Thứ Sáu, 13.05.2016
Sau khi các chế độ cộng sản tan vỡ tại Đông Âu, và tại cái nôi của Cộng Sản là Liên Xô. Lý thuyết Mác Lê bị vất vào sọt rác. Để sống còn, cộng sản Việt Nam đã "tạo" ra cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh, dù rằng khi còn sống chính Hồ Chí Minh đã khẳng định là không có tư tưởng gì cả. Trong vấn đề giáo dục tư tưởng mấy chục năm qua, cộng sản cũng đã lợi dụng điều này để hướng tới giáo dục nhồi nhét để giữ thế độc tài. Nhưng nền giáo dục nhồi sọ, hồng hơn chuyên đó đã thất bại hoàn toàn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta sẽ đến với chuyên mục "Đây là sự thật" do Đặng Chí Hùng và Tâm Anh thực hiện.
Tâm Anh: Cộng sản và Hồ Chí Minh nói : "Vì lợi ích
10 năm thì phải trồng cây, vì lợi ích 100 năm thì phải trồng người "
nhưng chúng ta ai cũng biết đó là câu ăn cắp câu nói của Quản Trọng, đời
Chiến quốc: "kế một năm thì trồng lúa, kế 10 năm thì trồng cây, kế trăm
năm thì trồng người". Vậy thực chất triết lý giáo dục của cộng sản có
đúng như vậy không ?
ĐCH: Kính chào quý thính giả ! Xin chào chị Tâm Anh !
Có thể nói, bất cứ một nền giáo dục nào cũng dựa trên các căn bản gọi
là triết lý giáo dục. Xin ví dụ ở thời Việt Nam Cộng Hòa, để thiết lập
một hệ thống giáo dục cho quốc gia với 3 tiêu chí:
- Phát triển toàn diện cá nhân.
- Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh.
- Phát triển tinh thần dân chủ và khoa học.
Nhưng còn Giáo Dục ở VN dưới chế độ cộng sản từ năm 1946 đến nay chưa
hề có một triết lý về giáo dục. Theo báo Lao Động của cộng sản số ra
ngày 24-10-2012 trong bài "Triết lý giáo dục của người Việt" cho rằng: "
Một số Giáo sư khẳng định rằng nước ta chưa hề có một triết lý giáo
dục..."
Không có một triết lý, nhưng giáo dục Cộng sản có những mục tiêu,hầu
hết là mục tiêu chính trị và thay đổi thường xuyên. Triết lý giáo dục
theo đường lối của Bác và Đảng: Yêu tổ quốc là phải yêu Hồ Chí Minh và
yêu đảng. Do đó hệ thống giáo dục của cộng sản trên đất nước đã thay đổi
nhiều lần từ năm 1946 ở miền Bắc và trên cả nước từ sau năm 1975 sau
khi chiếm được miền Nam. Tuy nhiên kết quả là giáo dục ở VN vẫn còn
trong tình trạng hỗn loạn và lạc hậu, không đáp ứng được những khát vọng
của toàn dân.
Các chiến lược phát triển giáo dục kể trên đều đề ra mục đích chính
trị là phát huy và củng cố thể chế cs trên đất nước Việt Nam. Kết quả là
sự thay đổi ở cấp Phổ thông như người ta thay đổi áo. Cấp Đại Học thì
bát nháo, hỗn loạn. Các trường Đại Học tư, Đại Học công mọc lên như nấm.
Đại Học VN, giờ đây, là một thứ chợ trời, người mua, người bán tấp nập.
Tâm Anh: Có nhiều người cho rằng hiện nay Việt Nam có rất nhiều
trường đại học và cao đẳng. Đó chính là biểu hiện cho một triết lý giáo
dục mở rộng và chính quy, hiện đại. Điều này có đúng không thưa anh ?
ĐCH: Thưa chị ! Điều này là hoàn toàn sai vì con số
không phải là bản chất của vấn đề. Tại sao lại có thể nói như vậy? Tôi
xin nói rõ như sau :
Các ĐH mọc lên như nấm, hồng nhiều hơn chuyên theo đúng đơn đặt hàng
của đảng. Năm 2000, VN có 178 trường Đại Học và Cao Đẳng, năm 2012, VN
có 419 trường. Tỷ lệ tăng 250% chỉ trong có 12 năm. 20% là các Đại Học
tư thục.
Tuy nhiên cái kết quả là sự yếu kém của Đại học VN ngay cả so với các
nước ở Đông Nam Á đã cho thấy đây là thất bại toàn diện của cộng sản do
không có triết lý giáo dục nhân bản: Giáo Dục và Đào Tạo ở VN hiện nay
hay nói cách khác trồng người ở VN, theo thống kê của Bộ Giáo Dục và Đào
Tạo năm 2015, có một đội ngũ giảng viên là hơn 89 nghìn người trong đó
có gần 10 nghìn Tiến sĩ, còn lại là Thạc sĩ và Cử nhân.
Với đội ngũ Tiến sĩ đông đảo như vậy, nhưng đáng buồn là Đại Học VN
lại không có tên trong Bảng xếp hạng 200 ĐH hàng đầu trên thế giới...,
từ năm 2006 đến năm 2010, VN chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ.
Năm 2011, không có bằng sáng chế nào được đăng ký. Nếu so sánh với các
quốc gia vùng Đông Nam Á ít dân hơn VN, có trình độ kỹ thuật kém hơn hay
ngang hàng với Miền Nam VNCH trước 1975, ngày nay VN của Xã Hội Chủ
Nghĩa đang bị bỏ xa. Tổng số các bài nghiên cứu khoa học của cả nước VN
chỉ tương đương hay không bằng số bài của 1 trường đại học ở Thái Lan
hay Malayxia.
Với việc cả một đất nước với nhiều tiến sĩ mà không làm nổi con ốc
vít cho ra hồn như ông thứ trưởng Bùi Quang Vinh đã từng thừa nhận thì
không có gì để nói nữa về nền giáo dục thất bại của CSVN.
Tâm Anh: Vậy cuối cùng theo anh muốn thay đổi tình trạng giáo dục hiện nay thì chúng ta phải làm gì ?
ĐCH: Theo tôi muốn có một triết lý giáo dục đúng nghĩa vì tương lai của con em dân tộc Việt Nam thì cần phải :
- Giải thể chế độ cộng sản vì nó là nguyên nhân ngăn cản sự phát
triển của giáo dục thông qua việc độc tài và nhồi nhét tư tưởng của Mác –
Lê không thực tế.
- Phải tiến tới một xã hội dân chủ sau khi cộng sản sụp đổ để có được một xã hội hướng tới giáo dục nhân bản toàn diện.
- Tạo điều kiện cho con em được tự do suy nghĩ và phát biểu để tư duy
được nảy sinh từ những ý tưởng mà không bị bó hẹp như cộng sản hiện
nay.
Nói tóm lại, khi chúng ta không còn cộng sản độc tài hiện nay thì
tương lai con em chúng ta mới có thể được thay đổi tích cực hơn.
Xin kính chào quý thính giả ĐLSN ! Xin chào chị Tâm Anh !
No comments:
Post a Comment