Chủ Nhật, 08.05.2016
Kính thưa quý thính giả, để điểm lại những sự kiện nổi bật tuần qua xin mời các bạn thính giả theo dõi buổi hội luận giữa PV Hoàng Ân và PV Trường An.
PV Hoàng Ân: Xin cám ơn chị Mỹ Linh. Thưa quí thính
giả, trong tuần qua có nhiều sự kiện đáng chú ý đã xảy ra nhưng vì thời
gian không cho phép nên hôm nay Hoàng Ân và Trường An xin tóm tắt một số
sự kiện đáng chú ý sau. Mời anh Trường An:
PV Trường An: TA xin kính chào quý thính giả của đài ĐLSN cùng chị HÂ.
Sự kiện mà TA muốn nhắc đến trước tiên đó là việc nhà cầm quyền VN cố
tình bưng bít mọi tin tức về vụ cá chết hàng loạt do nhiễm độc tại các
vùng biển miền Trung VN.
Như chúng ta đã biết đến nay việc cá chết ở 4 tỉnh miền Trung Việt
Nam đã được 1 tháng, điều đáng nói là tình trạng cá chết vẫn còn diễn ra
ở các tỉnh này. Trong khi đó nhà cầm quyền Việt Nam vẫn loan báo là
đang trong tình trạng mà họ gọi là điều tra tìm hiểu nguyên nhân.
PV Hoàng Ân: HÂ muốn bổ túc một chi tiết trong vụ
vừa rồi mà TA vẫn chưa nói tới đó là: "hành động quyết liệt để tìm
nguyên nhân cá chết" của nhà cầm quyền Việt Nam nhưng chuyện này cho đến
bây giờ vẫn dậm chân tại chỗ, chưa có một tin tức nào chính thức công
bố nguyên nhân, thủ phạm rõ ràng. Mọi sự có vẻ trì trệ và đổ lỗi quanh
co. Chủ nhiệm văn phòng chính phủ cáo buộc do các địa phương chậm trễ và
thụ động khi báo động lên chính phủ, còn phía chính phủ đã "rất quyết
liệt".
Chuyện cá chết ở 4 tỉnh là chuyện quan trọng, lý do văn phòng chính
phủ đổ lỗi cho địa phương báo cáo chậm trễ là điều khó hiểu. Lẽ ra,
chuyện lớn như vậy đích thân thủ tướng phải đến vùng ô nhiễm để trực
tiếp đòi hỏi quan chức địa phương báo cáo. Có nhiều chuyện không lớn,
nhưng thủ tướng cũng đến tận nơi chỉ đạo. Tại sao chuyện lớn như cá biển
cả 4 tỉnh ven biển chết, thủ tướng có thể ngồi yên ở văn phòng chờ báo
cáo địa phương và kêu than là họ chậm. Nếu không có sự đồng loã dây dưa,
chẳng lẽ địa phương chống lệnh của thủ tướng chính phủ?
PV Trường An: Dạ vâng chắc chắn là có sự đồng lõa
rồi bởi vì khi cả đất nước đang sục sôi hướng về Miền Trung, những tin
về cá nhiễm độc, về ô nhiễm môi trường sống ở biển, hủy diệt sinh thái
biển từ cá, ngao sò, đến rừng ngập mặn và người dân thi nhau chết vì
nhiễm độc. Nguyên nhân thì cầm quyền VN nói chưa xác định, nhưng người
dân nói chẳng cần xác định chi cho mất công và thời gian. Nguyên nhân
chính là Formosa Vũng Áng xả thải chất độc.
Những lấp liếm, bao che của hệ thống quan chức đã lộ ra rất thô thiển
và kệch cỡm, điều này càng cho thấy nguyên nhân chính vì sao họ giấu
diếm kẻ thủ ác. Đó là hệ thống quan chức tham nhũng, bất chấp mọi luật
lệ cùng các yếu tố để bảo đảm đời sống người dân cũng như sự bền vững
của đất nước, xã tắc và dân tộc.
Liên quan đến các vấn đề này thì chị HÂ có tin gì không?
PV Hoàng Ân: Trước sự lấp liếm và bao che cho thủ
phạm gây nhiễm độc biển Miền Trung từ phía nhà cầm quyền VN, ngay lập
tức đã làm dấy lên một phong trào phản đối rộng khắp từ Nam ra Bắc, từ
thành thị đến thôn quê, từ hàng ngũ trí thức đến công nhân,nông dân...
Hầu hết mọi tầng lớp đều phẫn nộ khi họ có những âu lo với đất nước,
nhất là bị ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày. Cơn giận của dân chúng đến
đỉnh điểm khi người dân quyết định xuống đường. Họ xuống đường để đồng
hành với các nạn nhân của thảm họa đang sống dở chết dở với cái đói đến
gần, đồng thời nói lên sự bất bình của mình trước sự loanh quanh và giấu
diếm sự thật, yêu cầu minh bạch.
Họ xuống đường, vì họ quan tâm đến đời sống người dân và tương lai
đất nước, trong đó có con cháu họ. Chính vì thế cầm quyền VN vô cùng
hoang mang vì đám dân chúng, vốn được đảng coi như đàn cừu ngoan đã
không còn chịu im miệng để ăn chất độc hại mà cả hệ thống đang ra sức
quảng cáo bằng những màn rẻ tiền như quan chức tắm biển, ăn cá. Ngay sau
đó họ cho hệ thống tuyên giáo ra tay ngăn chặn và đã thấy có tác dụng.
PV Trường An: Xin phép được cắt ngang lời chị HÂ một
chút là để cho quý thính giả của đài ĐLSN hiểu hơn thì chị có thể nói
rõ hơn về hệ thống Tuyên giáo là gì? Và nó có tác dụng như thế nào trong
sự kiện chúng ta đang nói?
PV Hoàng Ân: Tuyên giáo, danh từ này có thể sẽ khó
dịch ra tiếng nước ngoài, đặc biệt là các nước văn minh Âu, Mỹ. Chỉ có
thể nói cái khối u gọi là tuyên giáo chỉ là sự di căn của thể chế cộng
sản độc tài. Nó được hình thành trong cái gọi là "Cuộc cách mạng về tư
tưởng và văn hóa" – Một trong ba "cuộc cách mạng" được thi hành đồng
thời, nhằm tẩy não toàn xã hội, chỉ hướng về duy nhất một chủ nghĩa vô
thần.
Với tầm quan trọng như vậy, nên bao giờ Tuyên giáo cũng do một Ủy
viên Bộ Chính trị phụ trách với đầy đủ ban bệ cùng tiền của xe cộ, nhà
cửa và đủ các phương tiện khác chỉ để phục vụ khối u này mà trong đó có
cả tiền thuế của người dân bao gồm cả các ngư dân đang lay lắt vì thảm
họa môi trường hiện nay.
Riêng với báo chí Việt Nam, ngoài cái gọi là Luật báo chí, thì tất cả
đều phải nhất nhất tuân theo sự điều khiển của cái gậy Tuyên giáo. Tất
cả mọi hành động đi lệch đường, múa ngoài nhịp gậy đều phải trả giá. Nhẹ
thì rút bài, phạt tiền, nặng thì đình chỉ, kỷ luật, rút thẻ báo chí...
Đủ mọi trò.
Tuyên giáo có thể ra lệnh bằng nhiều cách. Ngoài hệ thống công an, an
ninh cắm vào báo chí, Tuyên giáo sử dụng công văn, công văn mật, giao
ban báo chí thứ 3 hàng tuần, nhắc nhở, gọi điện thoại chỉ những điều
không vừa ý và báo chí cứ thế mang tiền lên nộp. Người làm báo VN hôm
nay, họ đã được huấn luyện kỹ đến mức tự họ kiểm duyệt và bóp miệng mình
lại để đẽo chân cho vừa cái giày Tuyên giáo.
Trong vụ thảm họa miền Trung hiện nay, với vai trò của Tuyên giáo,
bằng nhiều cách, hệ thống báo chí nhà nước đã có những hành động như
sau:
Trước hết, hạn chế tối đa tất cả các bài vở về biển nhiễm độc, cá tôm
và các loại hải sản bị tiêu diệt. Thậm chí, gỡ bỏ những bài viết có tài
liệu rõ ràng, có tác dụng đưa tin minh bạch xuống khỏi trang báo điện
tử.
Tuyệt đối không được đưa những tin về những khó chịu, tức giận, lo
lắng, sợ hãi cũng như những khó khăn, khốn khổ của ngư dân và những
thành phần liên quan đến mức họ phải bùng lên ném cá ra đường, chặn quốc
lộ hoặc biểu tình.
Thậm chí, với mệnh lệnh của Tuyên giáo, các báo thi nhau tung hứng
tâng bốc các quan chức từ Đà Nẵng cho đến Hà Tĩnh là thi nhau ăn cá và
tắm biển. Trong khi, nguyên nhân của việc cá chết và biển nhiễm độc theo
quan chức nhà nước thì sau hơn 1 tháng vẫn chưa tìm ra. Nhưng cả hệ
thống xúi mấy chục triệu dân đi ăn cá và tắm biển, họ đã bất chấp những
nguy cơ đối với tính mạng và sức khỏe người dân nhằm đạt được mục đích
xoa dịu nỗi bất bình của dân chúng và lừa người dân vào chỗ chết với
kiểu sống chết mặc bay. Chiêu thức này, được gọi là "Quảng cáo cho thần
chết".
Đặc biệt, dù có cả hàng ngàn người xuống đường tại Hà Nội, Sài Gòn và
nhiều nơi khác vì môi trường vì cuộc sống ngư dân và đất nước thì báo
chí cũng tịnh khẩu không hé răng. Ngược lai, hàng loạt bài viết được đưa
lên lừa lọc rằng: "Biển không còn độc, theo lời một ngư dân" – Báo Hà
Tĩnh. Hoặc báo Nhân dân của Trung ương Đảng CS và báo Nghệ An còn đưa
tin thủy triều đỏ xuất hiện ở Miền Bắc với hình ảnh photoshop một cách
cẩu thả và lập tức bị cộng đồng mạng phát giác ra nên phải gỡ bài.
PV Trường An: Do thời gian có hạn nên TA và HÂ xin
được tạm dừng cuộc nói chuyện tại đây. Kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại
anh và quý thính giả trong chương trình tuần tới.
No comments:
Post a Comment