Tuesday, February 9, 2021

CSVN mưu toan moi vàng và ngoại tệ của dân

Bình Luận

Kính thưa quý thính giả, Đảng CSVN chưa từng được nhân dân bầu lên trong một cuộc bầu cử công khai và dân chủ. Họ chỉ cướp chính quyền và duy trì chính quyền bằng bạo lực. Cướp vàng và ngoại tệ của nhân dân cũng phát xuất từ thói quen cướp giật này.  Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần bình luận của Trần Nguyên Thao với tựa đề: “CSVN mưu toan moi vàng và ngoại tệ của dân” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh ĐLSN tối hôm nay.

Đầu năm, Thủ Tướng nguyễn xuân Phúc, người được phỏng đoán là ứng viên cho chức Tổng Bí Thư hay ít ra cũng Chủ Tịch Nước của nhiệm kỳ 5 năm tới, đưa ra nghị quyết số 01/NQ-CP được truyền thông lề đảng tung hô là mang tính “xương sống”, và là “kim chỉ nam” cho năm 2021, trong đó có 12 giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đặt mục tiêu tăng GDP lên 6.5%, cao hơn so với chỉ tiêu (GDP 6%) do Quốc Hội đề ra. Về hướng tiến của nghị quyết này, ông Mai tiến Dũng, Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ xác định trước công luận hôm 04/01: “đảng CSVN tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

16 ngày trước (09/01) khi đai hội XIII khai mạc, thành viên cao cấp chuyên về chính sách kinh tế vĩ mô, Bộ Trưởng Kế Hoạch & Đầu Tư, Nguyễn chí Dũng công khai nhận định: “phải thay đổi tư duy quản lý từ chủ yếu là kiểm soát, cho phép (tiền kiểm) sang chủ yếu phục vụ thúc đẩy phát triển (hậu kiểm). Có cơ chế bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”. Để rồi cuối cùng, ông Dũng để lộ cho mọi người thấy muốn làm gì thì cũng phải có tiền, trong lúc chúng ta “đã hết cửa vay rồi, nên phải nặn “hầu bao” dân chúng qua mỹ từ “lập cơ chế khuyến khích để huy động nguồn lực trong dân, nhất là vàng, ngoại tệ”.

Không biết đây là lần thứ mấy Ba Đình công khai gian ý muốn thu gom vàng và ngoại tệ trong dân. Mưu gian này đã bị dân chúng quyết liệt phản đối khi hai vị Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước tiền nhiệm là Nguyễn văn Bình (2011-2016) và Lê minh Hưng (2016-2020) lần lượt muốn moi vàng và Mỹ kim của dân đều không thể thực hiện.

Ngoài việc ngân sách thâm hụt, túi tiền gần rỗng, tham nhũng có hệ thống trở thành bất trị, nhiều năm nay phải in thêm tiền bơm vào thị trường làm “trò lừa” tăng trưởng GDP… Còn có tình trạng khả năng nhân lực Việt Nam không phù hợp với nhu cầu phát triển mới. Mặc dù 68% số cơ sở đào tạo ở Việt Nam báo cáo rằng họ đã được trang bị tốt cho cách mạng công nghệ 4.0, con số này vẫn thấp hơn so với Campuchia (73%), Philippines (81%) và Indonesia (95%) [5].

Đối với khu vực sản xuất không liên quan đến công nghệ tân tiến 4.0 thì khoảng 75% công nhân Việt Nam cũng cần được huấn luyện hay tu nghiệp để có “tay nghề” tốt hơn.

Việt Nam còn vướng vào một “khúc xương” không thể nuốt được khi còn lệ thuộc vào Bắc Phương. Đó là 11 con đập thủy điện nơi thượng nguồn Cửu Long, vài năm nữa lại thêm 11 đập thủy điện cũng do Tầu xây chung trên đất Lào. Khi lượng nước trên thượng nguồn bên Tầu bị chặn, thì mực nước hạ nguồn là đồng bằng song Cửu Long của Việt nam thấp hơn mực nước biển, làm cho nước mặn ở biển tràn vào 13 tỉnh Miền Nam Việt Nam. Việc này đã xẩy ra rất nhiều năm, khiến toàn vựa lúa và hoa màu, nơi sinh sống của trên 17 triệu dân thiếu cả nước ngọt để sinh sống, diện tích 40.547,2 km² bị ảnh hưởng và thiệt hại rất nặng.

Ngược dòng sự kiện với thời gian, ngoại trừ chiến dịch đánh tư sản mại bản, Ba Đình tổ chức các đội ngũ ập vào nhà dân tịch thu tiền tài, tư trang và mọi thứ có thể lấy đi. Đối với “tuần lễ vàng (1945) và 6 lần đổi tiền sẽ lược lại sau đây, mỗi sự kiện đều để lại thảm họa chết chóc, nhiều đau thương, hệ lụy cho Dân Tộc Việt nam :

Cách đây gần 76 năm (9/1945), trước những khó khăn chồng chất, Việt cộng vận động nhân dân cả nước tham gia “Tuần lễ Vàng”, Ông Hồ chí Minh, Chủ Tịch Nước kêu gọi dân chúng: “Muốn củng cố nền tự do độc lập, chúng ta cần sức hy sinh, phấn đấu của toàn quốc đồng bào, cần sức quyên góp của nhân dân, nhất là những nhà giàu có”. 

Có hàng chục ngàn trường hợp, nhưng ở đây chỉ nói (1) vụ điển hình: Bà Nguyễn Thị Năm (1906) quê ở Làng Bưởi, ngoại thành Hà Nội [6]), là một gia đình có công không những nuôi ăn trong nhà gần như toàn nội các tiên khởi, đóng góp phần lớn tài sản cho chính phủ lúc đó, đưa các con vào bộ đội để kháng chiến chống Pháp. Đến khi đảng CSVN phát động Cải cách ruộng đất (1953-1956), bà bị gán cho là địa chủ gian ác, đưa ra đấu tố và bị xử bắn ngày 9 tháng 7 năm 1953. Trong cuộc cải các ruộng đất, theo con số Ba Đình nhìn nhận có 172.008 người bị tố đến chết vì bị Việt cộng gán cho tội là địa chủ.

Sáu lần Ba Đình thực hiện các cuộc đổi tiền đều mang mục đích ăn cướp của dân để bần cùng hóa dân chúng nhằm dễ cai trị.

Ngày nay rất nhiều người dân đều biết hàng loạt cán bộ từ cao cấp đến hạ tầng huyện, xã đều tham nhũng có tài sản từ hàng triệu đến cả tỷ Mỹ kim tiêu xài xa hoa; tạo ra hố cách biệt giầu nghèo quá lớn trong xã hội, chuyển ra ngoài nước; sắm cơ ngơi kinh doanh, mua nhà sang trọng cho gia đình cư ngụ.

Cách hay nhất là Ba Đình làm gương lập ra cơ chế để thu hồi nguồn tài chánh của Dân Tộc Việt bị chính cán bộ của đảng CSVN ăn cắp làm của riêng, hoặc chuyển ra nước ngoài. Số tiền to lớn này phải bỏ vào công quỹ để phát triển đất nước. Sau đó, còn cần thêm thì dân chúng tự ý đóng góp vàng và ngoại tệ; khỏi cần bầy mưu tính kế bao nhiêu lần cũng “chưa lọt”.

Trần Nguyên Thao

No comments:

Post a Comment