Kính thưa quý thính giả, mỗi
năm vào thời điểm Quốc Hận, các phương tiện truyền thông khắp nơi đều
đưa hình ảnh các vị tướng tá đã xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, quyết hy
sinh mạng sống để bảo vệ danh dự, tiết tháo của một cấp chỉ huy. Các vị
ấy được tôn vinh là những anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, xứng
đáng được lưu danh muôn thuở. Ngoài những quân nhân quyết chọn cái chết
bi hùng để đền nợ nước thì cũng có nhiều viên chức thời Cộng Hòa đã
tuẫn tiết, quyết không để lọt vào tay Cộng Sản. Trong số đó, nổi bật
nhất là cái chết bi dũng của một cựu Bộ Trưởng, ông đã chọn cái chết để
gióng lên lời cảnh báo trước dư luận trong và ngoài nước về thảm họa sẽ
giáng xuống đầu dân tộc Việt, khi đất nước bị Cộng Sản thống trị. Qua chuyên mục Danh Nhân Nước Việt tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Chí Sĩ Trần Chánh Thành” của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Việt Thái
Ông Trần Chánh Thành sinh vào khoảng năm 1920, do cha là Trần Đức làm thông ngôn cho vua Khải Định tại Huế nên ông học và tốt nghiệp trung học tại nơi này. Sau đó, ông trở ra Hà Nội học và tốt nghiệp bằng Cử Nhân Luật. Ông đỗ đầu kỳ thi Tri huyện Tư pháp cho toàn cõi Bắc và Trung Kỳ, được cử làm Chưởng lý các tòa án Trung Kỳ.
Khi chính phủ Trần Trọng Kim ra đời, ông được bổ làm Chánh văn phòng Bộ Tư Pháp. Ông được Việt Minh mời ra Hà Nội giữ chức vụ Giám đốc Tư Pháp Liên Khu 3 và sau đó làm Giám đốc Kinh Tế Liên Khu 3. Sau khi theo Việt Minh một thời gian, ông hiểu bộ mặt thật của Việt Minh là Cộng Sản, nên ông cáo bệnh từ chức, trở về Nghệ An, trú ngụ tại nhà ông Cao Xuân Vỹ để tìm cách ra vùng Quốc Gia.
Vài tháng sau khi đến Hà Nội, ông vào Sài Gòn hành nghề luật sư trong văn phòng của Luật sư Trương Đình Du.
Tháng 10 năm 1952, ông Ngô Đình Nhu chủ trương tạp chí Xã Hội, ông và Mạc Kinh (người em chú bác) trở thành cộng tác viên với tờ tạp chí này và từ đó ông có mối giao tình với ông Ngô Đình Nhu. Mối giao tình này đánh dấu một khúc rẽ quan trọng trong cuộc đời chính trị của ông.
-Ngày 6/7/1954, ông được cử làm Bộ trưởng tại Phủ Thủ Tướng.
-Ngày 10/5/1955, ông giữ chức vụ Tổng trưởng Thông Tin.
-Khi Phong trào Cách Mạng Quốc Gia ra đời ông được cử làm Chủ tịch.
Theo tác giả Nguyễn Trân, ông là người đề ra kế hoạch Tố Cộng và khi kế hoạch được phát động, ông chỉ huy Chiến dịch Tố Cộng Trung Ương bao gồm các bộ Thông Tin, Tư Pháp, Quốc Phòng và Nội Vụ. Chiến dịch này được phát động nhằm tiêu diệt các cán bộ Cộng Sản nằm vùng, đồng thời triệt hạ các lực lượng thực dân, phong kiến.
Ngoài ra, ông còn là một Dân biểu Quốc hội và là một trong 14 vị thuộc Ủy Ban Soạn Thảo Hiến Pháp, khai mở nền Đệ Nhất Cộng Hòa.
-Năm 1962, ông được cử làm đại sứ tại Tunisie, ở Bắc Phi.
-Ngày 18/12/1963, Thủ tướng Nguyễn Ngọc Thơ giao cho ông đi Nam Vang ngoại giao với Quốc Vương Shianouk.
Trong những năm chính trường miền Nam rối ren, ông rút lui vào bóng tối, sống ẩn dật.
-Năm 1967, nền Đệ Nhị Cộng Hòa ra đời, bản hiến pháp mới được ban hành đưa đất nước trở lại trật tự, quy củ.
-Ngày 03/9/1967, ông ra ứng cử Thượng Nghị Sĩ trong liên danh “Đoàn Kết để Tiến Bộ” của ông Trần Văn Lắm (thụ ủy liên danh) và liên danh đã đắc cử với hơn nửa triệu phiếu.
-Ngày 28/5/1968, Thủ tướng Trần Văn Hương thành lập chính phủ mới thay thế chính phủ của Luật sư Nguyễn Văn Lộc. Đây là thời điểm cuộc Hòa Đàm Paris khởi sự, sắp bước sang giai đoạn công khai, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mời ông giữ chức vụ Tổng trưởng Ngoại Giao.
-Ngày 01/9/1969, tướng Trần Thiện Khiêm trình diện nội các mới, ông trở về giảng dạy tại Trường Đại Học Luật Khoa cho đến ngày 30/4/1975.
Khi Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh cho Quân Lực VNCH buông súng, ông vào bệnh viện Grall của Pháp lánh mặt. Ngày hôm sau, bệnh viện yêu cầu ông rời khỏi nơi này, ông được nhà báo Mạc Kinh đón về nhà trên đường Duy Tân cùng trút hết nỗi niềm tâm sự, trước khi chia tay ông nói lời cuối cùng: “Chúng ta đều đã hiểu Cộng Sản quá rõ. Với anh, chỉ có một lựa chọn cuối cùng. Anh phải tự xử thôi! em về đi, đã đến giờ giới nghiêm rồi. Sáng mai gặp lại!”.
Hôm sau khi trời vừa sáng, Mạc Kinh đến nơi ông cư trú thì được hung tin, ông đã tự vận bằng thuốc ngủ.
Ngày 4/5/1975, khoảng vài chục người đến tiễn đưa di thể ông đến nơi an nghỉ cuối cùng trong lặng lẽ và lo sợ, bao trùm lên vẻ “tử biệt sinh ly” của một đám tang.
Khi nước mất, nhà tan, chí sĩ Trần Chánh Thành đã chọn cho mình một cái chết can trường để bảo vệ sĩ khí và tiết tháo của một viên chức thời Việt Nam Cộng Hòa. Khi biết tình thế không thể cứu vãn, bản thân không mong thấy được thành quả tốt đẹp về lý tưởng tự do, ông đã ngang nhiên, thanh thản ra đi, quyết không để lọt vào tay Cộng Sản.
Trước khi chết, ông đã không quên để lại di bút, tố cáo CSVN vi phạm Hiệp Định Paris 1973 khi cưỡng chiếm miền Nam bằng vũ lực, kêu gọi thế giới ngăn cản, không để quân dân miền Nam bị trả thù. Và ông phác họa những thảm cảnh người dân miền Nam phải hứng chịu về sau.
Ôi cám cảnh thay! Anh hùng mạt lộ! Chí khí và tiết tháo của ông, một kẻ sĩ với câu “ninh thọ tử, bất ninh thọ nhục” và “anh hùng tử, khí hùng bất tử”. Khi tàn cuộc chiến, nước mất nhà tan, mới rõ mặt anh hùng, bất kể bên văn hay võ, tất cả đều được lưu danh trong sử sách.
Nước mất nhà tan, ôi thảm thiết,
Văn quan võ tướng, mọt gông xiềng.
Lẫm liệt, có người cam tuẫn tiết,
Tinh anh… hòa quyện nước non thiêng!!!
Việt Thái
Ông Trần Chánh Thành sinh vào khoảng năm 1920, do cha là Trần Đức làm thông ngôn cho vua Khải Định tại Huế nên ông học và tốt nghiệp trung học tại nơi này. Sau đó, ông trở ra Hà Nội học và tốt nghiệp bằng Cử Nhân Luật. Ông đỗ đầu kỳ thi Tri huyện Tư pháp cho toàn cõi Bắc và Trung Kỳ, được cử làm Chưởng lý các tòa án Trung Kỳ.
Khi chính phủ Trần Trọng Kim ra đời, ông được bổ làm Chánh văn phòng Bộ Tư Pháp. Ông được Việt Minh mời ra Hà Nội giữ chức vụ Giám đốc Tư Pháp Liên Khu 3 và sau đó làm Giám đốc Kinh Tế Liên Khu 3. Sau khi theo Việt Minh một thời gian, ông hiểu bộ mặt thật của Việt Minh là Cộng Sản, nên ông cáo bệnh từ chức, trở về Nghệ An, trú ngụ tại nhà ông Cao Xuân Vỹ để tìm cách ra vùng Quốc Gia.
Vài tháng sau khi đến Hà Nội, ông vào Sài Gòn hành nghề luật sư trong văn phòng của Luật sư Trương Đình Du.
Tháng 10 năm 1952, ông Ngô Đình Nhu chủ trương tạp chí Xã Hội, ông và Mạc Kinh (người em chú bác) trở thành cộng tác viên với tờ tạp chí này và từ đó ông có mối giao tình với ông Ngô Đình Nhu. Mối giao tình này đánh dấu một khúc rẽ quan trọng trong cuộc đời chính trị của ông.
-Ngày 6/7/1954, ông được cử làm Bộ trưởng tại Phủ Thủ Tướng.
-Ngày 10/5/1955, ông giữ chức vụ Tổng trưởng Thông Tin.
-Khi Phong trào Cách Mạng Quốc Gia ra đời ông được cử làm Chủ tịch.
Theo tác giả Nguyễn Trân, ông là người đề ra kế hoạch Tố Cộng và khi kế hoạch được phát động, ông chỉ huy Chiến dịch Tố Cộng Trung Ương bao gồm các bộ Thông Tin, Tư Pháp, Quốc Phòng và Nội Vụ. Chiến dịch này được phát động nhằm tiêu diệt các cán bộ Cộng Sản nằm vùng, đồng thời triệt hạ các lực lượng thực dân, phong kiến.
Ngoài ra, ông còn là một Dân biểu Quốc hội và là một trong 14 vị thuộc Ủy Ban Soạn Thảo Hiến Pháp, khai mở nền Đệ Nhất Cộng Hòa.
-Năm 1962, ông được cử làm đại sứ tại Tunisie, ở Bắc Phi.
-Ngày 18/12/1963, Thủ tướng Nguyễn Ngọc Thơ giao cho ông đi Nam Vang ngoại giao với Quốc Vương Shianouk.
Trong những năm chính trường miền Nam rối ren, ông rút lui vào bóng tối, sống ẩn dật.
-Năm 1967, nền Đệ Nhị Cộng Hòa ra đời, bản hiến pháp mới được ban hành đưa đất nước trở lại trật tự, quy củ.
-Ngày 03/9/1967, ông ra ứng cử Thượng Nghị Sĩ trong liên danh “Đoàn Kết để Tiến Bộ” của ông Trần Văn Lắm (thụ ủy liên danh) và liên danh đã đắc cử với hơn nửa triệu phiếu.
-Ngày 28/5/1968, Thủ tướng Trần Văn Hương thành lập chính phủ mới thay thế chính phủ của Luật sư Nguyễn Văn Lộc. Đây là thời điểm cuộc Hòa Đàm Paris khởi sự, sắp bước sang giai đoạn công khai, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mời ông giữ chức vụ Tổng trưởng Ngoại Giao.
-Ngày 01/9/1969, tướng Trần Thiện Khiêm trình diện nội các mới, ông trở về giảng dạy tại Trường Đại Học Luật Khoa cho đến ngày 30/4/1975.
Khi Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh cho Quân Lực VNCH buông súng, ông vào bệnh viện Grall của Pháp lánh mặt. Ngày hôm sau, bệnh viện yêu cầu ông rời khỏi nơi này, ông được nhà báo Mạc Kinh đón về nhà trên đường Duy Tân cùng trút hết nỗi niềm tâm sự, trước khi chia tay ông nói lời cuối cùng: “Chúng ta đều đã hiểu Cộng Sản quá rõ. Với anh, chỉ có một lựa chọn cuối cùng. Anh phải tự xử thôi! em về đi, đã đến giờ giới nghiêm rồi. Sáng mai gặp lại!”.
Hôm sau khi trời vừa sáng, Mạc Kinh đến nơi ông cư trú thì được hung tin, ông đã tự vận bằng thuốc ngủ.
Ngày 4/5/1975, khoảng vài chục người đến tiễn đưa di thể ông đến nơi an nghỉ cuối cùng trong lặng lẽ và lo sợ, bao trùm lên vẻ “tử biệt sinh ly” của một đám tang.
Khi nước mất, nhà tan, chí sĩ Trần Chánh Thành đã chọn cho mình một cái chết can trường để bảo vệ sĩ khí và tiết tháo của một viên chức thời Việt Nam Cộng Hòa. Khi biết tình thế không thể cứu vãn, bản thân không mong thấy được thành quả tốt đẹp về lý tưởng tự do, ông đã ngang nhiên, thanh thản ra đi, quyết không để lọt vào tay Cộng Sản.
Trước khi chết, ông đã không quên để lại di bút, tố cáo CSVN vi phạm Hiệp Định Paris 1973 khi cưỡng chiếm miền Nam bằng vũ lực, kêu gọi thế giới ngăn cản, không để quân dân miền Nam bị trả thù. Và ông phác họa những thảm cảnh người dân miền Nam phải hứng chịu về sau.
Ôi cám cảnh thay! Anh hùng mạt lộ! Chí khí và tiết tháo của ông, một kẻ sĩ với câu “ninh thọ tử, bất ninh thọ nhục” và “anh hùng tử, khí hùng bất tử”. Khi tàn cuộc chiến, nước mất nhà tan, mới rõ mặt anh hùng, bất kể bên văn hay võ, tất cả đều được lưu danh trong sử sách.
Nước mất nhà tan, ôi thảm thiết,
Văn quan võ tướng, mọt gông xiềng.
Lẫm liệt, có người cam tuẫn tiết,
Tinh anh… hòa quyện nước non thiêng!!!
No comments:
Post a Comment