Thứ Sáu, 27.05.2016
Phật giáo Việt Nam trong lịch sử luôn có truyền thống dân thân khi đất nước lâm nguy. Trách nhiệm của người Phật tử và hàng giáo phẩm hôm nay là tích cực cùng toàn dân, giải thể độc tài CSVN. Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả đài ĐLSN bài Quan Điểm của LLDTCNTQ với tựa đề: "Nhiệm vụ người Phật Tử trước quốc nạn độc tài CSVN" qua sự trình bày của Hải Nguyên để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Từ ngày 15 tháng 4 Âm Lịch, nhằm ngày 21 tháng 5, năm 2016 tức Phật
Lịch 2560, người Phật Tử Việt Nam từ hải ngoại đến các nẻo đường trên
quê hương đất nước mừng mùa Đức Phật Đản Sinh.
Tuy nhiên mùa tưởng niệm ngày vui đấng Giác Ngộ ra đời trên quê hương
Việt Nam chưa bao giờ trọn vẹn vì sự ngự trị trên quê hương hơn 7 thập
niên qua của ý thức hệ Mác Lê tàn khốc và độc tài toàn trị trên quê
hương Viêt Nam, gieo rắc nghèo đói, lạc hậu và tủi nhục so với các quốc
gia lân bang.
Thêm vào đó, Đại Họa môi trường sinh thái, phát xuất từ Khu Công
Nghiệp Vũng Áng, do Trung Quốc quản trị, đã và đang tiếp tục hủy diệt
nguồn thủy sản, không những trên các tỉnh miền bắc trung phần Việt Nam,
mà còn có thể ảnh hưởng đến toàn bộ vùng duyên hải của giang sơn gấm vóc
cha ông để lại.
Đại họa môi trường này là hậu quả của độc tài đảng trị, tập trung
quyền lực vào đảng và nhà nước dẫn đến tham ô, tắc trách và dung túng
cho tư bản đỏ Trung Quốc. Đại họa này phương hại không những đến nguồn
thực phẩm của dân mà chính sự tồn vong của giống nòi Việt Tộc, trong
cuộc tương tranh khốc liệt, dành đất sống với Hán Tộc trên vòm trời Đông
Á.
Đấng Toàn Giác ra đời đã 26 thế kỷ về trước, tại miền bắc Ấn Độ và vì
xót thương thân phận bi thiết của nhân sinh cũng như muôn loài trong ba
cõi, đã từ bỏ ngôi báu, vợ con và dục lạc nhân gian, quyết tâm lên
đường tìm đạo giải thoát.
Khi ánh sáng của bình minh một ngày mới vừa lóe dạng chân trời, ngài
đã hoát nhiên đại ngộ, vung thanh gươm vô ngã, chặt đứt mọi vô minh
phiền não ràng buộc tâm thức chúng sanh từ vô thủy đến vô chung.
Dưới sự thúc đẩy của trí tuệ và lòng từ bi vô lượng, Đức Phật đã bỏ
ra 45 năm cuộc đời của ngài để truyền bá thông điệp giải thoát của Tứ
Diệu Đế và Bát Chính Đạo, từ đó khai sinh một trong những tôn giáo cao
đẹp tuyệt vời của nhân loại.
Phật giáo truyền đến Việt Nam đầu tiên qua con đường hàng hải từ Ấn
Độ, qua eo biển Malacca, đến Việt Nam và sau đó đến Trung Hoa. Phật Giáo
cũng theo con đường xuyên Hy Mã Lạp Sơn, đến Tây Tạng, Trung Quốc và
chuyển xuống Việt Nam.
Một trong những nét son của Phật Pháp là khi truyền đến bất cứ một
quốc gia nào, cũng hội nhập trọn vẹn vào văn hóa và vận mệnh của dân tộc
ấy.
Thật vậy, Phật Giáo chủ trương tứ ân gồm ơn cha mẹ, ơn thầy bạn, ơn
đàn na tín thí và ơn tổ quốc. Chính vì thế, suốt lịch sử hơn 2000 năm
chống ngoại xâm của dân tộc, phật giáo đã luôn đứng hàng đầu, dũng cảm
bảo vệ quốc gia.
Lý Công Uẩn tức vua Lý Thái Tổ, là vị vua tăng lữ khai sáng triều đại nhà Lý đã mở mang bờ cõi cho Đại Việt vào thế kỷ 11.
Thiền sư Vạn Hạnh là một bật thiền sư đã có công phu phò trợ nhà Lý hưng quốc và trị quốc.
Phật Hoàng Trần Nhân Tông vào thế kỷ 13, không những có công dẹp tan
sự xâm lăng từ bắc phương của quân Mông Cổ mà còn khai sáng thiền phái
Trúc Lâm Yên Tử nổi tiếng hôm nay.
Thiền Sư Khuông Việt trước đó, từ thế kỷ 10 đến 11 đã được phong chức
Quốc Sư và tích cực dấn thân tham chính, trợ giúp cho 2 vị đế vương
Đinh Bộ Lĩnh và Lê Đại Hành trị quốc và ngăn chậm những âm mưu xâm lược
của Trung Hoa.
Tuy nhiên, từ ngày đảng CSVN rước ý thức hệ giáo điều Mác Lê vào dày
xéo quê hương, và sau đó, dâng các vùng biển, đảo, lãnh thổ và lãnh hải
cho kẻ thù truyền kiếp phương bắc, thì dân tộc đã vô cùng lầm than. Hành
động bán nước này hoàn toàn đi ngược với tinh thần tứ ân của Phật Pháp.
Phật giáo như một tôn giáo cao đẹp của dân tộc đã bị chà đạp dưới gót giày của cộng sản chủ nghĩa.
Theo quan điểm vô tôn giáo của phong trào Đệ Tam Cộng Sản Quốc Tế,
đảng CSVN đã thẳng tay đàn áp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất,
giam cầm giết hại các cao tăng, ngăn cấm phật tử tu tập và tịch thu tài
sản của giáo hội.
Thêm vào đó, bạo quyền CSVN còn dàng dựng một Giáo Hội Phật Giáo Việt
Nam cuội, biến cơ chế này thành một công cụ, trong hệ thống các tổ chức
ngoại vi của đảng, dưới cái dù của Mặt Trận Tổ Quốc.
Tệ hại hơn nữa, CSVN còn xâm nhập giáo hội này qua những đảng viên
đội lốt tăng ni hầu lũng đoạn và điều hướng phật sự theo chiều hướng độc
tài của đảng.
Sự nhúng tay vào Giáo Hội và điều hợp phật sự của đảng CSVN không
những làm ô uế chốn thiền môn, mà còn góp phần làm suy đồi phẩm chất của
tăng lữ.
Bạo quyền cũng vô luân đến mức độ dựng tượng của Hồ Chí Minh, một
nhân vật lịch sử với bàn tay nhuốm máu hằng triệu dân Việt, trong một số
các chùa và tự viện hầu thờ phương ngang hàng với chư bồ tát hay cả Đức
Phật Thích Ca Mâu Ni.
Ngày hôm nay, Ý Thức Hệ Mác Lê và sản phẩm của ý thức hệ này là đảng
cộng sản Việt Nam trở thành đại họa của toàn dân tộc và pháp nạn lớn lao
nhất của Giáo Lý Phật Đà.
Thế kỷ 21 đã đến với nhân loại, cùng với trào lưu dân chủ hiến định,
pháp trị và đa nguyên. Đây là một kỷ nguyên sáng tạo căn cứ trên tin
học, chính quyền minh bạch và chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên dân tộc và Phật Giáo Việt Nam đang bị đại họa cộng sản, có
thể dẫn đến vong quốc. Trách nhiệm của người Phật tử Việt Nam cũng như
các hàng giáo phẩm là phải noi gương yêu nước của tiền nhân như Lý Công
Uẩn, Thiền Sư Vạn Hạnh, Thiền sư Khuông Việt và Phật Hoàng Trần Nhân
Tông, đứng lên, cùng với toàn dân tộc, giải thể độc tài đảng trị CSVN.
Trong một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên hậu cộng sản,
Việt Nam sẽ có tự do tôn giáo trọn vẹn. Tăng đoàn sẽ được tự do hoằng
pháp, độ sinh theo tinh thần tự tại, tự giác và giác tha. Chánh pháp của
Phật Đà sẽ như những đóa hoa sen tươi đẹp và ngát hương, góp phần xây
dựng một quốc gia Việt Nam thịnh vượng, đa văn hóa, đa tôn giáo, hạnh
phúc và phú cường.
Xin cám ơn quý thính giả đã nghe bài quan điểm của chúng tôi.
LLCQ
No comments:
Post a Comment