Thứ Ba, ngày 18.06.2013
Thời đại tin học đã mang lại cho
CSVN một tử huyệt. Đó là nhờ vào kỹ thuật hiện đại, những cá nhân như
nhà báo Trương Duy Nhất và tập thể bất đồng chính kiến vẫn có đủ phương
tiện để thách thức bộ máy công an toàn trị và hệ thống báo chí quốc
doanh do CSVN quản trị. Mời quý thính giả nghe phần Bình Luận của Đà
Giang với tựa đề: "Mặt trận truyền thông: Một tử huyệt của CSVN" sẽ được
Vân Khanh trình bày để kết thúc chương trình tối hôm nay.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài từ 1954 đến 1975, CS Bắc Việt
chiếm được ưu thế và xâm chiếm miền Nam một phần nhờ kỹ thuật tuyên
truyền bịp bợm nên đã lừa gạt được dư luận quần chúng trong lẫn ngoài
nước, nhất là giới truyền thông tây phương.
Tuy nhiên cục diện thế giới ngày nay đã thay đổi. Chỉ cần đọc một bản
tin ngắn vào ngày 28/5/2013 trên tờ Sydney Morning Herald, một cơ quan
ngôn luận hàng đầu của nước Úc, ký giả Lindsay Murdoch đã viết như sau:
"Trong một cuộc đàn áp quy mô những người bất đồng chính kiến, công
an Việt Nam đã bắt giữ một phóng viên là một blogger nổi tiếng. Người
này đã chỉ trích nhà nước cộng sản tại Hà Nội.
Theo báo chí của chính phủ loan tin. Ông Trương Duy Nhất, 49 tuổi, có
thể bị án tù đến 7 năm với cáo buộc là "lợi dụng quyền tự do dân chủ để
xâm phạm quyền lợi nhà nước. Vì tình trạng bất đồng chính kiến đang gia
tăng trên internet tại Việt Nam, các cơ quan nhà nước đã kết án hơn 38
nhà hoạt động và các blogger về tội chống chính quyền.
Vào tháng Tư, ông Trương Duy Nhất, một cựu phóng viên của báo chí
quốc doanh đã kêu gọi các lãnh tụ chóp bu từ chức để cứu quốc gia khỏi
tình trạng khủng hoảng kinh tế và chính trị. Ông Nhất cũng tổ chức thăm
dò ý dân trên "net" vài tuần trước khi Quốc Hội bỏ phiếu tín nhiệm các
viên chức cao cấp, lần đầu sẽ diễn ra vào tháng Sáu này.
Blog của ông Nhất bị đóng cửa từ hồi ông bị bắt tại thành phố Đà Nẵng vào hôm Thứ Hai, và rồi ông bị đưa ra Hà Nội để thẩm vấn.
Việt Nam cấm báo chí tư nhân; tất cả báo chí và đài truyền hình đều
do chính quyền quản lý. Theo lời các nhóm tranh đấu cho nhân quyền, thì
các bloggers và các nhà hoạt động thường xuyên bị bắt giữ và bị giam
cầm.
Vào tháng Hai, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị đuổi việc khỏi một tờ báo
nhà nước sau khi chỉ trích người đứng đầu đảng CS trên blog của ông."
Bản tin ngắn gọn của một ký giả tây phương, được đăng trên một cơ
quan ngôn luận có uy tín trong một quốc gia dân chủ, hiến định, pháp trị
và đa nguyên chân chính đã đem lại một số thông điệp tích cực cho công
cuộc tranh đấu của tòan dân Việt Nam.
Thông điệp thứ nhất khẳng định: Ngày nay với cuộc cách mạng tin học,
những bưng bít, dối trá của các thể chế độc tài, phi nhân không còn
lường gạt được ai. Các ký giả tây phương cũng không dễ bị lừa gạt như
thời kỳ trước năm 1975. Dân chúng tây phương đã thấy rõ bản chất phi
nhân, tàn ác của chế độ CS. Họ sẽ đồng hành với dân tộc Việt và lên án
chính quyền CSVN.
Thông điệp thứ nhì: Các thông tin tương tự đã nói lên một cách khách
quan tính phản động và phản tiến bộ của CSVN. Chỉ có cựu Thủ tướng Phạm
Văn Đồng và Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan bởi da mặt dầy, nên mới
huênh hoang tuyên bố rằng: "Việt Nam dưới chế độ cộng sản dân chủ gấp
vạn, gấp triệu lần các nước tư bản tây phương". Khi đọc tin tức trên các
báo chí tây phương, mọi người vô cùng kinh ngạc không hiểu tại sao ở
thế kỷ 21 này còn tồn tại các chế độ mà họ nghĩ rằng chỉ có thể hiện hữu
dưới thời Phát Xít tại Ý, Quốc Xã tại Đức, hay cộng sản thời Stalin tại
Liên Xô mà thôi!
Thông điệp thứ ba: Người Việt tại hải ngoại sẽ cảm thấy bớt cô đơn
trong công cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ tại quê nhà. Lý do vì hơn
một thập niên sau năm 1975, thế giới tự do còn mang nhiều ảo tưởng về
chính nghĩa của CSVN do chính hệ thống truyền thông của họ tạo ra. Chẳng
hạn, khi người tỵ nạn CS giải thích với những người bạn tây phương về
sự hiện hữu của điều 4 hiến pháp, chế độ công an trị, sự vắng bóng của
báo chí tư nhân và nạn tham nhũng của chính quyền CSVN thì họ gặp ngay
những nghi ngờ từ người dân bản xứ. Giới tây phương không thể tưởng
tượng một dân tộc thông minh lại có thể chấp nhận sự hiện hữu của một
chính quyền phi nhân như chính quyền CSVN. Nhờ cuộc cách mạng tin học mà
giới truyền thông tây phương đã thức tĩnh trước những vi phạm nhân
quyền của chế độ CS. Ngày nay các phóng viên tây phương đã nói lên sự
thật một cách khách quan, để mọi người nhìn thấy rõ bản chất của CS. Từ
đó trong mọi tác động đóng góp vào tiến trình dân chủ hóa tại quê nhà,
người Việt hải ngoại sẽ không còn cảm thấy cô đơn nữa!
Thông điệp thứ tư: Tự do báo chí cùng với một hệ thống truyền thông
tư nhân hùng mạnh, trên phương diện ngắn hạn sẽ góp phần lật đổ mọi hình
thức độc tài, đảng trị trên quê hương Việt Nam. Trên bình diện lâu dài,
tự do báo chí sẽ là một cây đinh sắt đóng sâu vào nắp quan tài chôn vùi
chế độ CS. Hệ thống này sẽ đi ngược về quá khứ để truy tìm sự thật, soi
sáng những cuộc tàn sát của CSVN đối với các đảng phái quốc gia kháng
Pháp, món nợ máu mà CS đã mắc nợ Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ và các chiến sĩ
Hòa Hảo yêu nước, các cuộc đấu tố đẫm máu do Trường Chinh và Hồ Chí Minh
chỉ đạo, cuộc thảm sát tập thể Tết Mậu Thân tại Huế.v.v.. Ánh sáng của
chân lý đến từ một nền báo chí tự do sẽ vĩnh viễn ngăn chận sự tái sinh
của bóng ma Chủ Nghĩa Cộng Sản, trong tiến trình hưng quốc hậu CS của
nhân dân Việt Nam.
Đà Giang
No comments:
Post a Comment