TU SĨ THIÊN AN TUẦN HÀNH PHẢN ĐỐI VIỆC PHONG TỎA ĐAN VIỆN
Vào sáng hôm qua, thứ Năm 1/11, các tu sĩ thuộc đan viện Thiên An ở Huế đã bắt đầu cuộc tuần hành mỗi ngày và sẽ kéo dài 1 tuần, nhằm phản đối một công trình đang xây cất trên đất lấn chiếm của Đan Viện.
Vào sáng hôm qua, thứ Năm 1/11, các tu sĩ thuộc đan viện Thiên An ở Huế đã bắt đầu cuộc tuần hành mỗi ngày và sẽ kéo dài 1 tuần, nhằm phản đối một công trình đang xây cất trên đất lấn chiếm của Đan Viện.
Công trình nằm ngay lối đi chính khiến cho cửa ngõ vào đan viện bị thu
hẹp, cản trở việc đi lại của nhà dòng và khách hành hương. Những hàng
thông mà các đan sĩ đã dày công vun trồng từ nhiều năm nay đều bị
tường xây cao bao bọc che khuất cảnh quan của Đan Viện và có
thể làm ảnh hưởng môi trường xung quanh.
Việc xây dựng bức tường nói trên là thủ đoạn mới nhất của nhà cầm
quyền Thừa Thiên nhằm cưỡng chiếm khu đồi thông mà đan viện này sỡ hữu
từ năm 1940. Đã nhiều lần các đan sĩ bị công an giả dạng côn
đồ tấn công bị thương, chúng đập phá thánh giá, và gần đây nhất là
phóng hỏa đốt rừng khiến các tu sĩ liên tục cầu cứu dư luận thế giới.
Linh mục Louis Gonzaga Đặng Hùng Tân, bề trên đan viện Thiên An nói
rằng đã nhiều lần gửi đơn than phiền lên các cơ quan nhưng không được
giải quyết, các tu sĩ Thiên An không còn biện pháp nào khác hơn là phải
xuống đường tuần hành mỗi ngày để đánh động dư luận trong và ngoài nước.
Tháng 5/2018 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lưu ý đến trường hợp đan viện
Thiên An và làng Đồng Tâm và trong báo cáo về tự do tôn giáo, bộ
Ngoại Giao Mỹ cho rằng luật pháp Việt Nam đã tạo điều kiện cho nhà cầm
quyền đưa ra các quyết định tịch thu đất, định giá và bồi hoàn “thiếu
công bằng”, gây ra những bất ổn trong xã hội Việt Nam từ nhiều
năm qua.
VIỆT NAM VẪN LÀ QUỐC GIA KHÔNG CÓ QUYỀN TỰ DO SỬ DỤNG INTERNET
Tổ chức phi vụ lợi Freedom House vào hôm qua công bố bảng xếp hạng tự do thông tin của năm 2018 trên toàn thế giới, theo đó thì Việt Nam vẫn xếp hạng gần cuối về quyền tự do sử dụng internet, và không có gì thay đổi so với năm ngoái.
Cùng với Việt Nam, một số quốc gia như Trung Cộng cũng nằm trong số các nước áp dụng việc kiểm soát chặt chẽ các thông tin dữ liệu trên mạng, khiến chỉ số dân chủ của nhân loại càng thấp hơn. Bên cạnh đó thì việc bóp méo thông tin và tuyên truyền một chiều trên mạng cũng gây tác dụng độc hại cho kiến thức của người sử dụng.
Theo nhận định của Freedom House thì một số nước đã bắt chước theo Trung Cộng trong việc sử dụng internet để phá vỡ các nền tảng dân chủ, thay vì mang lại tinh thần dân chủ cho nước mình. Một trong các nước đang theo chân Trung Cộng là Việt Nam, với đạo luật an ninh mạng vừa được ban hành vào ngày 12/6.
Tổ chức phi vụ lợi Freedom House vào hôm qua công bố bảng xếp hạng tự do thông tin của năm 2018 trên toàn thế giới, theo đó thì Việt Nam vẫn xếp hạng gần cuối về quyền tự do sử dụng internet, và không có gì thay đổi so với năm ngoái.
Cùng với Việt Nam, một số quốc gia như Trung Cộng cũng nằm trong số các nước áp dụng việc kiểm soát chặt chẽ các thông tin dữ liệu trên mạng, khiến chỉ số dân chủ của nhân loại càng thấp hơn. Bên cạnh đó thì việc bóp méo thông tin và tuyên truyền một chiều trên mạng cũng gây tác dụng độc hại cho kiến thức của người sử dụng.
Theo nhận định của Freedom House thì một số nước đã bắt chước theo Trung Cộng trong việc sử dụng internet để phá vỡ các nền tảng dân chủ, thay vì mang lại tinh thần dân chủ cho nước mình. Một trong các nước đang theo chân Trung Cộng là Việt Nam, với đạo luật an ninh mạng vừa được ban hành vào ngày 12/6.
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM KHẲNG ĐỊNH VIỆC SỬ DỤNG HOA TỆ Ở BIÊN GIỚI LÀ ĐÚNG THEO HIẾN PHÁP
Tuyên bố trước quốc hội vào hôm qua, ông Lê Minh Hưng, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khẳng định việc cho phép giao dịch bằng đồng tiền Trung Cộng, còn gọi là đồng nhân dân tệ, ở biên giới Hoa – Việt là không “vi hiến”, đúng theo đạo luật về ngân hàng và “pháp lệnh ngoại hối”.
Trả lời chất vấn của quốc hội, ông Hưng giải thích là mặc dù hiến pháp quy định phải sử dụng đồng tiền Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng pháp lệnh ngoại hối cho phép sử dụng ngoại tệ trong một số giao dịch ở những những vùng giáp biên giới. Ông Hưng dẫn chứng điều 26 trong pháp lệnh ngoại hối, nội dung cho phép sử dụng đồng tiền của các nước có chung với đường biên giới với Việt Nam là Campuchia, Lào và Trung Cộng.
CÔNG AN SÀI GÒN LÊN DANH SÁCH 600 ĐƯỜNG DÂY CHO VAY NẶNG LÃI
Nhằm chặn đứng tệ nạn cho vay nặng lãi dẫn đến nhiều cái chết oan khiên, công an thành Hồ đã liệt kê 600 đường dây đang hoạt động tại thành phố này, nhưng không nói rõ những tên cầm đầu là ai.
Trong buổi họp báo vào hôm qua, giới chức công an một lần nữa thú nhận về tình hình an ninh trật tự vô cùng tồi tệ ở Sài Gòn, đặc biệt là tệ nạn cho vay cắt cổ mà họ gọi là “tín dụng đen”. Các quan chức công an cho biết là đã liệt tên 600 đường dây cho vay nặng lãi vào sổ đen, và sẽ tăng cường kiểm tra các công ty cung cấp dịch vụ đòi nợ và cầm đồ.
VIỆT NAM MUỐN XIN CÁC KỸ THUẬT CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CỦA ẤN ĐỘ
Bộ nông nghiệp Việt Nam đánh tiếng với Ấn Độ là họ muốn xin các kỹ thuật hiện đại về chế biến thực phẩm và trồng trọt hoa màu của Ấn Độ.
Phát biểu trong cuộc gặp gỡ giới doanh gia Ấn Độ, ông Trần Thanh Nam, thứ trưởng bộ nông nghiệp Việt Nam, cho biết là Việt Nam mong muốn các công ty Ấn Độ tăng cường đầu tư, chuyển giao các kỹ thuật hiện đại trong lãnh vực cơ khí nông nghiệp, chế biến nông hải sản và phân bón. Ông Nam nói thêm là vì nằm cách xa nhau, thiếu thông tin và chính sách, nên nhiều công ty Ấn Độ chưa quan tâm đúng mức đến thị trường Việt Nam.
Tuyên bố trước quốc hội vào hôm qua, ông Lê Minh Hưng, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khẳng định việc cho phép giao dịch bằng đồng tiền Trung Cộng, còn gọi là đồng nhân dân tệ, ở biên giới Hoa – Việt là không “vi hiến”, đúng theo đạo luật về ngân hàng và “pháp lệnh ngoại hối”.
Trả lời chất vấn của quốc hội, ông Hưng giải thích là mặc dù hiến pháp quy định phải sử dụng đồng tiền Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng pháp lệnh ngoại hối cho phép sử dụng ngoại tệ trong một số giao dịch ở những những vùng giáp biên giới. Ông Hưng dẫn chứng điều 26 trong pháp lệnh ngoại hối, nội dung cho phép sử dụng đồng tiền của các nước có chung với đường biên giới với Việt Nam là Campuchia, Lào và Trung Cộng.
CÔNG AN SÀI GÒN LÊN DANH SÁCH 600 ĐƯỜNG DÂY CHO VAY NẶNG LÃI
Nhằm chặn đứng tệ nạn cho vay nặng lãi dẫn đến nhiều cái chết oan khiên, công an thành Hồ đã liệt kê 600 đường dây đang hoạt động tại thành phố này, nhưng không nói rõ những tên cầm đầu là ai.
Trong buổi họp báo vào hôm qua, giới chức công an một lần nữa thú nhận về tình hình an ninh trật tự vô cùng tồi tệ ở Sài Gòn, đặc biệt là tệ nạn cho vay cắt cổ mà họ gọi là “tín dụng đen”. Các quan chức công an cho biết là đã liệt tên 600 đường dây cho vay nặng lãi vào sổ đen, và sẽ tăng cường kiểm tra các công ty cung cấp dịch vụ đòi nợ và cầm đồ.
VIỆT NAM MUỐN XIN CÁC KỸ THUẬT CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CỦA ẤN ĐỘ
Bộ nông nghiệp Việt Nam đánh tiếng với Ấn Độ là họ muốn xin các kỹ thuật hiện đại về chế biến thực phẩm và trồng trọt hoa màu của Ấn Độ.
Phát biểu trong cuộc gặp gỡ giới doanh gia Ấn Độ, ông Trần Thanh Nam, thứ trưởng bộ nông nghiệp Việt Nam, cho biết là Việt Nam mong muốn các công ty Ấn Độ tăng cường đầu tư, chuyển giao các kỹ thuật hiện đại trong lãnh vực cơ khí nông nghiệp, chế biến nông hải sản và phân bón. Ông Nam nói thêm là vì nằm cách xa nhau, thiếu thông tin và chính sách, nên nhiều công ty Ấn Độ chưa quan tâm đúng mức đến thị trường Việt Nam.
TRUNG CỘNG HOÀN TẤT CÁC ĐÀI QUAN SÁT TRÊN CÁC ĐẢO Ở TRƯỜNG SA
Tổng cục Khí tượng Trung Cộng vào hôm qua loan báo là các đài quan sát khí tượng trên các đảo Chữ Thập, đảo Su Bi và Vành Khăn đã hoàn tất và chính thức hoạt động.
Theo giải thích của Trung Cộng, các đài quan sát này nhằm tăng cường khả năng theo dõi thời tiết và môi trường sinh thái ở Biển Đông, tức chỉ có mục đích phục vụ dân sự. Tuy nhiên theo nhận định của các quan sát viên Đài Loan thì thực tế trong nhiều năm qua cho thấy là Trung Cộng không hề quan tâm đến việc bảo vệ môi trường ở quần đảo Trường Sa, điển hình là việc bồi đáp và mở rộng các hòn đảo mà họ tấn chiếm được từ tay Việt Nam và Philippines. Trong phán quyết của tòa Trọng tài Quốc tế vào năm 2016 cũng khẳng định là các công trình của Trung Cộng đã gây tổn hại nặng nề cho các rặng san hô ở quần đảo Trường Sa.
LỆNH CẤM BAY Ở VÙNG PHI QUÂN SỰ TRIỀU TIÊN BẮT ĐẦU CÓ HIỆU LỰC
Thỏa ước cấm bay và cấm tập trận ở vùng phi quân sự phân chia hai miền nam bắc Triều Tiên đã có hiệu lực kể từ hôm nay, thứ Sáu 1/11, bất chấp phản ứng lo ngại của Hoa Kỳ.
Thỏa ước này được nguyên thủ hai miền ký kết trong hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 giữa Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in và lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un. Theo thỏa ước này thì hai miền nam bắc sẽ ngưng mọi hành vi có tính cách thù địch trên biển, trên không và trên đất liền. Hai miền cũng quyết định cấm tập trận bắn đạn thật trong khu vực phi quân sự, kéo dài 40 cây số từ bắc xuống nam.
Chính vì thế, kể từ hôm nay, các trực thăng Hoa Kỳ khi bay đến căn cứ Bàn Môn Điếm phải thông báo trước với phía Bắc Hàn.
Tổng cục Khí tượng Trung Cộng vào hôm qua loan báo là các đài quan sát khí tượng trên các đảo Chữ Thập, đảo Su Bi và Vành Khăn đã hoàn tất và chính thức hoạt động.
Theo giải thích của Trung Cộng, các đài quan sát này nhằm tăng cường khả năng theo dõi thời tiết và môi trường sinh thái ở Biển Đông, tức chỉ có mục đích phục vụ dân sự. Tuy nhiên theo nhận định của các quan sát viên Đài Loan thì thực tế trong nhiều năm qua cho thấy là Trung Cộng không hề quan tâm đến việc bảo vệ môi trường ở quần đảo Trường Sa, điển hình là việc bồi đáp và mở rộng các hòn đảo mà họ tấn chiếm được từ tay Việt Nam và Philippines. Trong phán quyết của tòa Trọng tài Quốc tế vào năm 2016 cũng khẳng định là các công trình của Trung Cộng đã gây tổn hại nặng nề cho các rặng san hô ở quần đảo Trường Sa.
LỆNH CẤM BAY Ở VÙNG PHI QUÂN SỰ TRIỀU TIÊN BẮT ĐẦU CÓ HIỆU LỰC
Thỏa ước cấm bay và cấm tập trận ở vùng phi quân sự phân chia hai miền nam bắc Triều Tiên đã có hiệu lực kể từ hôm nay, thứ Sáu 1/11, bất chấp phản ứng lo ngại của Hoa Kỳ.
Thỏa ước này được nguyên thủ hai miền ký kết trong hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 giữa Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in và lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un. Theo thỏa ước này thì hai miền nam bắc sẽ ngưng mọi hành vi có tính cách thù địch trên biển, trên không và trên đất liền. Hai miền cũng quyết định cấm tập trận bắn đạn thật trong khu vực phi quân sự, kéo dài 40 cây số từ bắc xuống nam.
Chính vì thế, kể từ hôm nay, các trực thăng Hoa Kỳ khi bay đến căn cứ Bàn Môn Điếm phải thông báo trước với phía Bắc Hàn.
No comments:
Post a Comment