giới thiệu, em quen anh A Han. Ảnh sang làm thợ hàn ở nhà máy từ năm 2007”. Khi mới lấy nhau, do ngôn ngữ bất đồng, hai vợ chồng chỉ nói chuyện với nhau bằng tay. Từ lúc lấy được cô vợ Việt, A Han về ở rể luôn nhà ông Ngọc.
Sau khi sinh con, chị Bích bế con về nhà chồng, trong khi A Han vẫn ở nhà ông Ngọc. Khi được hỏi là hắn ta không biết tiếng Việt thì làm sao hòa nhập vào gia đình, ông Ngọc trả lời: “Nó là con rể mình. Thôi thì chúng nó lấy nhau là do duyên số. Cứ đến bữa ra hiệu gọi nó ra ăn cơm. Được cái nó hiền lành, có gì ăn nấy. Nó cũng chẳng đóng góp gì cả. Mà không quan trọng, nó là con rể mình mà”.
Cùng thôn 6 ở xã Ngũ Lão có chị Đỗ Thị Thêm 25 tuổi lấy một công nhân Tàu tên là Lí Phửng 34 tuổi, ở tỉnh Sơn Đông. Lấy nhau xong, chị Thêm về nhà chồng sinh sống dù vốn liếng tiếng Hoa chỉ là vài câu giao tiếp thông thường. Mới cưới được 5 năm, chị Thêm đã sinh hai cậu con trai 4 tuổi và 1 tuổi. Lí Phửng cũng bỏ khu nhà tập thể công nhân Trung Quốc về ở rể trong nhà chị Thêm. Hằng ngày Lí Phửng vào công trường làm việc tối về nhà cha mẹ vợ ăn cơm và ngủ nghỉ, trong còn chị Thêm thì ở nhà chồng bên Trung Quốc.
Hiện có hàng chục công nhân Trung Quốc lấy vợ Việt ở hai xã Ngũ Lão và Tam Hưng như vậy. Lương của họ khoảng 14 triệu đồng một tháng, được trả trực tiếp vào trương mục ở Trung Quốc. Hàng tháng họ chỉ nhận chút tiền tiêu vặt.
Đám công nhân Trung Quốc trẻ tuổi nhà nghèo, trình độ học vấn thấp, lại là người dân tộc thiểu số hay ở tận các vùng sâu vùng xa rất khó lấy vợ, nên đây là cơ hội cho họ lấy vợ Việt thông qua một vài người mai mối ở địa phương. Vừa có lương bổng cao hơn hẳn ở Trung Quốc, lại vừa mua được vợ, những công nhân Trung Quốc này đang rỉ tai nhau để rủ rê thêm bạn bè chưa vợ ở Trung Quốc sang Việt Nam làm việc.
No comments:
Post a Comment