HS: Nhà nước VN lại rầm rộ khơi dậy chính sách kê khai tài sản như là một sáng kiến chống tham nhũng, mặc dù sáng kiến này đã chết một cách "không kèn không trống" từ 10 năm qua. Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài quan điểm "Dựng lại xác ướp kê khai tài sản" của LLDTCNTQ về chiến dịch này, qua sự trình bày của anh Hải Nguyên.
Sau nhiều năm chìm vào im lặng, đảng cộng sản VN nay rầm rộ mở lại màn kê khai tài sản của giới quan chức, theo nghị định 68 do ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký. Cách đây gần 10 năm, họ cũng rầm rộ tán tụng chính sách này, xem như là sáng kiến "vĩ đại" để chống tham nhũng, trong khi tại những quốc gia khác thì người ta đã áp dụng từ mấy chục năm qua.
Điều buồn cười là kỳ này việc kê khai tuy có tính cách bắt buộc hơn, với các qui định có nhiều chi tiết hơn, nhưng cũng chẳng có gì để gọi là minh bạch cho lắm. Chẳng hạn như các bản kê khai chỉ được phổ biến giới hạn trong nội bộ công sở hay đơn vị mà các cán bộ đó đang làm việc. Mà những gì liên quan đến cán bộ thì đều là bí mật nhà nước, tức người dân không có quyền được biết đến.
Điều buồn cười hơn nữa là qui định cũng không bắt buộc phải khai tài sản của vợ con. Mà đây chính là một trong những nguyên nhân tại sao chiến dịch kê khai trước đây đã rơi vào tình trạng "tưng bừng khai trương nhưng âm thầm đóng cửa". Lý do là hầu hết các quan tham đều đủ khôn ngoan để đưa vợ con và họ hàng đứng tên các công ty và bất động sản của họ. Điệp khúc quen thuộc của mọi quan chức khi bị cật vấn là "nhờ tài kinh doanh của vợ con" nên mới được nhà cao cửa rộng, chứ cá nhân họ thì dồn hết tâm trí vào chuyện lo cho dân cho nước nên đâu còn thời giờ để làm ăn.
Chính vì thế, không mấy ai tin tưởng là chiến dịch lần này sẽ thành công, tương tự như chiến dịch học tập theo tấm gương đạo đức của HCM suốt hai chục năm qua, mặc dù một số quan chức cao cấp đã đưa ra những lời tuyên bố mang tính hù dọa trên các cơ quan truyền thông. Chẳng hạn như ông phó tổng thanh tra chính phủ Trần Đức Lượng tuyên bố là nhà nước VN có đủ phương tiện để truy ra những trương mục ngân hàng cất giấu tiền tham nhũng ở Thụy Sĩ hay ở bất cứ nước nào và những quan chức nào man khai sẽ bị cách chức ngay lập tức.
Thật vậy sao? Nếu vậy thì dựa trên các hồ sơ mà cảnh sát Úc cung cấp, có cả số trương mục ngân hàng ở Thụy Sĩ, tại sao không xác định xem cựu thống đốc Lê Đức Thúy và đại tá tình báo Lương Ngọc Anh đã nhận bao nhiêu tiền hối lộ từ các quan chức ngân hàng Úc, mà lại lấp liếm nói rằng là "có dấu hiệu chưa rõ ràng và chưa minh bạch"?
Và đây chính là điều đáng nói nhất. Nếu thật sự nhà nước VN muốn chứng tỏ quyết tâm chống tham nhũng qua hình thức kê khai tài sản thì nên bắt đầu từ thượng tầng để bớt tốn kém và có thể thẩm định là chiến dịch này có hữu hiệu hay không.
Và đây chính là điều đáng nói nhất. Nếu thật sự nhà nước VN muốn chứng tỏ quyết tâm chống tham nhũng qua hình thức kê khai tài sản thì nên bắt đầu từ thượng tầng để bớt tốn kém và có thể thẩm định là chiến dịch này có hữu hiệu hay không.
Nói một cách cụ thể thì chiến dịch kê khai tài sản nên khởi sự ngay từ bộ chính trị, quốc hội và ban chấp hành trung ương đảng. Tức tổng cộng chỉ khoảng vài trăm quan chức cao cấp nhất và ra lệnh kê khai ngay trong vòng một tháng. Sau đó thì công khai đăng lên báo để toàn dân tham khảo. Với 700 tờ báo đảng thì mỗi tờ báo chỉ cần đăng bản kê khai tài sản của một quan chức ở địa phương mình là quá đủ. Mỗi tờ báo nên mở mục đóng góp ý kiến của người dân về các bản kê khai đó. Đúng hay sai thì mỗi tờ báo sẽ cử phóng viên đi điều tra.
Điều này sẽ giúp tiết kiệm được vô số tiền bạc và công sức của các ban như kiểm tra trung ương đảng, phòng chống tham nhũng và hàng loạt các ban ngành thanh tra thuộc chính phủ. Nó sẽ đúng với nội dung câu khẩu hiệu "dân biết, dân làm, dân kiểm tra" mà đảng cộng sản đã hô hào dân chúng suốt mấy năm qua.
Đây cũng không phải là sáng kiến của Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc nhằm đóng góp cho chiến dịch mời gọi người dân đưa ra sáng kiến diệt trừ tham nhũng. Trái lại, đây là một lời thách thức đối với đảngVN trước quốc nạn tham nhũng đang làm băng hoại trầm trọng cho xã hội, đặc biệt là về đạo đức và giáo dục.
Lý do là muốn chống tham nhũng thì cấp trên phải chứng minh là mình trong sạch trước đã. Không thể hô hào cấp dưới phải sống trong sạch và thanh liêm với đồng lương ít ỏi, trong khi chính mình và gia đình mình thì càng ngày càng giàu lên nhờ được đút lót hay bòn rút công quỹ. Người dân chắc chắn sẽ phải đặt câu hỏi là lương bổng của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cao đến độ nào mà có thể xây nguyên một khu từ đường rộng mấy chục mẫu ở tỉnh Kiên Giang, và tiền đâu mà quan chức cao cấp nào cũng gửi con đi du học ở nước ngoài trong khi mức lương ông chủ tịch nước VN chỉ có khoảng 10 triệu đồng một tháng?
Chính vì thế, cả một hệ thống sống bằng tham nhũng mà đòi chống tham nhũng thì đúng là làm trò cười cho thiên hạ. Nhưng điều kỳ dị là cho đến bây giờ mà tập đoàn lãnh đạo cộng sản vẫn cứ nghĩ rằng người dân Việt có trí khôn rất thấp, nên mới vực dậy cái xác ướp là "kê khai tài sản của cán bộ" đã chết từ 10 năm trước.
Không lẽ cả dân tộc Việt cứ chấp nhận bị lừa bịp mãi hay sao?
Quan điểm - LLDTCNTQ
Quan điểm - LLDTCNTQ
No comments:
Post a Comment