Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Hoàng Ân và Trường An sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua. Xin nhường lời cho chị Hoàng Ân .
Hoàng Ân: Cám ơn chị Mỹ Linh. Trước hết, HA xin kính chào quý thính giả của đài DLSN và chào anh TA
Trường An: TA cũng xin gửi lời chào tới quý thính giả của đài.
Hoàng Ân: thưa anh TA, có tin là bộ công an cộng sản vừa soạn thảo một nghị định cho phép một số tổ chức và cơ quan nhà nước có thẩm quyền được tiết lộ dữ kiện cá nhân của công dân, phải không anh?
Trường An: Đúng như chị vừa nói. Tin này do giới Truyền thông của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đưa ra.
Dự thảo này sẽ cho phép bên thứ ba – gồm tổ chức doanh nghiệp, bên xử lý dữ kiện, và cơ quan nhà nước có thẩm quyền –có thể tiết lộ dữ kiện cá nhân, hoặc cho quyền truy cập dữ kiện cá nhân cũng như công bố trên phương tiện truyền thông mà không cần có sự đồng ý của chủ thể dữ kiện, trong các trường hợp mà bạo quyền VN nói là vì lợi ích, an ninh quốc gia, vì mục đích quốc phòng, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng, là theo quy định của pháp luật hoặc thoả thuận quốc tế, mà Việt Nam là thành viên, hoặc là để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học hay thống kê
Hoàng Ân: Anh nghĩ gì về nghị định này, thưa anh ?
Trường An: tôi nghĩ nó hoàn toàn phi lý khi cho phép một số tổ chức và cơ quan nhà nước quyền tiết lộ, quyền truy cập dữ kiện cá nhân mà không cần có sự đồng ý của chủ thể dữ kiện, trong khi lai phạt nặng các cá nhân và tổ chức khác nếu tiết lộ thông tin tương tự, nếu dữ kiện cá nhân đó bị xem là nhạy cảm, làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của chủ thể dữ kiện, có thể bị phạt tới 100 triệu đồng. Với nghị định này rồi đây thông tin cá nhân đen như nhọ nồi của quan chức CS sẽ được bảo vệ kĩ lưỡng trong khi thông tin cá nhân của người dân thì không
Hoàng Ân: Trước tình hình dịch Vũ Hán tại VN đang bùng phát mạnh, trong tuần qua, bạo quyền CSVN đã quyết định đóng của toàn bộ các quán ăn ở Hà Nội. Anh vui lòng nói rõ hơn về việc này a?
Trường AnBắt đầu từ hôm 16/2, các quán ăn ở Hà Nội, kể cả quán cà phê và trà đá, đều nhận được lệnh đóng cửa. Các khu di tích lịch sử và đền chùa cũng vậy. Trước đó, từ ngày 1/2, Hà Nội cũng đã đóng cửa các quán rượu, vũ trường và karaoke. Người dân cũng được khuyến cáo tránh ra đường.
Quyết định đóng cửa này được nhà cầm quyền Hà Nội đưa ra sau cái chết của một công dân Nhật tại một khách sạn. Tuy nhiên giới chức y tế vẫn chưa tìm được nguồn gốc lây nhiễm của người Nhật này
Tương tự như ở Sài Gòn, học sinh Hà Nội tiếp tục được nghỉ học cho đến tháng tới. Còn người dân từ các tỉnh thành quay về Hà Nội sau thời gian nghỉ Tết sẽ phải khai báo y tế, đặc biệt là những người trở về từ các ổ dịch như Hải Dương, Quảng Ninh và Sài Gòn.
Kể từ ngày 27/1 cho đến chiều tối thứ Hai, Hà Nội có 35 trường hợp nhiễm mới, hầu hết là lây nhiễm từ hai ổ dịch Hải Dương và Quảng Ninh.
Hoàng Ân: Nói về Hội Nhà Báo Độc Lập VN, mặc dù bị đàn áp dữ dội, điển hình là việc Chủ tịch hội Phạm Chí Dũng, Phó Chủ tịch Nguyễn Tường Thuỵ và thành viên Lê Hữu Minh Tuấn bị bạo quyền VN kết án từ 11 đến 15 năm tù giam và 3 năm quản chế với tội danh nguỵ tạo “tuyên truyền chống nhà nước”, nhưng hội này vẫn không bị tan rã, vẫn liên tục hoạt động kể từ khi thành lập năm 2014 đến nay. Anh có nhận định gì thêm về việc này không ạ?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài DLSN!
Trong bản lên tiếng mới đây, Hội NBDLVN tuyên bố ban lãnh đạo hội vẫn đang duy trì tờ báo mạng Việt Nam Thời báo với sự đóng góp bài vở của hàng chục thành viên và cộng tác viên ở trong và ngoài nước.
Vào cuối năm 2019, sau khi bắt giam 3 thành viên của hội, nhà cầm quyền CS Việt Nam đã làm gián đoạn trang mạng Việt Nam Thời Báo, nhưng chỉ 1 tháng sau, Hội đã lấy lại sự kiểm soát trang báo này và hiện vẫn duy trì trang mạng. Các bài báo đăng trên Việt Nam Thời Báo là những tiếng nói phản biện trung thực, công khai, và mạnh mẽ đối với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Ngòai việc cùng các tổ chức xã hội dân sự khác ở Việt Nam và trên thế giới tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam, và cho tự do của các tù nhân lương tâm đang bị giam giữ tại Việt Nam, Hội còn có kế hoạch thực hiện một số hoạt động cao hơn nhằm phổ cập rộng khắp các tin tức và phản biện các chính sách của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Hoàng Ân: Trong một diễn biến khác, tuần qua Thượng tướng CSVN Nguyễn Trọng Nghĩa, phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị của Quân đội vừa được Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam bổ nhiệm vào chức vụ trưởng ban tuyên giáo Trung ương, thay thế ông Võ Văn Thưởng vì chuyển qua làm thường trực Ban bí thư. Việc bổ nhiệm này có thể nhằm mục đích chấn chỉnh việc đánh nhau giữa các phe phái trong đảng phải không anh?
Trường An: Đúng vậy, thưa chị. Việc bổ nhiệm này cũng nhằm xiết chặt các bài viết liên quan đến quan hệ giữa Việt Nam và Trung Cộng, đồng thời tăng cường việc đàn áp tự do báo chí như trong nhiều năm qua.
Ông Nghĩa từng xác nhận là quân đội có Lực lượng 47 với hơn 10.000 người là “hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng, vừa hồng vừa chuyên, kiên định lập trường, có trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ cao”. Ông này còn nói quân đội có chức năng đấu tranh chống diễn biến hòa bình trên không gian mạng.
Được biết, Lực lượng 47 này cùng với đám dư luận viên, không chỉ nhắm vào giới bất đồng chính kiến và người hoạt động xã hội mà còn tấn công fanpage của Toà Đại sứ Hoa Kỳ và Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam.
No comments:
Post a Comment