Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Minh Nguyệt & Hướng Dương trình bày sau đây.
Ba dân biểu Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ gồm các ông Alan Lowenthal, Lou
Correa và Harley Rouda đã cùng ký tên vào một thư ngỏ thúc giục nhà cầm
quyền cộng sản Việt Nam cải thiện nhân quyền như cam kết trong quan hệ
ngoại giao Việt-Mỹ.
Thư ngỏ được gửi đến chủ tịch nước và thủ tướng cs Việt Nam vào ngày
29/4 trong dịp 45 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Cụ thể, ba dân biểu
kêu gọi chế độ cộng sản Hà Nội trả tự do cho tù nhân lương tâm, trùng
tu nghĩa trang Biên Hòa và chấm dứt việc bắt bớ người hoạt động tôn
giáo, người bất đồng chính kiến, và nhà báo độc lập.
Theo Dân biểu Alan Lowenthal, Việt Nam CS vẫn chưa thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện các cam kết này.
Ông Alan Lowenthal là một người rất quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở
Việt Nam. Ngày 28/4, ông cùng 12 dân biểu khác đã đệ trình Nghị quyết Hạ
viện ghi nhận biến cố lịch sử 30/4/1975, tưởng niệm 45 năm ngày Sài Gòn
bị thất thủ.
NHIỀU TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ ĐỘC LẬP RA TUYÊN BỐ LÊN ÁN TRUNG CỘNG BÀNH TRƯỚNG Ở BIỂN ĐÔNG
Nhiều tổ chức xã hội dân sự độc lập và hàng trăm cá nhân đã ký vào
Tuyên bố Biển Đông Tháng Tư năm 2020 với nội dung lên án sự bành trướng
của Trung Cộng ở Biển Đông và yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có
phản ứng tương ứng.
Bản tuyên bố được khởi xướng bởi một nhóm người hoạt động dân sự và
có sự đóng góp của nhiều cá nhân và tổ chức độc lập ở trong và ngoài
nước. Sau một tuần công bố, đã có gần 10 tổ chức và hơn 200 người ký
tên.
Tuyên bố Biển Đông tháng Tư 2020 ra đời trong bối cảnh Trung Cộng
liên tục gây hấn trên Biển Đông, ép buộc cộng sản Việt Nam phải rút quân
và vũ khí ra khỏi Trường Sa, cũng như đe doạ sẽ sử dụng vũ lực để kiểm
soát quần đảo này.
Trong khi đó, cộng sản Việt Nam đã gởi một công hàm lên Liên Hiệp
Quốc ngày 30/3 để phản đối các yêu sách vô lý của Trung Cộng ở Biển Đông
và yêu cầu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc gởi bản sao cho tất cả các nước
thành viên.
DỊCH CÚM VŨ HÁN KHIẾN TỰ DO BÁO CHÍ SUY GIẢM TRẦM TRỌNG
Vào thứ Sáu ngày 01/5, Viện Báo chí Quốc tế (IPI) ra thông cáo báo
chí nhận định tình trạng tự do báo chí trên toàn thế giới trở nên tồi tệ
hơn khi dịch cúm Vũ Hán lan rộng vì các chính phủ ở cả các quốc
gia chuyên quyền và dân chủ đều siết chặt các phương tiện truyền thông.
Theo IPI, cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng do đaị dịch cúm Vũ Hán
lây lan quá nhanh , đã cho phép các chính phủ độc tài thực hiện biện
pháp kiểm soát truyền thông với lý do ngăn chặn việc loan thông tin sai
lệch. IPI đã ghi nhận có tổng cộng 162 vụ vi phạm tự do báo chí khác
nhau, liên quan đến dịch Vũ Hán trong hai tháng rưỡi qua. Gần một phần
ba trong số đó có liên quan đến việc bắt bớ, giam giữ hoặc buộc tội các
nhà báo đưa tin về đại dịch.
Ngoài ra, IPI cho biết thêm rằng, trong khi lấy và đưa tin về đại
dịch , các nhà báo đã phải đối mặt không chỉ với nguy cơ lây nhiễm mà
còn có nguy cơ bị bắt giữ, tấn công bởi lực lượng an ninh hoặc bị cáo
buộc hình sự do tường trình về dịch bệnh.
DỰ BÁO KHỦNG HOẢNG LƯƠNG THỰC TOÀN CẦU THỜI HẬU COVID-19
Tổ chức Lương Nông của Liên Hiệp Quốc (FAO) cảnh báo rằng thế giới có
thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực dẫn đến nạn đói
nghiêm trọng trên toàn cầu, kèm theo đó là những bùng nổ xã hội sau khi
dịch cúm đi qua.
Trong một báo cáo chung với Chương trình lương thực thế giới (WFP),
tổ chức FAO ước tính số người đói ăn nghiêm trọng trên thế giới từ nay
đến cuối năm 2020 có thể lên đến 250 triệu người, tăng gấp đôi so với
năm 2019.
Tổ chức phi chính phủ Oxfam còn nhận định là so với cuộc khủng hoảng
2008, cuộc khủng hoảng lần này còn khủng khiếp hơn, nhấn mạnh đến sự bất
bình đẳng và bần cùng hóa, với những hậu quả vô cùng đáng ngại về khả
năng người dân nhiều nơi phải chịu cảnh khan hiếm lương thực do sự gián
đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong hoàn cảnh bất ổn như hiện nay, nhiều quốc gia hạn chế xuất khẩu
lương thực và tăng số lượng dự trữ. Thái Lan, Campuchia và Indonesia
đều tuyên bố cắt giảm xuất cảng gạo; trong khi Ukraine giảm xuất khẩu
dầu hướng dương; còn Kazakhstan và Nga giảm xuất cảng lúa mì.
Theo nhiều chuyên gia, châu Phi và Trung Đông sẽ đặc biệt bị ảnh
hưởng nghiêm trọng về lương thực cho dù về mặt y tế, họ không phải là
những nạn nhân trực tiếp và nặng nhất của dịch bệnh Vũ Hán.
THẾ GIỚI ĐÓN NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG TRONG PHONG TOẢ VÀ NỖI LO KHỦNG HOẢNG
Thế giới đón ngày Quốc tế Lao động (01/5) đặc biệt nhất từ trước tới
nay với sự vắng bóng các cuộc tổ chức mừng ngày này trên khắp thế giới.
Hơn nửa dân số thế giới sống trong phong tỏa, lo âu không có việc làm
vì đại dịch Vũ Hán hoành hành trong 4 tháng qua.
Theo các công đoàn Pháp, đây cũng là dịp để mọi người bày tỏ sự ủng
hộ, biết ơn đối với những người lao động như các y bác sĩ, các nhân viên
siêu thị vẫn tiếp tục làm việc trên tuyến đầu dịch bệnh, phục vụ cộng
đồng bất chấp nguy hiểm của mình.
Tại châu Âu, vùng dịch lớn nhất thế giới, dịch Vũ Hán đang kéo kinh
tế của khu vực vào cuộc khủng hoảng, suy thoái chưa từng có từ sau Đệ
Nhị Thế Chiến cùng hàng triệu người lao động tạm thời mất việc.
No comments:
Post a Comment