Friday, February 26, 2021

Tạo Ra Chia Rẽ Vốn Là Chủ Trương Của CS

Quan Điểm

Nhìn vào kết quả ĐH 13 của đảng CSVN, nhiều người đặt ra câu hỏi: “Phải chăng đảng CSVN cố ý tạo ra sự chia rẽ Bắc Nam  trong cộng đồng dân tộc để dễ bề thao túng đất nước?”. Mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài quan điểm của LLCQ để tìm câu trả lời cho vấn nạn này với tựa đề: “Tạo Ra Chia Rẽ Vốn Là Chủ Trương Của CS”, sẽ được Hải Nguyên trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.

Thưa quí thinh giả,

Trong cuộc chiến chống CS để bảo vệ tự do của Miền Nam VN, người dân  luôn ghi nhớ câu nói của TT Nguyễn Văn Thiệu rằng “Đừng nghe những gì CS nói – mà hãy nhìn những gì CS làm”. Còn Trước đó, năm 1954 gần một triệu người bỏ Miền Bắc để vào Nam tránh CS, tuy không nói như TT Thiệu, nhưng hành động ấy đã chứng minh rằng không thể sống chung với CS được, tiếc rằng đa phần người Miền Nam không tin như thế!

Vì vận nước đổi thay, năm 1975 CS chiếm được Miền Nam, thống nhất đất nước. Những người đơn sơ chất phác nghĩ rằng từ nay sẽ không còn cảnh phân chia Bắc Nam nữa. Cầu Bến Hải nối liền hai bờ ở vĩ tuyến 17 được mở lại, địa danh ấy chỉ là dấu mốc còn ghi trong sử sách mà thôi.

Ngược dòng lich sử nước nhà, từ khi Nguyễn Hoàng thoát khỏi nanh vuốt của người anh rể là Trịnh Kiểm để vào trấn đất Thuận Hóa, rồi phát triển thế lực, mở mang bờ cõi kéo dài xuống tận mũi Cà Mâu, đến tận đất Hà Tiên, rồi vươn ra đến đảo Phú Quốc. Cuộc phân tranh Trinh-Nguyễn suốt hai thế kỷ 17 và 18, hai bên đã lấy Sông Gianh làm giới tuyến phân chia Nam Bắc.

Đến thời Pháp thuộc, đất nước bị chia ra làm ba xứ với 3 chế độ cai trị khác nhau, để phục vụ cho chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp. Nam Kỳ (Cochinchine), là  thuộc địa Pháp. Trung Kỳ (Annam), và Bắc Kỳ (Tonkin) là đất bảo hộ, tất cả nằm trong Liên Bang Đông Dương của Pháp.

Để tạm giải quyết chiến tranh Đông Dương do Việt Minh khởi động từ 1946. Thực Dân Pháp và Việt Minh đã ký Hiệp Định đình chiến Geneve chia đôi đất nước ngày 20/7/1954,  lấy sông Bến Hải làm nơi ngăn cách hai miền.

Biến cố tháng Tư 1975 tuy rất đau thương cho Miền Nam VN, nhưng là niềm hy vọng cho người dân cả nước, vì ai cũng tin rằng sự chia lìa vì những biến động lich sử nói trên, nay sẽ được xóa đi vĩnh viễn, người dân Việt dù sinh ra ở Bắc, Trung hay Nam đểu là con dân một nhà.

Nhưng lạ lùng thay, sau 45 năm, vết cắt lãnh thổ xưa kia chẳng những không lành, mà rõ ràng nó lại hằn sâu hơn, rỉ máu nhiều hơn, nhất là sau ngày kết thúc Đại Hội đảng CS lần thứ 13 vừa qua.

Vậy đâu là nguồn gốc của sự chia rẻ Bắc Nam này?  Để hiểu rõ, chúng ta cần xem lại vài sự kiên lịch sử sau đây:

  1. Muốn đánh chiếm Miền Nam VN, CS phải dùng chính những người gốc Miền Nam, nên ngày 20/12/1960 CS đã cho ra đời cái gọi là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, tại xã Tân Lập, Huyện  Châu Thành(nay là Tân Biên) tỉnh Tây Ninh. Thành phần lãnh đạo Mặt Trận được bầu trong Đại hội lần thứ nhất ngày 16/2/1962 gồm  Nguyễn Hữu Thọ là Chủ tịch; có các thành phần khác là Phùng Văn Cung, Võ Chí Công, Huỳnh Tấn Phát, Y Bih AleoĐại đức Sơn Vọng,  Trần Nam TrungNguyễn Văn Hiếu. Ủy viên Chủ tịch Đoàn: Trần Bạch ĐằngPhan Văn ĐángNguyễn Hữu ThếTrần Bửu KiếmNguyễn Thị Định, Hòa thượng Thích Thượng Hào, Ngọc đầu sư Nguyễn Văn NgợiLê Quang Thành và Đặng Trần Thi
  2. Muốn ngồi ngang hàng với chính quyền VNCH trong hội nghị Paris để kết thúc chiến tranh do Hoa Kỳ và CS Quốc Tế sắp xếp. Ngày 6/6/1969 CS lại cho ra đời cái Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, do Huỳnh Tấn Phát đứng đầu cùng với Phùng Văn Cung, Nguyễn Văn Kiết, Nguyễn Đóa, Trần Bửu Kiếm. Trần Nam Trung, Nguyễn Thị Bình, Cao Văn Bổn, Lưu Hữu Phước, Dương Quỳnh Hoa, Trương Như Tảng. Bên cạnh đó còn có Hội đồng cố vấn là các Luật sư Nguyễn Hữu Thọ và Trịnh Đình Thảo.

Sau khi kiểm soát được cả nước, thì hai tổ chức kể trên bị dẹp bỏ ngay. Danh sách những người trong hai tổ chức đã có công giúp CS chiến thắng VNCH phần đông là trí thức ở Miền Nam VN, họ đã bị vứt bỏ như những miếng chanh vừa vắt hết nước; vì những người ấy “không có lý luận” như Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định.

Điều kiện nhân sự được ngồi vào vị trí quyền lực cao phải là người Bắc mới có lý luận. Vậy lý luận theo Nguyễn Phú Trọng là gì? Thưa câu trả lời hết sức đơn giản, đó là một mớ lý thuyết hỗn độn cóp nhặt từ lý thuyết CS Mác-Lê đã lỗi thời lạc hậu. Được xào nấu rồi lặp đi lặp lại như những con vẹt, để trở thành giáo điều, thành công thức bất biến “lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện”; tất cả đều chứa đựng âm mưu đen tối, lừa lọc, gian dối, phản trắc và phi nhân tính.

Tóm lại, dầu là người có trí tuệ thông minh siêu phàm, có tư cách đạo đức thế nào đi nữa, mà không mang trong người dòng máu hận thù ghen ghét, không coi đồng loại là phương tiện để lợi dụng, thì người đó vẫn không có lý luận theo tiêu chuẩn của đảng CSVN. Vì vậy đa phần trí thức Miền Nam không thể trở thành người lãnh đạo được. Thành phần nhân sự đảng CSVN hiện nay đã chứng minh thực tế ấy.

Cảm ơn quí thinh giả đã theo dõi bài QD của chúng tôi.

LLCQ

No comments:

Post a Comment