HS: Bất cứ ngành nghề nào cũng có sự tự trọng và liêm sỉ của ngành mình, kể cả nghề viết lách hay làm báo. Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài bình luận dưới đây của Lê Phục Văn, nhận xét về một số nhà báo trong nước, qua sự strình bày của anh Song Thập.
Vào ngày 21/8 vừa qua, công an tỉnh Khánh Hòa họp báo để bác bỏ các nguồn tin nói rằng công an đã nhấn nước cho đến chết một chủ ghe hút cát lậu trên sông Cái.
Theo lời kể của các quan chức công an và được tờ báo Pháp Luật loan tải lại thì nạn nhân là ông Nguyễn Vĩnh Huy, một cư dân ở huyện Diên Khánh, đã bỏ chạy khi công an ập tới vây bắt ba chiếc xuồng đang hút cát lậu trên sông. Một tên công an đã bơi ra bám vào xuồng của ông Huy nhưng bị ông dùng một tay quay đánh bật ra khiến nhóm công an trên bờ liền nổ súng bắn đạn cao su để trấn áp. Vì hoảng sợ, nên ông Huy nhào xuống sông để bơi qua bờ bên kia, nhưng khi còn cách bờ khoảng 10 thước thì ông đuối sức. Bốn công an liền lấy xuồng của ông Huy để chạy ra cứu, nhưng khi một công an nhảy xuống vớt thì bị ông Huy giằng kéo khiến viên công an phải quay lên xuồng và ông Huy sau đó thì chìm xuống đáy sông. Kết quả giảo nghiệm sau đó cho thấy ông Huy chết vì ngạt nước.
Vụ án này ít bị dư luận chú ý như các vụ án mạng có dính líu đến công an trong thời gian qua. Có lẽ vì nạn nhân làm nghề hút cát lậu trên sông, nên mặc nhiên bị xem là kẻ tội phạm. Nhưng nếu đọc kỹ bản tin thì người ta mới cảm thấy sự dối trá đến độ trơ trẽn của bè lũ công an, và sự thiếu vắng liêm sỉ ở một số phóng viên, nếu không muốn là vô liêm sỉ.
Không dối trá sao được khi câu trên nói rằng "chỉ còn cách bờ khoảng 10 thước thì ông Huy đã đuối sức", còn câu sau lại viết là "ông Huy giằng kéo" với một công an từ trên xuồng phóng xuống nước, và trên xuồng khi ấy còn có thêm 3 tay công an khác nữa. Với một người sắp chết đuối mà còn khỏe đến độ như thế thì 10 thước để bơi vào bờ chỉ là 10 cái sãi tay, đối với một người quen sinh sống trên sông nước như ông Huy và hành nghề hút cát lậu.
Không dối trá sao được khi câu trên nói rằng "chỉ còn cách bờ khoảng 10 thước thì ông Huy đã đuối sức", còn câu sau lại viết là "ông Huy giằng kéo" với một công an từ trên xuồng phóng xuống nước, và trên xuồng khi ấy còn có thêm 3 tay công an khác nữa. Với một người sắp chết đuối mà còn khỏe đến độ như thế thì 10 thước để bơi vào bờ chỉ là 10 cái sãi tay, đối với một người quen sinh sống trên sông nước như ông Huy và hành nghề hút cát lậu.
Chính vì thế, sau buổi họp báo ngô nghê đó, nguồn tin nói rằng công an nhấn nước đến chết ông Huy có vẻ đáng tin hơn. Lý do là vào buổi sáng định mệnh ấy, không chỉ có xuồng ông Huy mà còn có 2 xuồng khác nữa cũng đang hút cát lậu. Cộng với 6 xe chở cát đang chờ trên bờ, thì có ít nhất là 8 nhân chứng khi xảy ra vụ giết người của công an.
Nhưng cũng như các vụ án khác, "miệng nhà quan" (nhất là các quan công an) thì lúc nào cũng "có gang có thép". Chẳng hạn như vụ án của anh Nguyễn Công Nhựt ở đồn công an Bến Lức, hay mới đây nhất là cái chết của anh Lê Văn Trận ở đồn công an Đông Hòa thuộc tỉnh Phú Yên. Cả hai đều được tuyên bố là treo cổ tự tử, nhưng thân thể thì bầm tím ở khắp nơi.
Chỉ trong vòng 2 năm qua, người ta có thể đếm được hàng chục vụ như thế, mà nhiều vụ đến nay vẫn chưa thấy bộ tư pháp hay viện kiểm sát công bố kết quả điều tra hay trừng phạt, điển hình như vụ tay trung tá công an đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng vào 5 tháng trước.
Thế nhưng chuyện một nữ học sinh tát vào nón một công an giao thông thì được báo chí đảng/ khai thác ầm ĩ, và mang ra xét xử trước chợ búa như thời Trung Cổ. Nữ sinh này bị tuyên án 9 tháng tù, trong khi một cảnh sát cơ động dùng ống sắt hành hung một công an giao thông thì lại chìm vào im lặng.
Thật sự thì chẳng ai còn lạ gì về cách hành xử luật pháp như thế của giới công an VN. Người ta chỉ cảm thấy kỳ lạ là hàng ngàn phóng viên nhà báo, tức những người cầm bút tại VN hiện nay, lại có thể tiếp tay cho những lời bào chữa vụng về đó.
Không lẽ chỉ vì miếng cơm manh áo mà giới cầm bút lại trở thành đồng lõa cho những tội ác đó?
Không lẽ cái liêm sỉ của một người cầm bút có giá rẻ mạt như thế sao?
Có lẽ là đúng như vậy, nếu đọc các bài viết xỉ vả những công dân yêu nước trên các tờ báo đảng trong tuần qua, sau cái thông báo cấm biểu tình của nhà cầm quyền Hà Nội. Thậm chí bên dưới bài viết còn ký tên là phó giáo sư hay tiến sĩ, trong khi nội dung chỉ là những lời vu cáo rất hàm hồ, mà nói theo ngôn ngữ nhân gian, là "ngậm máu phun người".
Nhưng đó là cách làm báo trong nước mà Cục Báo chí CSVN vừa “lên lớp” các tổng biên tập về cách viết lách trong hội nghị báo chí vào tuần qua. Đảng CSVN chỉ muốn có những kẻ bồi bút, chứ không cần những người cầm bút có tấm lòng với đất nước và dân tộc!
Lê Phục Văn
Lê Phục Văn
No comments:
Post a Comment