Bình Luận thứ Tư 07.09.2011
HS: Đảng CSVN đang gấp rút tuyển mộ 600 người trẻ tuổi có văn bằng đại học để đưa về làm phó chủ tịch xã ở các huyện nghèo. Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài bình luận của Lê Phục Văn về chương trình bất cập này, qua sự trình bày của anh Song Thập.
Nhà nước VN đang ráo riết thực hiện một chương trình, mà họ gọi là "đề án", có nội dung tuyển chọn và đào tạo khẩn cấp 600 công chức đưa về nắm chức vụ phó chủ tịch ở các xã thuộc 62 huyện/ nghèo nhất nước.
Những người được chọn sẽ là những người trẻ dưới 30 tuổi, đã tốt nghiệp đại học. Họ sẽ phải trải qua một khóa huấn luyện 3 tháng về khả năng hành chánh. Chẳng hạn như/ khả năng lãnh đạo, điều hành các cuộc họp, soạn thảo các văn thư, khả năng kế toán và sắp xếp ngân sách tài chánh của xã.
Duy có điều là người ta không thấy bộ nội vụ VN giải thích lý do tại sao chỉ cần các phó chủ tịch xã ở 62 huyện nghèo đó?
Chuyện gì đã và đang xảy ra ở 600 xã đó mà phải cần tuyển gấp các phó chủ tịch xã để đưa về những nơi đó?
Chuyện gì đã và đang xảy ra ở 600 xã đó mà phải cần tuyển gấp các phó chủ tịch xã để đưa về những nơi đó?
Và không lẽ ở các huyện giàu có thì các phó chủ tịch xã đều là những người tốt nghiệp đại học nên không cần phải thay đổi à?
Cứ theo giải thích của nhà nước VN thì đây là chương trình cải cách hành chánh được đề cập đến trong mấy năm qua, nhằm giải quyết các vấn nạn cồng kềnh, chồng chéo và quan liêu trong guồng máy nhà nước. Thật sự, thì đây là một hình thức bắt chước hệ thống hành chánh chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng có tính cách “nửa vời” và có nguy cơ phá sản như nhiều chương trình hay đề án trước đây.
Trước năm 1975, vấn nạn hành chánh cũng là một mối quan tâm lớn đối với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, nhất là khi trình độ dân trí ở nông thôn còn quá thấp vào lúc đó. Chính vì thế mà trường Quốc gia Hành chánh ra đời nhằm đào tạo những công chức cho các bộ sở, các chức vụ phó quận, phó huyện hay phó tỉnh để điều hành guồng máy hành chánh.
Cũng như các trường đại học hay cao đẳng khác, những ai muốn vào trường này đều phải trải qua một kỳ thi tuyển. Trường gồm có ba ngành: tham sự chỉ học 1 năm, cao học là 2 năm, và đốc sự hay giám sự là 3 năm rưởi. Các kiến thức phải học là soạn thảo công văn, kế toán thương mại, định chế chính trị, luật hành chánh và học luôn cả về quân sự. Có nghĩa là khi bước chân vào trường này là những sinh viên đã chọn cho mình cái nghiệp công chức để phục vụ dân.
Trong khi đó thì điều kiện tuyển chọn của bộ nội vụ VN hiện nay là phải tốt nghiệp đại học. Việc sắp xếp một kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện hay một giáo viên cấp 3 sau bao nhiêu năm đèn sách, vào làm việc ở một lãnh vực khác với ngành chuyên môn của họ, quả là một sự phí phạm tài năng. Vì nếu họ tốt nghiệp đại học một cách chân chính, chứ không phải là "học tại chức", thì họ có thừa năng lực để nắm những chức vụ cao hơn cái chức phó chủ tịch xã, chỉ được đào tạo cấp tốc trong 3 tháng.
Nhưng điều quan trọng là giới công chức chỉ có thể làm việc một cách có hiệu quả trong một chế độ có một hệ thống pháp luật minh bạch và tưởng thưởng xứng đáng với tài năng của họ. Cũng như giới cảnh sát, họ phải nắm vững luật pháp khi hành xử công việc của mình. Họ có thể là thành viên của một đảng phái hay tổ chức nào đó, nhưng họ không thể hành xử công việc theo lệnh của bộ chính trị hay bất cứ mệnh lệnh nào đi ngược lại qui định của pháp luật.
Mà điều đó thì không thể có trong cái chế độ đang hành xử luật rừng ở VN.
Mà điều đó thì không thể có trong cái chế độ đang hành xử luật rừng ở VN.
Dù không ghi rõ trong điều kiện tuyển lựa, nhưng chắc chắn 600 phó chủ tịch xã phải là đảng viên. Mà đã là đảng viên thì họ không thể nào làm ngược lại mệnh lệnh của đảng cộng sản VN. Tệ hơn thế nữa, tệ nạn tham nhũng đã ăn sâu vào guồng máy hành chánh, nên khó có thể tin rằng những trí thức trẻ tuổi này cam phận với mức lương 4 triệu đồng để từ chối những phong bì hối lộ đưa đến tận văn phòng. Và cũng không có gì bảo đảm rằng, trong số người được tuyển là không có những "con ông cháu cha" được “gài vào” để đi lên những chức vụ cao hơn trong tương lai.
Chính vì vậy, nếu muốn có một guồng máy hành chánh trong sạch và hữu hiệu thì phải cải tổ từ gốc. Có nghĩa là phải cải tổ nguyên thể chế/ bằng cách chấp nhận đa nguyên đa đảng, mở cuộc tổng tuyển cử tự do để người dân bầu chọn những người tài đức vào quốc hội. Những người này sẽ có nhiệm vụ soạn thảo hiến pháp và hệ thống luật pháp mới/ để làm nền tảng cho việc trị quốc.
Chỉ khi nào có được nền móng đó, thì mới có hy vọng đào tạo ra được những công chức đúng nghĩa, chứ không phải các sáo ngữ "đầy tớ" hay "công bộc" của dân/ như đảng cộng sản ra rả tự xưng suốt 60 năm qua!
Lê Phục Văn
No comments:
Post a Comment