NƯỚC MỸ TƯỞNG NIỆM BIẾN CỐ 11 THÁNG CHÍN
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đọc một bài diễn văn nhân ngày tưởng niệm 10 năm ngày khủng bố đánh sập hai tòa nhà Trung tâm Mậu dịch Thế giới ở Nữu Ước vào ngày 11/9/2001, khiến 3000 người tử nạn, mở màn cho cuộc chiến chống khủng bô trên toàn thế giới.
Ông Obama nói rằng biến cố này đã khiến cho Hoa Kỳ trở nên hùng mạnh hơn, kiên trì hơn và đã đẩy tổ chức khủng bố al Qaeda đến chỗ tự hủy diệt. Tuy nhiên chúng vẫn còn có thể reo rắc khủng bố nếu Hoa Kỳ không cảnh giác đề phòng. Obama sẽ dự lễ tưởng niệm các nạn nhân tử nạn tại tiểu bang Pennsylvania, Hoa Thịnh Đốn và Nữu Ước, tức ba nơi xẩy ra những vụ khủng bố cách đây 10 năm. Các cơ quan an ninh Mỹ đã tăng cường mức độ bảo vệ an ninh suốt mấy tuần qua.
Ông Obama nói rằng biến cố này đã khiến cho Hoa Kỳ trở nên hùng mạnh hơn, kiên trì hơn và đã đẩy tổ chức khủng bố al Qaeda đến chỗ tự hủy diệt. Tuy nhiên chúng vẫn còn có thể reo rắc khủng bố nếu Hoa Kỳ không cảnh giác đề phòng. Obama sẽ dự lễ tưởng niệm các nạn nhân tử nạn tại tiểu bang Pennsylvania, Hoa Thịnh Đốn và Nữu Ước, tức ba nơi xẩy ra những vụ khủng bố cách đây 10 năm. Các cơ quan an ninh Mỹ đã tăng cường mức độ bảo vệ an ninh suốt mấy tuần qua.
DÂN SYRIA LÊN TIẾNG CẦU CỨU THẾ GIỚI
Dân chúng Syria đã đồng loạt xuống đường ở nhiều nơi trong hai ngày qua và kêu gọi sự can thiệp của cộng đồng thế giới trước sự đàn áp dã man của quân đội trung thành với chế độ al-Assad. Một thông điệp trên mạng Facebook đã nài nỉ Liên Hiệp Quốc hãy thiết lập một ủy ban theo dõi tình hình nhân quyền tại Syria.
Con số người xuống đường hiện lên tới hàng trăm ngàn người và chưa rõ là có bao nhiêu người đã bị lực lượng an ninh Syria bắn chết. Giới phóng viên ngoại quốc bị cấm nhập cảnh Syria nên chỉ có thể tường thuật tình hình qua sự liên lạc các nhóm chống đối. Tính đến nay, có trên 2200 thường dân đã bị thiệt mạng, trong khi nhà cầm quyền Al-Assad thì loan báo là hàng trăm công an và binh sĩ của họ đã bị quân nổi loạn hạ sát.
Con số người xuống đường hiện lên tới hàng trăm ngàn người và chưa rõ là có bao nhiêu người đã bị lực lượng an ninh Syria bắn chết. Giới phóng viên ngoại quốc bị cấm nhập cảnh Syria nên chỉ có thể tường thuật tình hình qua sự liên lạc các nhóm chống đối. Tính đến nay, có trên 2200 thường dân đã bị thiệt mạng, trong khi nhà cầm quyền Al-Assad thì loan báo là hàng trăm công an và binh sĩ của họ đã bị quân nổi loạn hạ sát.
DÂN AI CẬP TẤN CÔNG VÀO TÒA ĐẠI SỨ DO THÁI Ở THỦ ĐÔ CAIRO
Hàng trăm người Ai Cập vào hôm qua đã tấn công vào tòa đại sứ Do Thái ở thủ đô Cairo và đã giao tranh dữ dội với lực lượng an ninh Ai Cập.
Chính phủ Ai Cập đã ban lệnh báo động khẩn cấp để đối phó với tình hình, trong khi Tổng thống Mỹ kêu gọi Ai Cập phải xử dụng mọi phương tiện để bảo vệ nhân viên và tài sản của Do Thái ở Ai Cập. Các nhân viên tòa đại sứ Do Thái đã được di tản về nước kịp thời.
Cần nhắc lại là mối quan hệ giữa Ai Cập và Do Thái đã căng thẳng trong mấy tuần qua, sau khi lực lượng Do Thái bắn chết 5 công dân Ai Cập trong vụ truy đuổi một nhóm tay súng Palestine.
Chính phủ Ai Cập đã ban lệnh báo động khẩn cấp để đối phó với tình hình, trong khi Tổng thống Mỹ kêu gọi Ai Cập phải xử dụng mọi phương tiện để bảo vệ nhân viên và tài sản của Do Thái ở Ai Cập. Các nhân viên tòa đại sứ Do Thái đã được di tản về nước kịp thời.
Cần nhắc lại là mối quan hệ giữa Ai Cập và Do Thái đã căng thẳng trong mấy tuần qua, sau khi lực lượng Do Thái bắn chết 5 công dân Ai Cập trong vụ truy đuổi một nhóm tay súng Palestine.
CÁC SIÊU CƯỜNG CAM KẾT SẼ CÓ HÀNH ĐỘNG TÍCH CỰC VỀ KINH TẾ
Thống đốc các ngân hàng quốc gia và bộ trưởng tài chính của khối G7, tức các siêu cường về kinh tế, đã nhóm họp ở thành phố Marseille của Pháp. Các quan chức này tuyên bố sẽ có hành động thiết thực để cứu vãn nền kinh tê thế giới.
Tuy nhiên hội nghị này đã không đi đến một giải pháp chung nào. Khối G7 thừa nhận là những tranh cãi về nợ nần giữa các quốc gia và các chỉ dấu cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ và Tây Âu đang bị khủng hoảng khiến cho thị trường tài chính thế giới thêm bấp bênh.
Khối G7 cũng hoan nghênh chương trình kích thích thị trường lao động Mỹ, với ngân khoản lên đến 447 tỉ Mỹ kim, của tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama. Hội nghị tuyên bố sẽ ủng hộ các ngân hàng quốc gia và thị trường tài chính trong việc đối phó với nợ nần.
Tuy nhiên hội nghị này đã không đi đến một giải pháp chung nào. Khối G7 thừa nhận là những tranh cãi về nợ nần giữa các quốc gia và các chỉ dấu cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ và Tây Âu đang bị khủng hoảng khiến cho thị trường tài chính thế giới thêm bấp bênh.
Khối G7 cũng hoan nghênh chương trình kích thích thị trường lao động Mỹ, với ngân khoản lên đến 447 tỉ Mỹ kim, của tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama. Hội nghị tuyên bố sẽ ủng hộ các ngân hàng quốc gia và thị trường tài chính trong việc đối phó với nợ nần.
CÔNG CUỘC CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO Ở ĐÔNG PHI CẦN PHẢI ĐƯỢC BẢO VỆ
Trong bài diễn văn trước hội nghị thượng đỉnh về nạn đói ở Đông Phi được tổ chức ở Kenya, vị Tổng thống xứ Ethiopia nói rằng công cuộc cứu trợ nhân đạo trong vùng cần phải được một lực lượng hòa bình Liên Hợp Quốc bảo vệ để đồ viện trợ trực tiếp tới tay nạn nhân.
Ông Menes Zenawi nói rằng nhiều vùng đói kém đang nằm trong sự kiểm soát của quân Hồi Giáo quá khích al-Shabab, khiến các tổ chức thiện nguyện không thể hoạt động được. Tuy nhiên đặc sứ nhân đạo LHQ ở Somalia, ông Mark Bowden, khẳng định là đồ cứu trợ đang được phân phối trong các vùng đói kém và không nên có sự can thiệp của các lực lượng vũ trang. Hội nghị thượng đỉnh đang họp ở Nairobi cũng đưa ra một chương trình dài hạn nhằm đối phó với các thiên tai hạn hán trong tương lai.
Ông Menes Zenawi nói rằng nhiều vùng đói kém đang nằm trong sự kiểm soát của quân Hồi Giáo quá khích al-Shabab, khiến các tổ chức thiện nguyện không thể hoạt động được. Tuy nhiên đặc sứ nhân đạo LHQ ở Somalia, ông Mark Bowden, khẳng định là đồ cứu trợ đang được phân phối trong các vùng đói kém và không nên có sự can thiệp của các lực lượng vũ trang. Hội nghị thượng đỉnh đang họp ở Nairobi cũng đưa ra một chương trình dài hạn nhằm đối phó với các thiên tai hạn hán trong tương lai.
ĐẶC SỨ MỸ HỘI ĐÀM VỚI CHÍNH PHỦ MIẾN
Ông Derek Mitchell, đặc sứ Mỹ về Miến Điện, trong hai ngày qua đã tiếp xúc với nhiều yếu nhân trong chính phủ Miến ngay sau khi nhậm chức. Ông Mitchell đã hội đàm với vị ngoại trưởng và chủ tịch quốc hội Miến Điện.
Vào ngày mai, ông ta sẽ gặp bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ phong trào dân chủ, theo tiết lộ của một phát ngôn viên của bà Suu Kyi. Ông Mitchell là đặc sứ của chính phủ Obama được cử sang Miến Điện sau nhiều năm cắt đứt liên lạc ngoại giao. Ông cũng sẽ gặp gỡ thêm nhiều lãnh tụ đối kháng khác nữa.
Vào ngày mai, ông ta sẽ gặp bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ phong trào dân chủ, theo tiết lộ của một phát ngôn viên của bà Suu Kyi. Ông Mitchell là đặc sứ của chính phủ Obama được cử sang Miến Điện sau nhiều năm cắt đứt liên lạc ngoại giao. Ông cũng sẽ gặp gỡ thêm nhiều lãnh tụ đối kháng khác nữa.
No comments:
Post a Comment