Thứ Tư, 25.05.2016
Sự chuyển hóa quốc gia Mông Cổ từ một nước độc tài cộng sản trở thành một quốc gia dân chủ chứng minh rằng tiến trình dân chủ hóa có thể diễn ra trong hòa bình và đem đến nhanh chóng sự thịnh vượng trong giai đoạn hậu cộng sản. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Trần Trung Đạo với tựa đề: " 'Dân cần minh bạch' qua kinh nghiệm Mông Cổ" sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Cách mạng dân chủ từ Âu sang Á đều phát xuất từ sức mạnh của các tầng
lớp nhân dân chọn dứt khoát với quá khứ, đồng hành về phía tương lai tự
do dân chủ của dân tộc và thời đại. Trong lịch sử hiện đại chưa có sự
thay đổi căn bản của một xã hội từ độc tài CS sang dân chủ tự do bằng
những lời van xin, những thư thỉnh nguyện.
Người viết đã trình bày khá nhiều về các cuộc cách mạng Liên Xô, Đông
Âu, các nước Bắc Phi và gần đây là Miến Điện, nơi đó các lãnh tụ cách
mạng là những nhân vật được thế giới quan tâm theo dõi và độc tài lo
ngại khi phải nặng tay với họ. Lần này, xin giới thiệu với bạn đọc một
lãnh tụ dân chủ còn khá xa lạ với chúng ta.
Elbegdorj và cách mạng dân chủ Mông Cổ
Anh tên là Elbegdorj, sinh năm 1963, lãnh tụ của phong trào dân chủ
Mông Cổ. Năm 1989, Elbegdorj, người được ca ngợi như là Thomas Jefferson
của Mông Cổ còn là một thanh niên 26 tuổi mới từ Liên Xô trở lại quê
hương sau khi hoàn tất chương trình đại học báo chí và triết học Mác Lê.
Trong các giáo trình kinh tế chính trị của các trường đảng CS trung
ương, Mông Cổ thường được dùng làm ví dụ để chứng minh cho quan điểm
"đột biến cách mạng" của Lenin khi ông ta cho rằng một nước lạc hậu,
phong kiến có thể nhảy vọt lên xã hội chủ nghĩa không phải qua giai đoạn
tư bản. Điều đó cho thấy, ngay cả các nước CS cũng thừa nhận Mông Cổ
còn trong vòng lạc hậu.
Tuy nhiên, nỗi lo lắng lớn nhất của Elbegdorj là hơn suốt 71 năm, quê
hương của Đại Đế Thành Cát Tư Hãn chưa hề nghe đến hai chữ "tự do",
"dân chủ". Ngoại trừ nền độc lập ngắn ngủi năm 1911, chiều dài lịch sử
của Mông Cổ hiện đại bị che phủ trong bóng đen của tư tưởng độc tài CS.
Nhưng anh cũng tin rằng nếu nhân dân Mông Cổ đoàn kết vì tương lai dân
chủ, Mông Cổ sẽ vượt qua được những khiếm khuyết bên trong cũng như đe
dọa từ bên ngoài.
Những "đổi mới" tại Liên Xô hay một số nước CS Đông Âu chỉ là những
biện pháp vá víu tạm thời. Theo Elbegdorj chỉ có dân chủ mới cứu được
Mông Cổ. Dân chủ là đôi cánh đưa Mông Cổ ra khỏi vòng nghèo đói, độc
tài, bế tắc của một quốc gia vùng độn. Trong diễn văn ngày 28 tháng 11,
1989, Elbegdorj phát biểu "Mông Cổ cần dân chủ và minh bạch" và kêu gọi
các tầng lớp nhân dân ủng hộ mục đích này.
Từ quan điểm đó, thay vì viết thư thỉnh nguyện lãnh đạo CS Mông Cổ
thực hiện các chính sách tương tự như Glasnost của Mikhail Gorbachev,
Elbegdorj và các bạn chủ trương Mông Cổ phải dứt khoát thay đổi từ CS
sang dân chủ bằng một cuộc cách mạng bất bạo động. Tờ báo Elbegdorj phát
hành đầu tiên năm 1989 được anh đặt tên là Dân Chủ.
Nhóm bạn của Elbegdorj tổ chức các cuộc biểu tình, các buổi tuyệt
thực đòi dân chủ và minh bạch. Cuộc biểu tình tuyệt thực đầu tiên ngày
10 tháng 12 năm 1989 chỉ vỏn vẹn 13 người. Ngày nay lịch sử Mông Cổ gọi
họ một cách kính trọng là "13 nhà dân chủ Mông Cổ đầu tiên" nhưng dĩ
nhiên trong năm 1989, bộ máy tuyên truyền CS Mông Cổ gọi họ là "mười ba
tên phản động".
Nhưng những nhà dân chủ Mông Cổ đầu tiên đó không phải là những người
làm nên lịch sử. Cuộc cách mạng dân chủ không làm rơi một giọt máu nào ở
Mông Cổ là do đại đa số trong số 2.1 triệu dân Mông Cổ chọn đứng về
phía tương lai, chọn dứt khoát với quá khứ, chọn đi trên con đường thời
đại, trong số đó có cả Tổng Bí Thư CS thức thời Jambyn Batmönkh.
Sau cách mạng dân chủ thành công, năm 1998, Elbegdorj được bầu vào
chức vụ Thủ Tướng Cộng Hòa Mông Cổ và lần nữa nhiệm kỳ 2004-2006, và năm
2009, ông được bầu làm Tổng thống Cộng Hòa Mông Cổ.
Có một Elbegdorj Việt Nam hay không?
Việt Nam chẳng những có một mà rất nhiều Elbegdorj đang sống khắp
nơi, một số đang ở trong tù, một số vừa ra khỏi tù, một số đang đấu
tranh tích cực dù chưa bị tù.
Hành trang nhận thức cũng thế. Không giống như Elbegdorj sau cách
mạng dân chủ thành công mới sang Mỹ học về lãnh đạo, Việt Nam có rất
nhiều nhà dân chủ trẻ đã được trang bị những kiến thức sâu rộng về kinh
tế, tài chánh, khoa học, luật pháp và lãnh đạo chính phủ. Đó là chưa
tính khối chuyên viên khổng lồ về mọi lãnh vực đang chờ cơ hội để cùng
phục hưng và phát triển Việt Nam.
Học bài học đấu tranh dân chủ của Elbegdorj và nhân dân Mông Cổ để
củng cố niềm tin và hy vọng cho cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam. Anh
Elbegdorj đã không cô đơn khi ngồi tuyệt thực đòi minh bạch giữa mùa
đông Mông Cổ và rồi người Việt cũng sẽ không cô đơn khi xuống đường đòi
minh bạch trên khắp nẻo đường Việt Nam.
Elbegdorj không phải là con của khai quốc công thần như Aung San Suu
Kyi, không phải là luật sư nổi tiếng như Nelson Mandela, không phải là
lãnh tụ của phong trào Solidarity Ba Lan được cả Đức Giáo Hoàng và TT
Reagan ủng hộ như Lech Wałęsa, không phải là người được trao giải Nobel
Hòa Bình như cả ba người được nhắc trên đây. Trước 1989 không ai biết gì
về Elbegdorj vì anh ta chỉ là một người thợ mõ, con trai của một người
dân du mục chăn cừu trên thảo nguyên Mông Cổ.
Nhưng Elbegdorj có tình yêu sâu đậm dành cho đất nước và khát vọng tự
do cho quê hương. Tình yêu nước và lương tri thời đại đã là ngọn đuốc
thắp sáng quê hương anh và sáng cả tâm hồn người Việt cùng khát vọng như
anh.
Trong buổi phỏng vấn dành cho báo New York Times năm 2004, Thủ tướng
Elbegdorj nhắc lại kỷ niệm buổi tuyệt thực đầu tiên "Chúng tôi muốn cho
thế giới thấy rằng các giá trị thường được gọi là giá trị Tây phương
không phải thuộc về Mỹ, châu Âu, Nam Hàn và Nhật Bản thôi nhưng còn
thuộc về Mông Cổ". Và hôm nay, các thế hệ trẻ Việt Nam đang tiếp lời
Elbegdorj, "Giá trị tự do dân chủ không phải không phải thuộc về Mỹ,
châu Âu, Nam Hàn và Nhật Bản hay Mông Cổ mà còn là của Việt Nam nữa."
No comments:
Post a Comment