Tuesday, February 23, 2021

TRUNG QUỐC BẺ CONG LUẬT LỆ Ở BIỂN ĐÔNG NHƯ THẾ NÀO

Bình Luận

Kính thưa quý thính giả, trong khi nhân dân Việt Nam và các quốc gia có quyền lợi kinh tế tại Biển Đông đang chờ đợi một thái độ chống TQ tích cực hơn từ Việt Nam, thì đảng CSVN lại hèn nhát ôm chân và quỵ lụy kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. 

Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần bình luận của Oriana Skylar Mastro do Hoàng Thủy Ngữ chuyển dịch với tựa đề: “TRUNG QUỐC BẺ CONG LUẬT LỆ Ở BIỂN ĐÔNG NHƯ THẾ NÀO?” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.

Các cuộc tập trận của Trung Quốc ở Biển Đông vào tháng trước, và phản ứng mạnh mẽ của Mỹ, cho thấy những vùng biển tranh chấp này sẽ không sớm lắng dịu. Nếu các cuộc diễn tập quân sự là chủ yếu thì việc tranh chấp về các vị trí pháp lý cũng đang nóng dần lên. Năm ngoái, cả Mỹ và Úc đều chọc giận Trung Quốc khi chính thức tuyên bố những yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp. Các đối tượng tranh chấp khác đều hài lòng với sự thay đổi trong chính sách này, nhưng không ai công khai lên tiếng.

Tuy nhiên, vấn đề không phải là Trung Quốc đang ngang nhiên vi phạm luật pháp quốc tế – mà là họ cùng lúc tạo ra một vỏ bọc hợp pháp cho lập trường của mình.

Thoạt nhìn, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có vẻ như đang dựa vào một lập luận lịch sử để củng cố các tuyên bố của họ – Trung Quốc đề cập đến sự giao tiếp của họ với Biển Đông từ thời Tây Hán. Do đó, câu chuyện về các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh bắt đầu từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, khi người Trung Quốc đi thuyền trên Biển Đông và khám phá ra một số đặc điểm trên đất liền trong khu vực.

Các nhà nghiên cứu đã liệt kê tỉ mỉ tính chất đáng ngờ của lịch sử này. Ngoài ra, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) không cho các bên ký kết quyền đưa ra yêu sách dựa trên di sản lịch sử, và khái niệm “yêu sách lịch sử” thiếu cơ sở rõ ràng trong luật pháp quốc tế.

Nhưng thực ra, đây không phải là cách Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với 90% Biển Đông. Việc Trung Quốc lạm dụng và áp dụng sai luật pháp quốc tế phức tạp hơn một chút. Có bốn cấp độ được xây dựng dựa vào nhau.

Thứ nhất, Trung Quốc tuyên bố họ có các quyền tương tự các quốc gia quần đảo, những quốc gia này chủ yếu được tạo thành từ cáࡣ hòn đảo. Một trong những lợi thế của quy chế quần đảo là vùng nước giữa các đảo được coi là nội thủy, giống như các con sông bên trong một quốc gia. Các quốc gia khác không có quyền quá cảnh các vùng biển này nếu không được phép. Quy chế quần đảo được Liên Hiệp Quốc thông qua và chỉ có 22 quốc gia tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc không phải là một trong số những quốc gia đó.

Sau đó, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh hải 12 hải lý tính từ đường cơ sở Hoàng Sa, không phải từ các đảo riêng lẻ, và ở Trường Sa, từ nhiều địa điểm mà theo luật pháp quốc tế không được hưởng quyền này, chẳng hạn như các đảo nhân tạo. Ngoài ra, cách giải thích của Trung Quốc về lãnh hải là nhà nước có độc quyền đưa ra, áp dụng và thực thi luật pháp của mình trong không gian đó và nước ngoài không thể can thiệp.

Nhưng theo UNCLOS, tất cả các tàu, dân sự hay quân sự, có quyền thoải mái đi qua lãnh hải của các quốc gia khác. Hơn nữa, vùng tiếp giáp được coi là một phần của vùng biển quốc tế, và các quốc gia không có quyền giới hạn hàng hải hay tiến hành kiểm soát vì mục đích an ninh.

Cuối cùng, Trung Quốc tuyên bố 200 hải lý tính từ cuối lãnh hải là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình, nơi họ có quyền điều chỉnh hoạt động quân sự.

Mỹ khẳng định rằng, tự do hàng hải của các tàu quân sự là một thông lệ được thiết lập và chấp nhận trên toàn cầu, được quy định trong luật pháp quốc tế. Nói khác, các quốc gia không có quyền hạn chế hàng hải hoặc thực hiện bất kỳ sự kiểm soát nào vì mục đích an ninh trong các vùng đặc quyền kinh tế.

Nhưng việc chống phá các tuyên bố pháp lý sai lầm của Trung Quốc đòi hỏi nhiều hơn các hoạt động quân sự và những tuyên bố gay gắt.

Năm 2016, Tòa án La Haye đã phán quyết rằng, yêu sách về các quyền lịch sử ở Biển Đông của Trung Quốc thiếu cơ sở pháp lý, các hành động của Trung Quốc trong khu vực vi phạm quyền của Philippines và các đối tượng ở Trường Sa không được hưởng các đặc quyền kinh tế hoặc vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, việc Washington liên tục từ chối phê chuẩn UNCLOS khiến hiệu quả chung trong việc đẩy lùi Bắc Kinh bằng công cụ pháp lý của chính phủ bị suy yếu.

Ngoài ra, Washington đã lãng phí cơ hội giúp Philippines thực thi phán quyết năm 2016 của Tòa án Quốc tế theo hướng có lợi cho mình, khiến việc thách thức Bắc Kinh trên cơ sở pháp lý đối với các nguyên đơn khác càng kém sức hấp dẫn.

Mỹ không nên phạm sai lầm tương tự hai lần. Họ nên hỗ trợ các nguyên đơn có thể đang muốn khởi kiện Trung Quốc (Việt Nam hiện đang xem xét việc này). Sau đó, khi tòa án đưa ra phán quyết mới chống lại Trung Quốc, Mỹ nên dẫn đầu trách nhiệm thực thi phán quyết.

Trung Quốc đang sử dụng tất cả các công cụ của chính phủ để giành quyền kiểm soát tuyến đường thủy chiến lược quan trọng này. Mỹ và các đồng minh cũng nên làm như vậy./.

Oriana Skylar Mastro do Hoàng Thủy Ngữ chuyển dịch

No comments:

Post a Comment