HS: Chỉ cần nhìn vào cung cách sinh hoạt của quốc hội CSVN thì người ta đủ hiểu là có dân chủ hay không trong chế độ độc tài độc đảng. Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài bình luận dưới đây của Lê Phục Văn, qua sự trình bày của anh Song Thập.
Muốn biết cái khác nhau giữa một chế độ dân chủ và một chế độ độc tài như thế nào thì chỉ cần quan sát cung cách sinh hoạt của quốc hội các nước đó. Lấy ví dụ như quốc hội khóa 13 ở VN và cái gọi là Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ở các nước dân chủ, ủy ban thường vụ quốc hội có nhiệm vụ là đúc kết các biên bản, sắp xếp nghị trình nhóm họp hay thanh toán lương bổng cho các nghị sĩ v.v... có nghĩa là nắm vai trò điều hành và quản trị cơ cấu này. Ủy ban này hoàn toàn không có quyền can thiệp vào các tuyên bố hay trình độ của các dân biểu thuộc các chính đảng.
Trái lại ở VN thì vì không có đa đảng nên các đại biểu đều thuộc về một đảng duy nhất là đảng cộng sản, nên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội được xem là cơ cấu lãnh đạo tối cao của cái gọi là "cơ quan tối cao", được ghi trong hiến pháp. Càng tối cao hơn nữa khi ủy ban này gồm có chủ tịch nước, các phó chủ tịch nước, thủ tướng và một số chủ tịch ủy ban quốc hội.
Chính vì thế, mới có chuyện khôi hài là ngay trong phiên họp đầu tiên của ủy ban thường vụ này, một vấn đề được mang ra thảo luận là làm sao buộc các đại biểu phải "uốn lưỡi 7 lần" trước khi phát biểu nhằm tránh tình trạng phun ra những câu tuyên bố bậy bạ như ông "nghị sĩ rau muống".
Bà phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nói thêm là trong phiên họp đầu tiên của quốc hội khóa 13, có nhiều đại biểu cũng nói dài, nói dai và "nói dại" như ông nghị đó. Và rồi ủy ban thường vụ đi đến kết luận là, để đổi mới thực sự, thì "mỗi đại biểu phải biết cách phát huy trí tuệ của các chuyên gia trên mọi lãnh vực". Nhưng chưa hết, ủy ban cũng đồng ý đổi mới cách thức tiếp xúc cử tri để giúp các đại biểu có thể nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân một cách chính xác nhất.
Hy vọng là các kết luận này không được dịch ra tiếng ngoại quốc, nếu không thì cả thế giới sẽ có thêm một trận cười khi nhắc đến quốc hội VN!
Không ai có thể tưởng tưởng được một cơ quan tối cao, nơi qui tụ những người ưu tú của quốc gia, mà cần phải được ủy ban thường vụ chỉ dẫn cho cách ăn nói và cách tiếp xúc với quần chúng như thế nào cho đúng với tư cách đại biểu!!!
Hy vọng là các kết luận này không được dịch ra tiếng ngoại quốc, nếu không thì cả thế giới sẽ có thêm một trận cười khi nhắc đến quốc hội VN!
Không ai có thể tưởng tưởng được một cơ quan tối cao, nơi qui tụ những người ưu tú của quốc gia, mà cần phải được ủy ban thường vụ chỉ dẫn cho cách ăn nói và cách tiếp xúc với quần chúng như thế nào cho đúng với tư cách đại biểu!!!
Như thế thì đó là nhà trẻ chứ đâu phải là quốc hội, vì các đại biểu bị xem là những đứa trẻ cần phải được cô giáo Nguyễn Thị Doan và thầy giáo Nguyễn Sinh Hùng dạy dỗ để thành người lớn.
Nó cho thấy cái chế độ tự xưng là "dân chủ gấp vạn lần các xứ tư bản" có lối vận hành/ ngược với nhân loại. Ở các xứ dân chủ, ngoài việc được đảng mình tuyển chọn ra ứng cử, các ứng viên phải có tài ăn nói và tiếp xúc với cử tri nên mới đắc cử vào quốc hội. Nhưng ở VN, nhờ đảng xếp sẵn ghế nên khi trở thành đại biểu mới bắt đầu "học ăn, học nói, học gói, học mở" và học cách tiếp xúc với cử tri.
Nhưng điều đáng nói là ở câu "mỗi đại biểu phải biết phát huy trí tuệ của các chuyên gia trên mọi lãnh vực" khiến người ta phải giật mình. Lý do là từ một cái nhà trẻ, quốc hội VN bỗng biến thành một viện khoa học qui tụ toàn là chuyên gia về đủ mọi lãnh vực. Chỉ nội một câu này thôi, đủ chứng tỏ là cả ủy ban thường vụ quốc hội cũng ăn nói bậy bạ, chứ không phải chỉ có "ông nghị rau muống" Đỗ Văn Đương.
Một quốc hội đúng nghĩa phải là nơi soạn thảo ra những đạo luật, hoạch định những chính sách phù hợp với nguyện vọng của người dân và giám sát chính phủ. Một số nghị sĩ có thể là chuyên gia về một lãnh vực nào đó, nhưng đa số đều có một điểm chung là được người dân bầu lên để đại diện cho tiếng nói của họ. Nếu lãnh vực nào không rành thì họ sẽ tham khảo với các chuyên gia trước khi đi đến quyết định bỏ phiếu đồng ý hay chống đối. Và đó là nhiệm vụ, quyền hạn và cách ứng xử của một quốc hội "của dân, do dân và vì dân" ở các xứ dân chủ.
Trong khi đó thì quốc hội VN là "của đảng, do đảng và vì đảng" nên mới có chuyện là ủy ban thường vụ quốc hội tự cho mình là các chuyên gia thông hiểu mọi lãnh vực, và tự cho mình có quyền dạy dỗ các đại biểu cũng như dân chúng. Nhưng các câu phát biểu của họ cũng chẳng có gì khá hơn các đại biểu quèn như "ông nghị rau muống" Đỗ Văn Đương!
Đúng là "cá mè một lứa"!
Lê Phục Văn
Lê Phục Văn
No comments:
Post a Comment