Dân tộc Việt sẽ không bao giờ thoát khỏi nanh vuốt của Trung cộng bao lâu mà đảng cs còn tồn tại trên đất nước chúng ta.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Hải Đăng với tựa đề: “Tư duy thoát Trung và câu chuyện đặc khu” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Hải Đăng với tựa đề: “Tư duy thoát Trung và câu chuyện đặc khu” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Vấn đề “Thoát Trung” đã được đặt ra từ năm 2014 với nhiều tranh luận
sôi nổi. Ý kiến về nội hàm của khái niệm “Thoát Trung” của nhiều nhà trí
thức đưa ra, không hẳn là hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, có một điểm
chung mà hầu hết các chuyên gia đều đồng ý, đó là “Thoát Trung” cần được
hiểu một cách đơn giản là thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào Trung Cộng.
Thế nhưng vấn đề cần đặt ra là liệu Đảng Cộng sản Việt Nam có thực sự muốn “Thoát Trung”?
Việt Nam hiện nay lệ thuộc vào Trung Cộng nhiều thứ, nhưng về cơ bản,
có thể kể ra đó là lệ thuộc về chính trị, kinh tế và đối ngoại.
Về mặt đối ngoại là lĩnh vực mà mọi người cảm thấy có nhiều hy vọng,
khi thấy Việt Nam càng ngày càng có xu hướng ngả về phía Mỹ. Quan hệ
Việt – Mỹ gần đây hết sức nồng ấm. Nhiều người nghĩ rằng, với việc Việt
Nam đang xích về phía Mỹ sẽ khiến Việt Nam thoát khỏi “cái bóng” của
Trung Cộng. Tuy nhiên, người cộng sản thường quan niệm “Chính sách đối
ngoại là “cánh tay nối dài” của chính sách đối nội”, vì thực ra, chính
sách đối ngoại lại được quyết định bởi các nhân vật chính trị quan trọng
trong nước. Thậm chí, có thể nói, chính sách đối ngoại Việt Nam phụ
thuộc vào quyết định của những nhân vật cao cấp trong Bộ Chính trị Việt
Nam, vốn có quyền quyết định tất cả vận mệnh của đất nước, chứ không chỉ
riêng chính sách đối ngoại.
Về mặt chính trị, sự gần gũi giữa hai Đảng Cộng sản, cộng với những
sự tương đồng trong văn hoá, đã khiến bộ máy nhà nước Việt Nam như một
bản sao thu nhỏ từ bộ máy nhà nước Trung Cộng. Tất cả các cơ quan nhà
nước Việt Nam đều có cấu trúc và tên gọi giống như cơ quan tương tự bên
Trung Cộng. Trong chương trình đào tạo các quan chức Việt Nam, có rất
nhiều chương trình đưa các cán bộ sang đào tạo tại Trung Cộng. Và đã có
chuyên gia lên tiếng cảnh báo việc Trung Cộng tìm cách khai thác, mua
chuộc, khống chế cán bộ Việt Nam khi đi học tại Trung Cộng.
Về mặt kinh tế, bao lâu nay Chính phủ Việt Nam vẫn lúng túng khi cố
tuyên bố tìm cách phát triển kinh tế, tránh lệ thuộc quá nhiều vào Trung
Cộng. Vấn đề này đã được nhiều chuyên gia và quan chức công khai đặt
ra, nhưng trong thực tế, Nhà nước Việt Nam vẫn loay hoay chưa tìm được
lối ra. Vậy lực cản nào đã dẫn đến sự lệ thuộc này?
Đáng chú ý là tất cả những vấn đề này đã được các chuyên gia và người
dân nói lên nỗi lo ngại của mình từ rất lâu, trên các phương tiện
truyền thông chính thống. Việc công dân Trung Cộng mua bất động sản gần
căn cứ quân sự đã xảy ra nhiều lần, cụ thể năm 2012, báo chí đã gióng
lên hồi chuông báo động khi nhiều người Trung Cộng nuôi cá bè ngay gần
cảng quân sự Cam Ranh, dẫn đến những đe doạ về an toàn quân sự đối với
quốc phòng Việt Nam. Thế nhưng tất cả vẫn lặp lại, người Trung Quốc vẫn
có thể dễ dàng “thâu tóm, khống chế” các doanh nghiệp cũng như toàn bộ
xương sống của nền kinh tế Việt Nam, thậm chí dễ dàng mua đất có vị trí
quốc phòng quan trọng.
Năm 2018, Nhà nước Việt Nam đã công bố Dự thảo Luật đơn vị kinh tế
hành chính đặc biệt (Gọi tắt là Luật Đặc khu), với ba địa điểm: Vân Đồn;
Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Dự luật này được chuẩn bị một cách vô cùng
cẩu thả, sao chép lẫn nhau một cách thô vụng, và không dựa trên những cơ
sở thuyết phục. Mặc dù bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch Quốc hội Việt
Nam khẳng định trước Quốc Hội rằng “Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự
thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể
không ra luật”. Tuyên bố này của bà Chủ tịch Quốc Hội hàm ý Bộ Chính trị
là quyết định cao nhất, tất cả nhân dân có nghĩa vụ phải tuân theo.
Sau đó, đã dẫn đến sự kiện người dân cả nước cùng xuống đường biểu
tình để tỏ thái độ không đồng ý với Dự luật này. Điều mà tất cả người
dân lo ngại là sự đe doạ trước sự “xâm lăng không tiếng súng” của Trung
Cộng, đặc biệt với Vân Đồn – một khu vực biển có vị trí tiền tiêu của Tổ
quốc. Các chuyên gia cũng đã chỉ rõ khả năng các doanh nghiệp Trung
Cộng có thể thâu tóm hoặc mua đất đai khu vực này (Dự luật cho thuê đất
tới 99 năm), và như nhiều trường hợp trước đây ở Việt Nam, người Trung
Cộng làm gì trong đất đai mà họ nắm giữ đó thì Chính quyền Việt Nam
không thể hay biết.
Những tưởng với quyết tâm giữ gìn chủ quyền biển, đảo, Nhà nước Việt
Nam phải cảnh giác trước các âm mưu “thực dân mới” của Trung Cộng thông
qua các khoản vay, đầu tư và tham nhũng, hối lộ mà “Vành đai, Con đường”
là kế hoạch tiêu biểu. Thế nhưng, câu chuyện lại không phải như vậy.
Mới đây, báo chí tỉnh Quảng Ninh tưng bừng công bố Nghị quyết số
102/NQ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ về việc thí điểm thành lập Ban
Quản lý Khu kinh tế (KKT) Vân Đồn trực thuộc UBND tỉnh.
Trong một bài trả lời phòng vấn gần đây, Tiến sĩ Trần Đình Thiên cho
rằng “thoát Trung cũng chính là hàm nghĩa “thoát Ta”. Ý kiến này xem ra
rất đúng. Có lẽ, ông Trần Đình Thiên chưa thể nói thẳng ra được rằng,
muốn “Thoát Trung”, lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam cần thoát khỏi
các lợi ích cá nhân của chính họ đi đã. Phải đặt lợi ích của đất nước và
dân tộc lên trên, chứ cứ chỉ tập trung vào lợi ích cá nhân của chính
“Ta” thì muôn đời cũng chẳng “Thoát Trung” được./.
Hải Đăng
No comments:
Post a Comment