Monday, October 23, 2017

Danh tướng Nguyễn Văn Trương và Nguyễn Văn Nhơn

Danh Nhân Nước Việt

Vọng Các hiệu tùng long, trực bá đan tâm huyền nhật nguyệt,
Xuân thành bi khử hạc, do lưu chính khí tác sơn hà.
Nghĩa là:
Theo vua nơi Vọng Các, lòng son treo rạng cùng trời đất,
Bỏ mình Phú Xuân, khí chính còn lưu với núi sông.

Đó là 2 câu đối của vua Minh Mạng ban cho Tổng Tài Quốc sử quán Nguyễn Văn Nhơn.
Danh tướng Nguyễn Văn Trương và Nguyễn Văn Nhơn được xem là hai võ tướng lừng lẫy thời nhà Nguyễn, cùng vớiTả quân Lê Văn Duyệt,Tổng trấn Bắc thành Trương Tấn Bửu và Quận công Nguyễn Huỳnh Đức, 5 ngườiđược dân gian xưng tụng là “Gia ĐịnhNgũ hổ tướng”.
Nguyễn Văn Trương sinh năm 1740 trong một gia đình nông dân nghèo ở vùng Tây Nam Thăng Bình. Từ nhỏ đã có tư chất về quân sự, thường tập hợp bạn cùng trang lứatập trận.
Khi Tây Sơnkhởi nghĩa, ông vào Gia Định theo phò Nguyễn Lữ, được phong làm Chưởng cơ, trấn giữ vùng Long Xuyên. Về sau,thấy của anh em nhà Tây Sơn chia rẽnên ông theo giúp Nguyễn Ánh.
Năm 1787, khi Nguyễn Ánh từ Xiêm về nước, ông đem 300 quân và 15 chiến thuyền đến đón, được Nguyễn Ánh phong làm Khâm sai chưởng cơ, chỉ huy đội Trung quân. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi, ông được cử làm Quyền Tổng trấn Bắc thành, sau đó vào Nam làm Lưu trấn Gia Định.
Năm 1810,ông qua đời tại kinh đô Huế, hưởng thọ 71 tuổi. Vua Gia Long thương tiếc sai các quan lo việc an táng, cử người trông coi mộ phần.
Năm 1815, ông được thờ ở miếu Trung Hưng.Năm 1817, được thờ ở Thái Miếu. Năm 1835, được thờ ở Võ Miếu.
Năm 1831, vua Minh Mạng truy tặng chức Đoan hùng Quận công.
Còn danh tướng Nguyễn Văn Nhơn sinh năm 1753 tại làng Tân Đông, huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang. Con của Minh Đức hầu Nguyễn Quang và bà Thị Áo.
Sinh thời loạn lạc nên Nguyễn Văn Nhơn ít được học hành. Về sau, khi làm Lưu thủ Trấn Biên Hòa, lúc đã ngoài bốn mươi tuổi, ông mới tự học.
Năm 1774, ông theo Tống Phước Hiệp và Nguyễn Khoa Thuyên, giữ chức Đội trưởng. Ông lại theo Tống Phước Hòa, được thăng Cai đội.
Năm1777, Nguyễn Ánh khởi binh, ông theo Dương Công Trừng đóng quân ở Sa Đéc, năm sau được thăng Cai cơ.
Năm1782, ông bị quân Tây Sơn bắt tại Thủ Thiêm,Sài Gòn, nhưng sau đó ông trốn thoát, sang Xiêm tìm chúa Nguyễn. Nhân lúc chúa Nguyễn sai người về nước, ông liền hợp lực đánh chiếm Long Xuyên (Cà Mau).
Năm1795, ông giữ chức Lưu thủ Trấn Biên Hòa.
Năm1797, ông về giữ Gia Định thành.
Năm1802, Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long, phong ông làm Chưởng chấn Võ quân, Lưu trấn Gia Định đến năm 1805.
Cuối năm 1805, vua Gia Long bình định xong Bắc Hà, ông dâng sớ điều trần 14 khoảnđược vua Gia Long ngợi khen.
Năm1808, ông được cử làm Tổng trấn Gia Định thành, kiêm hai trấn Bình Thuận và Hà Tiên cho đến năm 1812 thì bàn giao cho tướng Lê Văn Duyệt.
Năm 1819, ônggiữ chức Tổng trấn Gia Định thành một lần nữa.
Năm1821, ông được vua Minh Mạng điều về kinh đô Huế, làm Tổng tài Quốc sử quán.
Mùa xuân năm Nhâm Ngọ (1822), ông qua đời, hưởng thọ 69 tuổi. Vua truy tặng danh hiệu Dực vận Đồng đức Công thần. Truy phong hàm Thái Bảo.Năm 1824, ông được thờ trong Thái miếu và miếu Trung hưng Công thần.
*****
Quận côngNguyễn Văn Trương và Thái Bảo Nguyễn Văn Nhơn đều xuất thân trong gia đình nghèo vào thời loạn lạc, nhưng cả haiđều là võ tướng, góp công trong việc trị an, mở mang dân trí, phục hưng kinh tế, mang lại thái bình thịnh trị cho nước Việt thời bấy giờ.
Nhìn về tình hình của đất nước hiện nay. Xã hội VN đang suy thoái nặng nề về đạo đức. Một nền Bắc thuộc mới đã hình thành dưới sự tiếp tay của đảng cộng sản. Liệu giòng giống Tiên Rồng có vượt qua được tình thế hiểm nghèo này hay không?
Câu trả lời là chắc chắn sẽ vượt qua, vì dòng máu bất khuất của dân tộc vẫn chưa cạn hẳn. Các biến động trong thời gian gần đây cho thấy truyền thống chống ngoại xâm vẫn nằm sâu trong tiềm thức của con dân Việt. Và đúng như trong Bình Ngô Đại Cáo mà đức Nguyễn Trải đã viết,”thế nước có lúc thịnh lúc suy, nhưng hào kiệt thời nào cũng có”, nhiều cá nhân và tập thể đấu tranh xuất hiện ngày càng nhiều, đang mang lại ánh sáng cuối đường hầm cho dân tộc trong cuộc đấu tranh giải trừ cộng sản, quang phục quê hương.
Xin cầu nguyện Hồn thiêng Sông núi phù trợ cho Việt Nam sớm trở lại thời kỳ tự chủ, an lạc, để theo kịp đà tiến hóa của nhân loại.
Việt Thái

No comments:

Post a Comment