Sunday, February 28, 2021

Việt Nam Tuần Qua: Chủ Nhật 28.02.2021

Việt Nam Tuần Qua

Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Hoàng ÂnHướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua. Xin nhường lời cho chị Hoàng Ân .

Hoàng Ân: Cám ơn chị Mỹ Linh. Trước hết, HA xin kính chào quý thính giả của đài và chào anh Hướng Dương

Hướng Dương: HƯỚNG DƯƠNG:  cũng xin gửi lời chào và lời chúc sức khỏe tới toàn thể quý thính giả của đài.

Hoàng Ân: Thưa anh HƯỚNG DƯƠNG: , để mở đầu, HA xin được nói đến quyết định mới nhất của đảng CSVN cho thấy rõ thêm bản chất độc tài đảng trị tại đấy, đó là ủy ban thường vụ quốc hội vừa ban hành một nghị quyết, với nội dung ấn định là 95% số đại biểu phải là đảng viên đảng CSVN. Anh có suy nghĩ gì về việc này ạ?

Hướng Dương: Đúng như chị vừa nói. Theo nghị quyết mới này, trong số 500 đại biểu của khóa tới, khoảng 95 ghế sẽ dành cho 14 ủy viên bộ chính trị và trung ương đảng, 95% dành cho các đảng viên và chỉ có 5% là những người ngoài đảng. Điều này có nghĩa là quyền lực của quốc hội, cơ cấu được gọi là tối cao ghi trong hiến pháp, vẫn do đảng CSVN khống chế một cách tuyệt đối.

Nghị quyết còn ấn định tỷ lệ dựa trên độ tuổi và phái tính, chẳng hạn như các đại biểu dưới 40 tuổi phải chiếm 10% số ghế, giới phụ nữ sẽ chiếm tỷ lệ 35%. Ngoài ra một số ghế sẽ được chia cho các cơ quan trực thuộc trung ương. Giới quân đội sẽ chiếm 12 ghế trong quốc hội khóa 15 trong phi phe công an sẽ có 2 ghế.

Xin được nhắc lại là ngày bầu cử quốc hội khóa 15 sẽ diễn ra vào ngày 23/5 tới đây. Công việc đầu tiên của tân quốc hội bù nhìn là bỏ phiếu thông qua 3 quan chức cao cấp nhất mà đại hội đảng lần 13 đã chọn lựa. Theo đó thì ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ là chủ tịch nước, ông Phạm Minh Chính nắm ghế thủ tướng và ông Vương Đình Huệ trở thành chủ tịch quốc hội.

Hoàng Ân: Theo HA được biết vào ngày 8/3 tới đây, tòa án Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm xét xử 6 dân oan Đồng Tâm bị cáo buộc là cầm đầu với các tội danh giết người và chống người thi hành công vụ, Anh có ghi nhận như thế nào trước việc này ạ?

Hướng Dương: Thưa chị cùng quý thính giả của đài DLSN.

Phiên tòa dự trù sẽ kéo dài 3 ngày, với 6 người làm đơn kháng án là các ông Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Quốc Tiến vì cho rằng mức án sơ thẩm dành cho họ quá nặng, còn bà Bùi Thị Nối thì không đồng tình với bản án sơ thẩm.

Như tin đã loan, vào tháng 9 năm ngoái, tòa sơ thẩm Hà Nội đã phán án tử hình đối với hai ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức về cái chết của 3 công an, khi hàng ngàn công an và cảnh sát cơ động tấn công vào xã Đồng Tâm và bắn chết cụ Lê Đình Kình tại tư gia vào rạng sáng ngày 9/1 năm ngoái.

Luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong 12 luật sư bào chữa cho 6 dân oan Đồng Tâm mà tôi vừa nêu, nói ông hy vọng là phiên tòa phúc thẩm sẽ đồng ý với đề nghị hủy bỏ bản án sơ thẩm và mở cuộc tái điều tra về diễn biến của vụ tấn công thảm sát Đồng Tâm. Lý do là trong hồ sơ vụ án có rất nhiều sai sót nghiêm trọng.

Ông Mạnh cho biết thêm là đến nay, có một số luật sư bào chữa vẫn chưa được tòa án Hà Nội cấp giấy phép tham dự phiên tòa phúc thẩm.

Hoàng Ân: Dư luận trong nước đang rất tức giận trước việc lại thêm một con sông lớn tại Hà Nội; đó là sông Cầu, bị bức tử vì chất thải và thủy điện. Xin anh vui lòng nói rõ hơn về việc này để quý thính giả của đài được tường tận hơn ạ

Hướng Dương: Theo tôi được biết, sông Cầu ở Hà Nội bị ô nhiễm rất nặng khiến bộ tài nguyên VN vừa ra lệnh cho nhà cầm quyền tỉnh Bắc Ninh phải chấm dứt ngay việc xả thải từ sông Ngũ Huyện Khê ra sông Cầu.

Trong văn thư, bộ tài nguyên VN khẳng định là chất thải không được xử lý của các nhà máy ở hai khu công nghiệp Phú Lâm và Phong Khê ở tỉnh Bắc Ninh, đã bị xả bừa bãi vào sông Ngũ Huyện Khê.

Tin tức và hình ảnh ghi nhận từ báo chí lề đảng cho thấy tại nhiều khu vực của sông Cầu, nước sông không chỉ biến thành màu đen đặc, hôi tanh mà dòng chảy cũng bị biến đổi sau khi đập thủy điện Thác Giềng ở tỉnh Bắc Cạn bắt đầu tích nước để vận hành các ổ máy phát điện. Một số khúc sông cũng bị cạn trơ đáy kể từ ngày 6/2.

Hoàng Ân: Thưa anh TA, theo Tổ chức Justice for Myanmar vừa công bố, kết luận của một phóng sự điều tra đã cáo buộc là Công ty viễn thông quân đội Việt Nam (Viettel) đã đồng lõa với những vi phạm nhân quyền tàn bạo tại Myanmar qua việc đầu tư vào doanh nghiệp của quân đội nước này. Việc này như thế nào thưa anh?

Hướng Dương: Viettel bắt đầu đầu tư vào Mytel, công ty viễn thông của quân đội Myanmar từ giữa năm 2018 và chỉ trong hai năm Mytel đã trở thành một trong hai nhà mạng lớn nhất của Myanmar với hơn 10 triệu khách hàng.

Được biết Viettel là cổ đông lớn nhất cua Mytel với 49% cổ phần trong công ty này. Việc hợp tác giữa Viettel và Mytel mang lại nguồn thu nhập quan trọng, khả năng tiếp cận kỹ thuật, vũ khí nước ngoài và một bộ máy giám sát mở rộng mà quân đội Myanmar có thể áp dụng để đàn áp người dân Myanmar.

Justice for Myanmar nói rằng người dân Myanmar đang phải đối mặt với mối nguy nghiêm trọng từ hoạt động kinh doanh của Viettel với quân đội Myanmar. Trong khi đó, nhà cầm quyền quân sự Myanmar tiếp tục gia tăng đàn áp những người phản đối cuộc đảo chính quân sự.

Nhiều tổ chức nhân quyền và giới đấu tranh kêu gọi tẩy chay quân đội Myanmar cùng những nguồn tài chính của họ – trong đó có Viettel, doanh nghiệp viễn thông của Bộ Quốc phòng Việt Nam.

No comments:

Post a Comment