Tuần này, trong bối cảnh vừa rộn ràng vừa trang trọng của những cuộc tưởng niệm đánh dấu mười năm ngày 11 tháng Chín năm 2001, người Úc quên mất nhiều thứ. Trước hết là không mấy ai nhớ đến mười người Úc trong số 2976 người tử nạn trong ngày hôm ấy. Tên tuổi họ tuy đã được khắc trên bia đá đâu đó bên Nữu Uớc, nhưng chắc không có tì vết nào trong tâm tưởng người Úc.
Cũng không có mấy người Úc nhớ rằng trong số 222 người tử nạn vì hai vụ khủng bố ở Bali, bên Indonesia, sau vụ 9/11, vào tháng Mười các năm 2002 và 2005, có 92 người Úc. Nói một cách giản dị, người Úc không mấy để ý đến những gì không xẩy đến cho mình. Trên căn bản dân số, Úc bị thiệt hại còn hơn cả Mỹ trong trận chiến chống khủng bố.
Nhưng trong khi Hoa Kỳ làm lễ kỷ niệm, treo cờ xí trong những ngày lễ và hầu như người nào cũng thuộc quốc ca, thì người Úc lại hơi khác. Cứ xem truyền hình thì đủ biết, khi nào quốc thiều Úc được trỗi lên thì phần lớn người Úc chỉ “ngáp ngáp” thôi, chứ không mấy ai hát theo được. Vì vậy, càng không có ai để ý đến khoảng một triệu rưỡi thường dân Iraq và A Phú Hãn, phần lớn là Iraq, bị tử nạn từ năm 2001 hoặc 2003 cho đến nay, tức là khi Hoa Kỳ và đồng minh can dự vào nội tình hai nước này để tìm cách tận diệt những nhóm khủng bố.
Tỷ lệ chiến binh Úc trong lực lượng đồng minh hy sinh trên chiến trường A Phú Hãn là rất cao, gần 10% quân số tham chiến, nhưng không mấy người Úc nhớ đến, trừ những đồng đội và thân nhân của họ.
Thật sự thì không phải là người Úc phớt lạnh hay thờ ơ đâu. Họ cũng không hề có thái độ ích kỷ. Nhưng họ ít khi biểu lộ tình cảm một cách thắm thiết hay trang trọng như những dân tộc khác. Binh lính Úc không trọng cấp bậc qua lối chào kính và tuân lệnh tuyệt đối, thậm chí còn bị chê là "lè phè". Thế nhưng khi hữu sự thì quân kỷ và tác phong, nhất là tinh thần đồng đội của Úc, cao hơn rất nhiều nước khác. Mà không phải chỉ có trong quân đội mà thôi. Trong bất cứ tình huống nào, người dân Úc cũng xem mối liên hệ giữa người cùng làm một việc, hay cùng thích một thứ, hay cùng một hoàn cảnh, là “mateship”. Tức tình bạn bè thân hữu. Mối liên hệ này được họ xem trọng hơn bất cứ thứ gì khác.
Tỷ lệ chiến binh Úc trong lực lượng đồng minh hy sinh trên chiến trường A Phú Hãn là rất cao, gần 10% quân số tham chiến, nhưng không mấy người Úc nhớ đến, trừ những đồng đội và thân nhân của họ.
Thật sự thì không phải là người Úc phớt lạnh hay thờ ơ đâu. Họ cũng không hề có thái độ ích kỷ. Nhưng họ ít khi biểu lộ tình cảm một cách thắm thiết hay trang trọng như những dân tộc khác. Binh lính Úc không trọng cấp bậc qua lối chào kính và tuân lệnh tuyệt đối, thậm chí còn bị chê là "lè phè". Thế nhưng khi hữu sự thì quân kỷ và tác phong, nhất là tinh thần đồng đội của Úc, cao hơn rất nhiều nước khác. Mà không phải chỉ có trong quân đội mà thôi. Trong bất cứ tình huống nào, người dân Úc cũng xem mối liên hệ giữa người cùng làm một việc, hay cùng thích một thứ, hay cùng một hoàn cảnh, là “mateship”. Tức tình bạn bè thân hữu. Mối liên hệ này được họ xem trọng hơn bất cứ thứ gì khác.
Được gọi là “bồ bịch”, tức chữ “mate”, là một vinh dự được xem là tối thượng trong xã hội xứ này. Người viết còn nhớ cảnh mình đang lớ ngớ trước những vị giám thị kiểm soát phòng thi. Đó là buổi thi cuối cùng trong khóa học thời du học. Người viết lớ ngớ vì đứng chờ nhầm phòng, không biết ai mà cũng không ai biết mình, vì không mang theo thẻ sinh viên. Lòng cứ lo quắn lên, cho đến khi có người chạy đi tìm phòng thi và những người bạn trong cùng lớp. Người viết rất cảm động trước lời tuyên bố của một anh Úc không hề quen biết là "bồ bịch sinh viên với nhau, họ thà bỏ thi còn hơn là bỏ bạn".
Thành thử, khi chính phủ thiểu số dưới quyền của nữ Thủ tướng Julia Gillard nhất định đe dọa các thuyền nhân là sẽ mang họ ra đổi lấy người tị nạn từ Mã Lai, cứ một đổi năm, thì dư luận ào ạt lên án là chính phủ “có lối cư xử không có tính Úc tí nào”.
Tối cao Pháp viện Úc nói thẳng ra rằng, thỏa ước trao đổi thuyền nhân lấy tỵ nạn là không hợp pháp. Người dân Úc không muốn thấy các thuyền nhân hy sinh tính mạng và tài sản để ra đi tìm lẽ sống bị đá tới đá lui như một trái banh, bởi một thủ tướng chỉ mong giữ quyền qua một chính phủ không có thiên mệnh.
Tối cao Pháp viện Úc nói thẳng ra rằng, thỏa ước trao đổi thuyền nhân lấy tỵ nạn là không hợp pháp. Người dân Úc không muốn thấy các thuyền nhân hy sinh tính mạng và tài sản để ra đi tìm lẽ sống bị đá tới đá lui như một trái banh, bởi một thủ tướng chỉ mong giữ quyền qua một chính phủ không có thiên mệnh.
Nhưng bà Thủ tướng Úc vẫn hy vọng rằng bà sẽ thay đổi được đạo luật di trú và cuối cùng sẽ đạt được mục đích. Trên đường hướng tới mục đích đó, bà hy vọng rằng cử tri Úc sẽ cho rằng bà có tài lãnh đạo, nhìn thấy những điều mà người dân bình thường không nhìn thấy và dẫn dắt họ tới mục đích đó.
Có lẽ bà Thủ tướng quên rằng, người dân Úc không hề vô tâm hay thiếu suy nghĩ như nhiều người tưởng. Chẳng hạn như họ không hề quên các nạn nhân đã thiệt mạng trong vụ khủng bố ngày 11 tháng Chín năm 2001, mặc dù họ làm ồn ào và không treo cờ quạt như nước Mỹ. Kể cả việc đi bầu chọn lựa chính quyền, họ cũng không làm ầm ĩ như ở Mỹ, mà âm thầm nhận xét và cân nhắc từng đề tài tranh cử trước khi bỏ phiếu này. Đó là dịp để họ kín đáo bày tỏ quan điểm mà chỉ sau khi có kết quả bầu cử, nhiều người mới bật ngửa ra vì mình đã đoán sai về sự suy nghĩ của dân Úc!
Hẹn gặp lại quý thính giả trong Lá Thư Úc Châu kỳ tới.
Đằng Phong Hầu
(Tháng Chín 2011)
No comments:
Post a Comment