Thứ Bảy, ngày 15.06.2013
Kính thưa quý thính giả, NHỮNG VẤN
ĐỀ CỦA CHÚNG TA nêu lên những vấn nạn mà đất nước đang đối đầu, đồng
thời cũng gợi ý các phương thức, đường hướng để giải quyết các vấn nạn
này. Diễn giả tuần này là Gs. Nguyễn Thanh Trang với “Nền Giáo Dục Hậu
Cộng Sản”
Kính chào quý vị thính giả của Đài Phát Thanh ĐÁP LỜI SÔNG NÚI:
Tuần trước, trong chuyên mục NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CHÚNG TA, quý thính giả
đã có dịp theo dõi cuộc thảo luận của chúng tôi với Ông Trần Quốc Bảo
về "Tiềm năng đóng góp của Cộng đồng Người Việt hải ngoại vào công cuộc
xây dựng và bảo vệ đất nước".
Để tiếp tục chủ đề này, hôm nay, 15-5-2013, chúng ta sẽ thảo luận về
khả năng đóng góp của Người Việt hải ngoại vào lãnh vực giáo dục của
Việt Nam. Khách mời cho buổi thảo luận hôm nay là GS NGUYỀN THANH TRANG,
Chủ tịch Ủy Ban Nghiên Cứu Sách Lược Hưng Quốc/Lực Lượng Dân Tộc Cứu
Nguy Tổ Quốc. GS Nguyễn Thanh Trang nguyên là Phụ Tá Viện Trưởng Viện
Đại Học Huế trước năm 75, và là một trong số các vị sáng lập Mạng Lưới
Nhân Quyền Việt Nam và từng giữ nhiệm vụ Trưởng Ban Phối Hợp MLNQ từ
ngày tổ chức này mới ra đời năm 1997, trải qua nhiều nhiệm kỳ, tổng cộng
10 năm.
HN: Kính chào GS Nguyễn Thanh Trang . Trước khi bàn về việc Cộng đồng
Người Việt hải ngoại có thể đóng góp được những gì trong lãnh vực giáo
dục của Việt Nam, xin Giáo Sư cho biết qua về tình trạng giáo dục hiện
nay tại quê nhà?
NTT: Mục tiêu tối hậu của giáo dục là phục vụ con người, nghĩa là đào
tạo các tầng lớp thanh thiếu niên nam nữ trở thành những công dân tài
đức song toàn không những để giúp họ thành công trên đường đời mà còn
nhằm xây dựng đất nước, từ thế hệ nầy sang thế hệ khác, ngày càng văn
minh, giàu mạnh. Nhưng dưới sự cai trị của Đảng CSVN, mục tiêu của giáo
dục là để phục vụ nhu cầu của Đảng CSVN theo từng giai đoạn, có tính
cách đoản kỳ. Vì thế từ việc tuyển chọn giáo viên và giáo sư cũng như
thi tuyển học sinh, CSVN chủ trương hồng hơn chuyên. Tệ nạn học hành kém
cỏi, nhiều người chưa từng học xong Trung học mà chỉ cần học hàm thụ
trong một thời gian ngắn vẫn có thể lấy bằng cấp đại học vì chức quyền
và vai vế trong Đảng. Họ thuê người thi dùm và viết các luận án để có
được các văn bằng Thạc Sĩ và Tiến Sĩ. Chương trình đào tạo cũng như
chương trình thi cử không được tổ chức một cách khoa học và hữu lý theo
tiêu chuẩn của các nền giáo dục tân tiến trên thế giới. Dưới chế độ Cộng
Sản, hiện nay tại Việt Nam đa số những người có thực tài nhưng thật
thà, đứng đắn đều không thành công và không được trọng dụng. Trong khi
đó những viên chức cao cấp Cộng Sản và những kẻ xu thời, dù chẳng có
thực tài nhưng sẵn sàng chấp nhận chủ trương lừa bịp, dối trá và tham
nhũng của nhà cầm quyền CSVN là thành công và được ưu đãi. Các tình
trạng xấu xa đó đã làm cho nền giáo dục càng ngày càng xuống cấp một
cách thê thảm.
HN: Trước những vấn nạn to lớn như vậy, theo Giáo Sư thì Người Việt
hải ngoại có thể đóng góp được những gì để cải thiện tình trạng giáo dục
xuống cấp bi thảm hiện nay?
NTT: Người Việt hải ngoại có thể đóng góp rất nhiều cho công cuộc cải
thiện nền giáo dục, nhưng việc đó chỉ có thể xảy ra sau khi chế độ cộng
sản độc tài toàn trị không còn nữa.
Hiện nay, với hơn 3 triệu người Việt đang tị nạn Cộng Sản khắp nơi
trên thế giới, chúng ta có hàng trăm ngàn trí thức và chuyên viên đủ mọi
ngành, từng tốt nghiệp từ các đại học danh tiếng, trong số đó cũng có
hàng chục ngàn giáo sư và chuyên gia lỗi lạc đang hành nghề tại nhiều
quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Úc, Nhật,
v.v.. Đó là một đội ngũ nhân tài quan trọng và là vốn quý của đất nước
chúng ta. Họ sẽ có thế góp phần tích cực trong việc cải tổ nền giáo dục
Việt Nam hậu Cộng Sản, đặc biệt trên các lãnh vực quan trọng sau đây:
(1) Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc vận hành của nền giáo dục; (2) Chương
trình giảng dạy và thi cử cho các cấp; (3) Sách vở giáo khoa từ bậc tiểu
học lên đến đại học; (4) Kế hoạch đào tạo và tuyển chọn các cấp lãnh
đạo trường ốc và nhân viên giảng huấn.
Tất cả các kế hoạch nầy cần có sự đóng góp của các nhà giáo dục dày
kinh nghiệm và tâm huyết tại quốc nội kết hợp với tinh hoa mà người Việt
hải ngoại đã học hỏi được từ các đại học danh tiếng trên thế giới. Có
như thế các kế hoạch ấy mới được tối hảo và phù hợp với thực trạng của
đất nước để nhờ đó, chúng ta có thể cứu nguy nền giáo dục lỗi thời do
Cộng Sản gây ra và đẩy mạnh nỗ lực canh tân giáo dục vì phúc lợi và
tương lai lâu dài của dân tộc.
HN: Việt Nam có một truyền thống văn hoá đặc thù, khác vói các nước
khác, đặc biệt là các nước Tây Phương. Vậy liệu rằng du nhập những kỹ
thuật, những phương pháp giáo đục của các nước này vào VN thì có hiệu
quả không?
NTT: Như chúng tôi vừa trình bày ở trên, mọi chương trình và kế hoạch
cải tiến giáo dục phải dựạ vào thực tế Việt Nam. Nói cách khác, dù kinh
nghiệm và tinh hoa chúng ta đã học được từ nước người là rất quan
trọng, nhưng chúng ta không thể máy móc sao chép tất cả nhũng gì thiên
hạ đã thực hiện. Chúng ta phải sàn lọc, duyệt xét và cân nhắc mọi khía
cạnh, nhất là các yếu tố văn hóa và truyền thống tốt đẹp của Việt Nam.
Chỉ những gì thích hợp và có lợi lâu dài nhất cho dân tộc thì chúng ta
mới áp dụng.'
HN: Thưa GS Nguyễn Thanh Trang, ông cho biết chúng ta có rất nhiều
chuyên gia, giáo sư lỗi lạc đang giảng dậy tại Hoa Kỳ, Pháp, Đức,
Canada, Úc, ngay cả ở Nhật và những người này có thể về tham gia công
tác giáo dục- đào tạo tại VN. Vì mỗi nước có một nền giáo dục đặc thù,
có phương pháp đào tạo cá biệt, vậy liệu rằng khi về nước, họ có chấp
nhận làm việc chung với nhau không?
NTT: Cám ơn anh Hải Nguyên đã nêu lên câu hỏi khá nhạy cảm nầy. Đúng
như anh vừa nói, mỗi nước có một nền giáo dục và phương pháp đào tạo cá
biệt. Mỗi nước đều có những cái hay và độc đáo riêng của họ. Vì thế, khi
các chuyên gia Việt Nam từ nhiều quốc gia ở hải ngoại về thế nào cũng
có những dị biệt quan điểm trong khi làm việc chung với nhau. Điều đó
rất dễ hiểu và đã từng xảy ra tại Miền Nam trước năm 1975 giữa các
chuyên viên, trí thức từ Pháp và từ Mỹ về. Vào thời đó, đa số các vị từ
Pháp đã hồi hương trước và đang nắm giữ các chức vụ quan trọng trong
công quyền cũng như trong đại học. Trong khi đó, những người tốt nghiệp
từ Mỹ về trong thời gian từ sau năm 1960 hầu hết đều nhỏ tuổi hơn các vị
từ Pháp về. Không những hai lớp người ấy đã được đào tạo trong hai hệ
thống giáo dục khác nhau, mà giữa họ cũng có hố cách biệt về tuổi tác
khá lớn, hầu hết từ 10 đến 20 tuổi. Vào thời đó chưa có điện thoại cầm
tay di động và Internet, nên các phương tiện thảo luận và thông tin giữa
hai nhóm đó tương đối bị giới hạn nên dễ có những ngộ nhận giữa đôi
bên. Hiện nay, chúng ta đang ở thế kỷ 21, với phương tiện đi lại giữa
nước nầy qua nước khác quá dễ dàng, nhanh chóng và đặc biệt với sự tiến
bộ của điện thoại di động, truyền thanh, truyền hình và hệ thống
Internet, mọi người bất cứ lúc nào và ở đâu cũng có thể thảo luận và
trao đổi kiến thức, kinh nghiệm một cách dễ dàng. Vì vậy, chúng tôi tin
rằng, đội ngũ chuyên viên và giáo sư từ nhiều quốc gia ở hải ngoại về,
khi làm việc chung dù sẽ có một số quan điểm dị biệt, nhưng với thiện
chí và hoàn cảnh thông tin thuận tiện hiện nay, hy vọng các dị biệt ấy
sẽ được giải quyết dễ dàng và tốt đẹp.
HN: Vì thời giờ có hạn, chúng tôi phải chấm dứt chuyên mục NHỮNG VẤN
ĐỀ CỦA CHÚNG TA hôm nay tại đây. Cám ơn GS Nguyễn Thanh Trang, và hẹn
gặp lại quý thính giả vào Thứ Bẩy tuần sau.
No comments:
Post a Comment