Sunday, August 28, 2011

QUẦN CHÚNG VÕ TRANG VÀ ĐẤU TRANH BẤT BẠO ĐỘNG

HS: Mỗi cuộc cách mạng thành công đều có những phương thức đấu tranh khác nhau. Có khi là đấu tranh bất bạo động như Ai Cập và Syria. Nhưng cũng có khi phải võ trang như ở Libya. Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài bình luận sau đây của anh Ngô Quốc Sĩ, nhận định về một phương thức cho VN, qua sự trình bày của anh Song Thập.

Nói đến đấu tranh cách mạng dân chủ hôm nay, người ta thường phân biệt đấu tranh bất bạo động của người dân, chống lại những thế lực cầm quyền phản dân chủ với đầy đủ phương tiện bạo lực trấn áp trong tay.
Câu hỏi đặt ra là cuộc đấu tranh quần chúng bất bạo động có nhất thiết phải là cuộc đấu tranh phi võ trang không? Những diễn biến hôm nay tại Lybya đang giúp ta tìm thấy câu trả lời cho vấn nạn mới mẻ đó.
Trước hết, người ta cần xác định ý nghĩa của bạo động và bất bạo động.

Bạo động không được định giá bằng vũ khí sử dụng, mà cốt yếu bằng ý đồ và bản chất hành động của người sử dụng vũ khí. Thật vậy, nguyên tử có thể là vũ khí xây dựng hòa bình, chứ không thiết yếu phải là vũ khí tàn sát. Còn ôm bom cảm tử giết chết hàng trăm dân lành thì rõ ràng là khủng bố và bạo động. Cũng thế, nã trọng pháo vào nhà thương hay trường học, và thủ tiêu người dân vô tội, thì dù có tuyên truyền hay thanh minh thanh nga cách mấy cũng không thể chối bỏ bản chất bạo động.
Do đó, bạo động phải được định nghĩa là ý hướng tàn sát con người, chống lại quyền sống và quyền xây dựng hạnh phúc của con người. Nhân loại đã chứng kiến những cuộc bạo động tàn ác của Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Sadam Hussein, Bin Laden và Gadhafi…
Còn đấu tranh bất bạo động thì được thể hiện qua hình ảnh của một Gandhi tại Ấn, Luther King tại Mỹ và đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng. Các cuộc cách mạng ở Tunisia, Ai Cập và Syria với hàng triệu người xuống đường biểu tình đòi dân chủ, bất chấp bạo lực đàn áp cũng là bất bạo động. Tại Việt Nam, những cuộc biểu tình của dân oan, thắp nến cầu nguyện của giáo dân và các cuộc xuống đường phản đối Trung cộng cũng mang tinh thần bất bạo động đó.
Nhưng câu hỏi đặt ra là trước sự đàn áp dã man của cộng sản Việt Nam, liệu công cuộc đấu tranh hoàn toàn bất bạo động của quần chúng hiện nay có hy vọng đạt được thắng lợi không? Thật khó có câu trả lời chính xác. Theo nhận xét của một số người thì/ cuộc cách mạng Hoa Lài ở Việt Nam rất khó bùng phát vì những lý do khách quan cũng như chủ quan:
Lý do khách quan là bản chất sắt máu của cộng sản Việt Nam với một bộ máy đàn áp khổng lồ gồm cả triệu công an và quân đội. Những hành động đàn áp dã man của bọn công an côn đồ, điển hình như ở Cồn Dầu, đã làm cho nhiều người khiếp sợ.
Còn lý do chủ quan là thái độ cầu an của nhiếu thành phần, chỉ muốn đuợc an thân với chén cơm không còn trộn khoai sắn như trước đây! Những cuộc xuống đường trong những ngày qua tại Hà Nội và Sài Gòn còn quá ít ỏi, chưa đủ tầm mức để làm cho thế giới chú ý và cộng sản Việt Nam phải chùn tay.
Như vậy thì còn con đường nào khác để mở cánh cửa dân chủ hay không?
Cụ Huỳnh Văn Lang, một nhà chính trị lão thành có nhiều kinh nghiêm với cộng sản đã khẳng định: “Chỉ có con đường đấu tranh võ trang mới thắng được cộng sản, vì tay không thì thật khó mà chiến thắng bạo lực sắt máu”. Quan điểm của cụ Lang có thể không được nhiều người chia sẻ, nhưng đang được chứng nghiệm tại Lybya. Lybya không có những cuộc xuống đường rầm rộ của dân chúng mà là cuộc kháng chiến rộng khắp của nhiều giáo phái và sắc tộc để lật đổ nhà độc tài Gaddafi! Quân kháng chiến đã chiến đấu bằng những vũ khí thô sơ, nhưng cuối cùng thì họ đã đè bẹp được đạo quân hùng hậu của chế độ.
Việt Nam cũng có nhiều thời kỳ mà quần chúng võ trang đã tạo được những chiến thắng oanh liệt. Những cọc ngầm quần chúng cắm xuống lòng sông Bạch Đằng Giang đã giúp Ngô Quyền chiến thắng quân Hán và Trần Hưng Đạo thắng quân Nguyên.
Vậy thì hôm nay, tại sao dân Việt không áp dụng phong trào quần chúng võ trang đó/ để chống ngoại xâm và nội thù? Các lực lượng Hòa Hảo phải tái võ trang. Các chiến sĩ thuộc Mặt trận Giải phóng Miền Nam cũ cũng phải tái võ trang. Các lực lượng Fulro phải tái võ trang. Và tại sao Công giáo không tái lập những khu tự trị như khu tự trị Phát Diệm ngày xưa dưới thời Đức Giám Mục Lê Hữu Từ và Linh mục Hoàng Quỳnh?
Tóm lại, sức mạnh quần chúng không những cần biểu tỏ bằng số đông, bằng những cuộc xuống đuờng ồ ạt, mà còn cần có sự hỗ trợ của sức mạnh võ trang. Có như thế thì cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài mới nhanh chóng đạt được kết quả. Ngoài ra, dân Việt phải thuyết phục những lực lượng đàn áp hôm nay, sớm thức tỉnh trước tình trạng Tổ Quốc lâm nguy để trở về với đại khối dân tộc.
Có như thế thì chỉ chờ cơn bão lửa được châm ngòi là toàn dân Việt sẽ đứng lên quật khởi.
Xin chấp tay khấn nguyện Trời Phật độ trì cho những ước nguyện chân thành và đơn sơ này!
Ngô Quốc Sĩ 

No comments:

Post a Comment