Thứ Hai, 30.05.2016
Cái thói che dấu, bưng bít mọi lỗi lầm khi có chuyện xảy ra từ nhỏ đến lớn và nhất là những chuyện hệ trọng liên quan đến sinh mệnh toàn dân, toàn đất nước của csVN sẽ mang đến thảm họa không lường cho toàn thể dân tộc này. Để tiếp nối chương trình hôm nay qua tiết mục Đất Nước Đứng Lên, mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài viết:"Ai mang cá chết từ miền Trung ra miền Bắc?" của Phạm Thanh Nghiên qua sự trình bày của chính tác giả.
Theo VNMedia, chiều tối ngày 23/5, đội cảnh sát giao thông số 14
(công an Hà Nội) đã phát hiện và bắt giữ 1 xe ô tô chở khoảng 4 tấn cá
thối đang trên đường vận chuyển vào Hà Nội.
Chiếc xe chở cá thối mang biển kiểm soát 36C - 082.86 do Bùi Văn Lâm
điều khiển. Qua khai nhận ban đầu, chủ lô hàng là Nguyễn Văn Linh ở Tĩnh
Gia, Thanh Hóa và Lâm chỉ là người chở thuê.
Hiện tượng cá chết gây ô nhiễm biển và trở thành thảm họa môi trường
kéo dài đã gần 2 tháng nay. Chưa có một kết luận chính thức nào mang
tính khoa học và đủ thuyết phục công luận từ phía Nhà nước. Mọi nỗ lực,
đòi hỏi của người dân yêu cầu minh bạch hóa thông tin thảm họa môi
trường đều bị ngăn cản và dập tắt. Đặc biệt, qua sự việc cá chết, Nhà
nước đã coi người dân là kẻ thù khi đánh đập, đàn áp, tra tấn, bắt bớ,
bắt cóc, giam giữ những người biểu tình ôn hòa.
Và bây giờ, mọi chuyện đã gần như bị chìm xuồng.
Nhân dân được quyền hỏi:
- Vì sao cá chết?
- Vì sao biển ô nhiễm?
- Ngư dân bốn tỉnh miền Trung sẽ sống như thế nào?
- Ai được hưởng lợi lớn nhất từ Formosa?
- Khi bắt những công dân biểu tình ôn hòa về đồn, côn an lý luận:
"chuyện này đã có nhà nước lo. Chính phủ đang điều tra và sẽ có kết luận
sau". Vậy người dân Việt Nam cần chờ đợi trong bao lâu để nhà nước,
chính phủ có kết luận?
- Nhà nước sẽ làm gì và cần bao nhiêu thời gian để khắc phục thảm họa này?
- Tại sao vẫn có xe vận chuyển cá chết từ miền Trung tuồn ra Hà Nội
trong khi những vùng nhiễm độc đã trở thành "vùng cấm" với sự kiểm soát,
rình rập của công an, mật vụ từ khi tin tức cá chết bùng nổ? Nếu ai
muốn phản bác chi tiết này thì xin hãy hỏi những Trương Minh Tam, Chu
Mạnh Sơn. Hai người này đã bị bắt khi đến miền Trung tìm hiểu thông tin.
Chưa kể có nhiều người vừa bén mảng đến vùng đất này đã phải quay về vì
có quá nhiều ánh mắt hình viên đạn săm soi, đe dọa. Với sự kiểm soát
chặt chẽ như thế, người ta làm cách nào để "tuồn" cá chết từ miền Trung
ra Hà Nội? Hay có một thế lực nào đằng sau bảo kê?
- Chuyến xe trên có phải chuyến duy nhất chở cá đi tiêu thụ? Còn bao
nhiêu chuyến vận chuyển cá chết đi những nơi khác không bị phát hiện?
- Ngoài Hà Nội, cá chết đã và sẽ được vận chuyển đi những đâu?
- Bao nhiêu người trong số 90 triệu dân sẽ mang bệnh, thậm chí sẽ tử vong khi ăn phải cá nhiễm độc?
- Bao nhiêu lít nước mắm sẽ được làm từ những con cá chết trắng bụng ngoài biển kia?
- Bao nhiêu tấn muối sẽ được làm từ biển nhiễm độc?
- Trong chúng ta, ai dám chắc mình và gia đình mình hoàn toàn đứng ngoài mọi hệ lụy từ thảm họa môi trường?
Nếu nhà nước tiếp tục duy trì chính sách bưng bít thông tin và đàn áp
mọi tiếng nói chính đáng của người dân, có lẽ thảm họa không chỉ dừng
lại ở Môi Trường. Nó sẽ báo trước cho những khủng hoảng toàn diện xảy ra
trong tương lai. Khủng hoảng về niềm tin, khủng hoảng về y tế, kinh tế,
văn hóa, kể cả chính trị. Tất cả những thứ khủng hoảng đó, nếu không
thể tháo gỡ và giải quyết sẽ dễ dàng trở thành thảm họa. Thảm họa mang
tên Việt Nam.
Chả lẽ, chúng ta chấp nhận ngồi chờ một ngày mai đầy bóng tối?
Phạm Thanh Nghiên
No comments:
Post a Comment