Ngày 17 tháng 4, 2020, trong một công hàm gửi Tổng thư ký Liên
Hợp Quốc, Trung Cộng đã viện dẫn Công Hàm do thủ tướng CS Bắc Việt Phạm
Văn Đồng ký ngày 14 tháng 9 năm 1958, để chứng minh VN đã thừa nhận hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Công. Mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài Quan Điểm của LLCQ với tựa đề: “Bản chất bán nước của đảng CSVN qua Công Hàm 14 tháng 9 năm 1958” sẽ được Hải Nguyên trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Trung Cộng với tên nước chính thức là Cộng
Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã ra tuyên bố minh định lãnh hải 12 hải lý. Điểm
1 của bản tuyên bố này viết, nguyên văn như sau, xin trích:
“Bề rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải
lý. Ðiều này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,
bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi,
Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và
các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa,
quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.” (hết trích)
Cần biết Tây Sa và Nam Sa là tên Trung Cộng gọi Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Tên hai quần đảo này cũng được lập lại một lần nữa trong điểm 4 của
bản Tuyên bố để khẳng định chúng nằm trong cái gọi là “nội hải” của
Trung Cộng nên các máy bay và tàu bè nước ngoài phải xin phép nếu muốn
bay hoặc hải hành xuyên qua vùng trời và vùng biển này.
Cộng Sản Bắc Việt, qua danh nghĩa Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, là
quốc gia đầu tiên lên tiếng ủng hộ quyết định này của Trung Cộng với bản
Công Hàm do Phạm Văn Đồng ký ngày 14 tháng 9 năm 1958, gửi cho cho Chu
Ân Lai, Tổng Lý Quốc Vụ Viện, tương đương chức Thủ tướng Trung Cộng.
Nguyên văn công hàm như sau, xin trích:
“Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính
phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố,
ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa,
quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy
và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng
hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà
Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng
lý lời chào rất trân trọng.
Phạm Văn Đồng
Thủ tướng chính phủ” (hết trích).
Với việc Trung Công nêu rõ tên 2 quần đảo Tây Sa -tức Hoàng Sa của
VN, và Nam Sa – tức Trường Sa của VN, trong điểm 1 và điểm 4 bản Tuyên
Bố 4 tháng 9, 1958, và việc CSVN “ghi nhận và tán thành” cũng như “triệt
để tôn trọng” các qui định của bản tuyên bố này, như viết rõ trong Công
hàm của Phạm Văn Đồng, chúng ta không thể phủ nhận sự kiện CSVN khi phổ
biến công hàm 14/9/1958 đã chấp nhận 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Cộng.
Hiển nhiên là về mặt công pháp quốc tế, việc chấp nhận này của CSVN
không hợp pháp vì vào thời điểm 1958 CSBV không có thẩm quyền về mặt
lãnh thổ để “nhượng” 2 quần đảo này cho Trung Cộng.
Tương tự, cũng về mặt luật pháp, chiếu theo hiến pháp của CSVN lúc
bấy giờ, tức hiến pháp 1946, chức vụ chức vụ thủ tướng không có quyền ký
hiệp ước với các nước ngoài, mà phải là Chủ tịch nước với sự đồng ý của
2/3 quốc hội.
Tuy nhiên, hãy để qua một bên các khía cạnh luật pháp kể trên để xét về ý đồ của CSVN qua công hàm Phạm Văn Đồng 14/9/1958.
Trước hết, cần xác định đây không phải là lần đầu tiên đảng CSVN chấp nhận
2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Cộng. Hai năm trước, tức
vào năm 1956, Thứ trưởng Ngoại Giao CSBV lúc bấy giờ là Ung Văn Khiêm và
quyền Vụ Trưởng Vụ Châu Á Lê Lộc đã từng biểu đồng tình với quan chức
Tòa đại sứ Trung Cộng ở Hà Nội rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
“về mặt lịch sử là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc.”
Các sự kiện trên đã cho thấy đảng CSVN lúc bấy giờ chấp nhận hiến
dâng các hải đảo này cho Bắc Kinh là quyết định của Hồ Chí Minh và Bộ
Chính Trị Đảng CSVN từ những năm 1955, 1956 để được Trung Cộng cung cấp
vũ khí, quân dụng đánh chiếm Miền Nam khi con đường hiệp thương thống
nhất đất nước không thành.
Một bằng chứng nữa là vụ Trung Cộng dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo
Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa ngày 19 tháng 1 năm 1974. Lúc đó, nhà cầm
quyền Cộng Sản Bắc Việt đã hoàn toàn câm nín. Trong nội bộ, để trấn an
cán bộ, đảng viên, Bộ Chính Trị đảng CSVN giải thích “Hoàng Sa nằm trong tay nước xã hội chủ nghĩa anh em còn tốt hơn là thuộc chính quyền ngụy”!
Cần nhìn rõ như vậy để thấy đảng CSVN sẵn sàng dâng hiến đất đai,
biển đảo cho ngoại bang để đổi lấy các lợi ích cho riêng tập đoàn lãnh
đạo đảng. Và công hàm 14-9-1958 là bằng chứng tiêu biểu cho bản chất
“bán nước” của đảng CSVN.
No comments:
Post a Comment