Lá thư kỳ này nhằm ngay lúc quốc hội Úc nghỉ đông nên thật ra không có gì nhiều để tường trình với quý thính giả, trừ một hai chuyện. Thứ nhất là việc Tối cao Pháp viện Úc vào thứ Hai tuần tới mới đưa ra quyết định xem thỏa hiệp trao đổi thuyền nhân và người tị nạn giữa Úc với Mã Lai Á có tính hợp hiến hay không.
Trong suốt ba tháng qua, chính phủ thiểu số Julia Gillard vẫn “dọa già dọa non” rằng một khi thỏa hiệp được ký kết, những người đi thuyền đến Úc sẽ bị đưa sang Mã Lai nội trong ba ngày để được thanh lọc ở đấy. Chủ ý của chính phủ Úc là làm nản lòng thuyền nhân tầm trú bởi họ dùng tiền để cầy cục đến Úc với sự toa rập của những tên buôn người. Họ sẽ sợ trước viễn ảnh đến nơi lại bị trả về, có thể là ngay tại chỗ họ đã xuất phát. Chủ ý thứ nhì của chính phủ là dập tắt sự bất bình nơi dư luận Úc, vì họ không còn nghe thấy những cảnh khổ được phơi bày trong các cuộc thanh lọc. Họ sẽ không còn thấy chạnh lòng hay tức tối với chính phủ nữa.
Nhưng ra vẻ như cả hai mục đích vừa kể, tức đối ngoại và đối nội, vẫn chưa đạt được, ít nhất là trong một tương lai gần, nếu không muốn nói là có thể sẽ dằng dai rất lâu nữa. Từ hôm mà hai nước ký bản thỏa hiệp ở Kuala Lumpur đến giờ là đã ba tuần. Trong thời gian đó đã có 4 con thuyền tị nạn, chở theo trên 260 người đên thẳng nước Úc. Tất cả số người này, theo tinh thần của thỏa hiệp sẽ phải được đưa sang Mã Lai Á ngay lập tức để chờ thanh lọc. Tuy nhiên bây giờ họ vẫn ở trên đất Úc, nhờ một vị luật sư có lòng, là ông David Manne.
Ông này đã đệ đơn khiếu nại về số phận của họ lên Tối cao Pháp viện Úc. Một chánh án trong số 7 người đứng đầu cơ quan tư pháp này, đã ra án lệnh tạm thời cấm không cho chính phủ Julia Gillard được chuyển 16 người đầu tiên đi Mã Lai Á. Và thứ Hai tuần tới, toàn bộ chánh án trong Tối cao Pháp viện sẽ đưa ra quyết định xét đơn của Ông Manne. Trong đơn, ông luật sư “làm không công” này tố giác là thể thức đổi thuyến nhân lấy người tị nạn đã vi phạm “những quyền làm người tối thiểu”. Luật sư Manne thách thức Tổng trưởng Di trú Chris Bowen chứng minh được rằng, một nước như Mã Lai Á, chưa từng ký nhận các quy ước quốc tế về người tị nạn, chưa hề hứa hẹn tôn trọng quy ước chống hành hạ và tra tấn, sẽ đối xử đàng hoàng với những người tầm trú mà Úc sẽ đưa sang.
Bên cạnh đó, ông tổng trưởng di trú cũng chưa có quyết định về số phận của những trẻ em thuyền nhân mà ông ta nhất quyết đưa sang Mã Lai.
Nhiều nguồn tin nói rằng, thay vì làm nản lòng những người tầm trú ở nước ngoài ngưng dùng thuyền đi thẳng đến Úc, biện pháp trao đổi này có thể sẽ khuyến khích những người trong hoàn cảnh này sẽ liều mạng hơn nữa. Cứ theo những người tầm trú, lên đến hàng trăm nghìn người đang chui rúc và sống bất hợp pháp ở Mã Lai thì việc dành dụm tiền và đóng góp cho bọn buôn người để được đưa đến hải phận Úc, sau đó bị đưa về Mã Lai cũng có nhiều cơ hội được đi tỵ nạn hơn là cứ sống vất vưởng như bây giờ.
Ít ra là khi bị đưa trở lại Mã Lai, họ cũng được thế giới biết đến tên tuổi, biết đến số phận, và dù có chờ bao nhiêu lâu chăng nữa thì cũng sẽ có lúc nhìn thấy ánh sáng cuộc đời. Nếu đấy không phải là đời họ thì cũng sẽ là đời con, đời cháu! Và trong khi chờ đợi, họ sẽ không phải đương đầu liên tục với dùi cui, với roi mây, với gậy gộc của cảnh sát Mã Lai, những người muốn đánh họ lúc nào thì đánh!
Chuyện thứ hai trong lá thư này là việc chính phủ thiểu số Lao Động có thể bị đổ vì vụ tai tiếng của một dân biểu trong phe cầm quyền. Ông này bị tố giác là đã nhận tiền của đảng Lao Động dấm dúi cho vay tránh chuyện vỡ nợ vì kiện cáo lung tung. Ông này đã đệ đơn kiện một số tờ báo và cá nhân, sau khi bị phanh phui là đã dùng thẻ tín dụng tập thể khi còn là một cán bộ công đoàn để trả tiền cho …gái gọi. Ông kiện những người đó về tội lăng mạ, nhưng sau đó rút đơn nhưng phải trả tiền cho luật sư mà là luật sư nổi danh nên lệ phí rất cao.
Vì không có tiền nên ông được đảng Lao Động âm thầm cho mượn. Thật sự thì việc cho mượn này không có gì là phạm pháp cả, miễn là ông phải kê khai rõ chuyện vay mượn khi ra ứng cử và đắc cử. Thế nhưng ông lại dấu diếm, cho đến khi bị khám phá.
Bình thường thì các dân biểu Úc nào vấp vào lỗi lầm này thì tuyên bố từ chức để cử tri chọn một người khác qua một cuộc bầu cử bổ sung là xong. Nhưng lần này thì hơi kẹt. Lý do là vì chính phủ Lao Động sẽ ngã nhào nếu ông này từ chức dân biểu.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng, Hạ viện Úc có tổng cộng 150 ghế, nhưng đảng Lao Động chỉ chiếm có 71 ghế, nên không có đủ túc số để cầm quyền. Họ phải thương thuyết với các dân biểu độc lập để có thêm 4 ghế nữa để nắm quyền. Vì vậy nếu mất đi một ghế là chính phủ …đổ! Suốt một năm qua, phe đối lập thuộc liên minh Tự Do/Quốc Gia luôn áp lực buộc chính phủ Lao Động thiểu số phải cho tuyển cử lại. Cứ theo kết quả thăm dò cử tri thì nếu có cuộc tuyển cử mới thì phe đối lập chắc chắn sẽ đánh bại đảng Lao Động.
Nhưng bây giờ thì vụ tai tiếng này đang giúp cho phe Tự Do/Quốc Gia có thể chiếm được chính quyền. Đây là một đặc điểm ưu việt trong các chế độ dân chủ như Úc. Họ chẳng cần phải đảo chính hay gian lận bầu cử mà vẫn có thể lên nắm chính quyền qua lá phiếu của người dân!
Xin hẹn gặp lại quý vị trong Lá Thư Úc châu kỳ tới
(Đằng-Phong Hầu)
Trong suốt ba tháng qua, chính phủ thiểu số Julia Gillard vẫn “dọa già dọa non” rằng một khi thỏa hiệp được ký kết, những người đi thuyền đến Úc sẽ bị đưa sang Mã Lai nội trong ba ngày để được thanh lọc ở đấy. Chủ ý của chính phủ Úc là làm nản lòng thuyền nhân tầm trú bởi họ dùng tiền để cầy cục đến Úc với sự toa rập của những tên buôn người. Họ sẽ sợ trước viễn ảnh đến nơi lại bị trả về, có thể là ngay tại chỗ họ đã xuất phát. Chủ ý thứ nhì của chính phủ là dập tắt sự bất bình nơi dư luận Úc, vì họ không còn nghe thấy những cảnh khổ được phơi bày trong các cuộc thanh lọc. Họ sẽ không còn thấy chạnh lòng hay tức tối với chính phủ nữa.
Nhưng ra vẻ như cả hai mục đích vừa kể, tức đối ngoại và đối nội, vẫn chưa đạt được, ít nhất là trong một tương lai gần, nếu không muốn nói là có thể sẽ dằng dai rất lâu nữa. Từ hôm mà hai nước ký bản thỏa hiệp ở Kuala Lumpur đến giờ là đã ba tuần. Trong thời gian đó đã có 4 con thuyền tị nạn, chở theo trên 260 người đên thẳng nước Úc. Tất cả số người này, theo tinh thần của thỏa hiệp sẽ phải được đưa sang Mã Lai Á ngay lập tức để chờ thanh lọc. Tuy nhiên bây giờ họ vẫn ở trên đất Úc, nhờ một vị luật sư có lòng, là ông David Manne.
Ông này đã đệ đơn khiếu nại về số phận của họ lên Tối cao Pháp viện Úc. Một chánh án trong số 7 người đứng đầu cơ quan tư pháp này, đã ra án lệnh tạm thời cấm không cho chính phủ Julia Gillard được chuyển 16 người đầu tiên đi Mã Lai Á. Và thứ Hai tuần tới, toàn bộ chánh án trong Tối cao Pháp viện sẽ đưa ra quyết định xét đơn của Ông Manne. Trong đơn, ông luật sư “làm không công” này tố giác là thể thức đổi thuyến nhân lấy người tị nạn đã vi phạm “những quyền làm người tối thiểu”. Luật sư Manne thách thức Tổng trưởng Di trú Chris Bowen chứng minh được rằng, một nước như Mã Lai Á, chưa từng ký nhận các quy ước quốc tế về người tị nạn, chưa hề hứa hẹn tôn trọng quy ước chống hành hạ và tra tấn, sẽ đối xử đàng hoàng với những người tầm trú mà Úc sẽ đưa sang.
Bên cạnh đó, ông tổng trưởng di trú cũng chưa có quyết định về số phận của những trẻ em thuyền nhân mà ông ta nhất quyết đưa sang Mã Lai.
Nhiều nguồn tin nói rằng, thay vì làm nản lòng những người tầm trú ở nước ngoài ngưng dùng thuyền đi thẳng đến Úc, biện pháp trao đổi này có thể sẽ khuyến khích những người trong hoàn cảnh này sẽ liều mạng hơn nữa. Cứ theo những người tầm trú, lên đến hàng trăm nghìn người đang chui rúc và sống bất hợp pháp ở Mã Lai thì việc dành dụm tiền và đóng góp cho bọn buôn người để được đưa đến hải phận Úc, sau đó bị đưa về Mã Lai cũng có nhiều cơ hội được đi tỵ nạn hơn là cứ sống vất vưởng như bây giờ.
Ít ra là khi bị đưa trở lại Mã Lai, họ cũng được thế giới biết đến tên tuổi, biết đến số phận, và dù có chờ bao nhiêu lâu chăng nữa thì cũng sẽ có lúc nhìn thấy ánh sáng cuộc đời. Nếu đấy không phải là đời họ thì cũng sẽ là đời con, đời cháu! Và trong khi chờ đợi, họ sẽ không phải đương đầu liên tục với dùi cui, với roi mây, với gậy gộc của cảnh sát Mã Lai, những người muốn đánh họ lúc nào thì đánh!
Chuyện thứ hai trong lá thư này là việc chính phủ thiểu số Lao Động có thể bị đổ vì vụ tai tiếng của một dân biểu trong phe cầm quyền. Ông này bị tố giác là đã nhận tiền của đảng Lao Động dấm dúi cho vay tránh chuyện vỡ nợ vì kiện cáo lung tung. Ông này đã đệ đơn kiện một số tờ báo và cá nhân, sau khi bị phanh phui là đã dùng thẻ tín dụng tập thể khi còn là một cán bộ công đoàn để trả tiền cho …gái gọi. Ông kiện những người đó về tội lăng mạ, nhưng sau đó rút đơn nhưng phải trả tiền cho luật sư mà là luật sư nổi danh nên lệ phí rất cao.
Vì không có tiền nên ông được đảng Lao Động âm thầm cho mượn. Thật sự thì việc cho mượn này không có gì là phạm pháp cả, miễn là ông phải kê khai rõ chuyện vay mượn khi ra ứng cử và đắc cử. Thế nhưng ông lại dấu diếm, cho đến khi bị khám phá.
Bình thường thì các dân biểu Úc nào vấp vào lỗi lầm này thì tuyên bố từ chức để cử tri chọn một người khác qua một cuộc bầu cử bổ sung là xong. Nhưng lần này thì hơi kẹt. Lý do là vì chính phủ Lao Động sẽ ngã nhào nếu ông này từ chức dân biểu.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng, Hạ viện Úc có tổng cộng 150 ghế, nhưng đảng Lao Động chỉ chiếm có 71 ghế, nên không có đủ túc số để cầm quyền. Họ phải thương thuyết với các dân biểu độc lập để có thêm 4 ghế nữa để nắm quyền. Vì vậy nếu mất đi một ghế là chính phủ …đổ! Suốt một năm qua, phe đối lập thuộc liên minh Tự Do/Quốc Gia luôn áp lực buộc chính phủ Lao Động thiểu số phải cho tuyển cử lại. Cứ theo kết quả thăm dò cử tri thì nếu có cuộc tuyển cử mới thì phe đối lập chắc chắn sẽ đánh bại đảng Lao Động.
Nhưng bây giờ thì vụ tai tiếng này đang giúp cho phe Tự Do/Quốc Gia có thể chiếm được chính quyền. Đây là một đặc điểm ưu việt trong các chế độ dân chủ như Úc. Họ chẳng cần phải đảo chính hay gian lận bầu cử mà vẫn có thể lên nắm chính quyền qua lá phiếu của người dân!
Xin hẹn gặp lại quý vị trong Lá Thư Úc châu kỳ tới
(Đằng-Phong Hầu)
No comments:
Post a Comment