Wednesday, August 31, 2011

LIBYA VÀ SỰ THẬT VỀ CÁC ỦY BAN NHÂN DÂN


Trong mấy ngày qua quân đối lập Libya và quần chúng đã nổi dậy khắp nơi trên quốc gia nhiều dầu hỏa này. Họ tiến chiếm thủ đô Tripoli và đánh thẳng vào dinh thự của nhà độc tài Gaddafi. Ông Gaddafi, con cái và những cộng sự viên trung thành đang trong tình trạng lẩn trốn và trước sau gì cũng rơi vào vòng lao lý hoặc tử vong. Chế độ được Gaddafi gán một tên rất dài dòng là: “Nhân dân Á Rập Libya Đại Xã Hội Chủ Nghĩa” nay đã thực sự cáo chung.
Các cường quốc Tây phương kể cả Hoa Kỳ đều lên tiếng công nhận chính phủ mới. Những tài sản bị phong tỏa của Libya tại các nước Tây phương sẽ được trao trả cho tân chính quyền.

Tuy nhiên có một hiện tượng mâu thuẫn kỳ lạ mà nhân loại đang chứng kiến. Đó là dân chúng Libya từ những bà nội trợ, thanh niên, trung niên cho đến người già đều bày tỏ niềm vui rạng rỡ, vì từ nay không còn phải sống dưới sự chỉ đạo của các ủy ban nhân dân địa phương nữa. Họ tích cực đạp đổ và tiêu hủy tất cả những hình ảnh và biểu tượng của Gaddafi, cũng như các ủy ban nhân dân đã thống trị họ.
Cần biết là Libya có 2,700 ủy ban nhân dân địa phương. Đây là những cột trụ căn bản của chế độc độc tài. Nhiều người dân tuyên bố rằng, ngày hôm nay họ mới cảm thấy được sống như một con người đúng nghĩa. Điểm khó hiểu là tại sao trước khi chế độ sụp đổ, trên các đài truyền hình lại có cảnh dân chúng Libya biểu tình đông đảo, nâng cao các bức hình của Gaddafi và gào thét những khẩu hiệu trung thành tuyệt đối với ông? Tại sao cùng một dân tộc mà có 2 bộ mặt vào 2 thời điểm như thế?
Muốn biết tường tận, chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân và bản chất của cái gọi là các ủy ban nhân dân.
Trước hết chúng ta biết rằng, thủy tổ của thuyết Mác-Lê là Vlademir Illitch Lenin. Tuy là một thiên tài về mánh khóe chính trị nhưng Lenin là một người rất ngưỡng mộ nhà lãnh đạo cuộc cách mạng Pháp năm 1789, ông Robespierre. Ông này chủ trương những cuộc thanh trừng đẫm máu khi là lãnh tụ của Ủy Ban An Ninh Công Cộng, của cuộc cách mạng Pháp. Điều mỉa mai là chính Robespierre không kiểm sóat được Ủy ban này, để sau cùng ông bị ủy ban đưa lên đoạn đầu đài.
Lenin rút tỉa bài học xương máu này khi tổ chức những ủy ban thợ thuyền (workers committees) để làm động lực thúc đẩy cuộc cách mạng Bolshevik năm 1917. Những ủy ban này thường được gọi là những “xô viết”. Trong giai đọan đầu của đảng Cộng Sản Đông Dương cũng có các xô viết như xô viết Nghệ Tĩnh, được thành lập từ năm 1930 đến 1931.
Tuy nhiên, một bậc thầy nữa của CSVN là Mao Trạch Đông đã suy nghĩ về bản chất của các xô viết tại Liên Xô. Sau đó họ Mao kết luận rằng vì xã hội Trung Hoa chưa có nhiều thợ thuyền như Liên Xô, danh từ xô viết vốn bản chất là những ủy ban thợ thuyền, không thể áp dụng thực tế cho Trung Quốc được. Từ đó họ Mao sử dụng danh từ “ủy ban nhân dân” bao gồm mọi giới, kể cả giới nông dân vốn là một tầng lớp quan trọng trong xã hội nông nghiệp tại Đông Á.
Hồ Chí Minh cũng đồng quan điểm với sự phân tích của họ Mao và mô hình ủy ban nhân dân cũng được áp dụng tại Việt Nam.
Yếu điểm chiến lược mà Lenin rút được từ bài học Robespierre và cuộc cách mạng Pháp là nhất quyết không cho bất cứ xô viết, hoặc ủy ban nào có thực quyền, hoặc một căn bản nhân dân thực sự. Theo sự dạy dỗ của Lenin, các xô viêt hoặc ủy ban nhân dân phải vĩnh viễn là những công cụ của đảng Cộng sản. Thợ thuyền hoặc nhân dân không bao giờ được quyền kiểm soát các ủy ban hoặc xô viết này. Nếu nhân dân hoặc thợ thuyền kiểm sóat được, thì một ngày nào đó chính Lenin, Mao Trạch Đông hoặc Hồ Chí Minh cũng sẽ lên đoạn đầu đài như Robespierre vậy.
Tất cả các lãnh tụ cộng sản từ cổ chí kim đã được dạy rất kỹ bài học này và họ đã áp dụng vô cùng nghiêm khắc.
Gaddafi cũng là một học trò xuất sắc. Những mánh khóe và ngôn từ ông ta sử dụng để cai trị người dân Libya nghe rất quen tai đối với người dân Việt Nam. Nào là ủy ban nhân dân, đại xã hội chủ nghĩa, hội đồng cách mạng trung ương v.v...
Nhưng yếu tố lớn nhất dẫn đến sự thảm bại của Gaddafi là cuộc cách mạng tin học của thế kỷ 21. Với tin học thặng dư, một người nội trợ bình thường cũng phân biệt được đâu là dân chủ thực sự, đâu là độc tài dối trá.
Niềm vui của dân chúng khi thoát khỏi ách độc tài là niềm vui chân thật của những người bình thường. Sống dưới một chế độ gian xảo, láo khoét, trong một kỷ nguyên thặng dư thông tin là một sự sỉ nhục lớn lao cho nhân phẩm con người.
Với sự cáo chung của chế độ “Nhân Dân Á Rập Libya Đại Xã Hội Chủ Nghĩa”, không biết các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Hồng Anh, Phan Quang Nghị có còn tiếp tục các trò hề bầu bán với số phiếu 90% trở lên, hoặc thăm hỏi dân tình để vận động tranh cử ,vì sợ đồng bào bất tín nhiệm hay không mà mỗi lần thăm viếng các quốc gia dân chủ, khi không có công an cộng sản bảo vệ thì họ trốn chui trốn nhủi, vì bị chính đồng hương của họ đuổi chạy tơi bời.
Đà Giang
25/8/2011

No comments:

Post a Comment