Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Hoàng Ân và Miên Dương trình bày sau đây
Vào hôm qua, bạo quyền Trung Cộng đã lên tiếng cho rằng Hà Nội không
có quyền bày tỏ sự chống đối lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông trong 3 tháng
mùa hè ở Bắc bán cầu.
Trong cuộc họp báo vào hôm thứ Ba ngày 12/5, người đại diện bộ
Ngoại giao Trung Cộng Triệu lập Kiên tuyên bố là Việt Nam “không có
quyền bình luận về lệnh cấm đánh cá vào mùa hè của Trung Cộng tại vùng
biển Nam Hải vì các biện pháp này là thuộc quyền hành chánh của Trung
Cộng”.
Lời này được đưa ra sau khi người đại diện bộ Ngoại giao Việt
Nam, bà Lê thị Thu Hằng lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh cá ở Biển
Đông vào hôm 8/5 và yêu cầu Trung Cộng không nên gây thêm phức tạp cho
tình hình Biển Đông. Trong lời phản đối, bà Hằng khẳng định là giới ngư
dân Việt có toàn quyền đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt
Nam.
Từ nhiều năm nay, Trung Cộng đã ban hành lệnh cấm đánh cá ở Biển
Đông từ ngày 1/5 đến ngày 16/8, với lời đe dọa là lực lượng hải cảnh của
họ sẽ gia tăng kiểm soát để ngăn chận mọi hoạt động đánh cá mà họ cho
là”bất hợp pháp” tại vùng biển này.
2) BỘ CÔNG AN TRÌ HOÃN DỰ LUẬT BIỂU TÌNH VÌ SỢ CÁC “THẾ LỰC THÙ ĐỊCH”.
Bộ Công an cs VN cho biết là chưa thể đệ trình dự luật biểu tình lên
quốc hội vì cần “phải nghiên cứu cẩn thận, không thể để cho các thế lực
thù địch và phản động lợi dụng đạo luật này”.
Lời giải thích nói trên được bộ Công an đưa ra khi trả lời thư chất
vấn của đại biểu tỉnh Bình Thuận, nơi xảy ra cuộc bạo loạn dữ dội trong
cuộc tổng biểu tình phản đối dự luật đặc khu vào tháng 6 năm 2018.
Quốc hội cs VN lần đầu tiên đề cập đến đạo luật biểu tình là vào năm
2011, sau đó giao cho bộ công an soạn thảo dự luật này nhưng đến nay vẫn
chưa đệ trình lên quốc hội để xem xét.
Một số báo chí lề đảng cho biết là bộ công an cs VN bày tỏ sự e ngại
là đạo luật biểu tình sẽ dẫn đến sự xáo trộn trong xã hội và cần phải tu
chỉnh các đạo luật liên quan như ban bố tình trạng khẩn cấp, kiểm soát
vũ khí và chất nổ trước khi cho phép người dân có quyền tự do biểu tình.
3) THÊM MỘT VỤ ĂN CHẶN TIỀN TỪ THIỆN DÀNH CHO TRẺ EM MỒ CÔI VÀ TÀN TẬT.
Theo kết luận của Sở thanh tra thành Hồ, nhiều quan chức tại trung
tâm trẻ em tàn tật và mồ côi Thị Nghè đã chia chác hơn 760 triệu đồng
từ quỹ từ thiện 1 tỷ đồng mà các mạnh thường quân đóng góp cho trung tâm
này.
Theo kết quả điều tra, sổ sách chi thu tại trung tâm này đều thiếu
minh bạch, với hơn 1 tỷ đồng lạc quyên không hề nhập vào sổ thu, đồng
thời các khoản chi ra cũng không có biên lai.
Điều đáng nói là trong báo cáo, Sở thanh tra thành Hồ cho biết là
các vụ ăn chặn và chia chác tiền từ thiện không chỉ xảy ra tại trung tâm
Thị Nghè, mà còn diễn ra ở trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi ở Tam
Bình, Gò Vấp và Linh Xuân.
Cần nói thêm, các cán bộ điều hành các trung tâm vừa kể là trực thuộc Sở Lao động – Thương binh – Xã hội.
4) CÁ NUÔI TRONG BÈ CHẾT TRẮNG TRÊN SÔNG TIỀN TRONG HAI TUẦN QUA.
Hàng trăm tấn cá điêu hồng sắp thu hoạch tại các bè trên sông Tiền đã bị nổ mắt, nổi lên chết trên sông suốt hai tuần qua.
Đây không phải là lần đầu tiên hiện tượng cá bè chết hàng loạt trên
sông Tiền nhưng điều bất thường là lần này cá chết quá nhiều và kéo dài
nhiều ngày. Tại một số lồng bè tỷ lệ cá chết chiếm hơn 40%. Một số chủ
bè tin rằng lý do dẫn đến hiện tượng này là vì độ mặn trong sông quá cao
cộng với thời tiết quá nóng bức. Tuy nhiên giới hữu trách chưa công bố
lý do mặc dù đã lấy mẫu cá chết đi xét nghiệm
Như tin đã loan, vào năm ngoái, hơn một ngàn tấn cá nuôi trong bè
cũng chết trắng sông La Ngà mà theo giải thích của giới hữu trách là do
“thiên tai”. Vào năm 2018, hơn 2 ngàn tấn cá cũng chết hàng loạt trên
sông này và cũng được giải thích là do “thiên tai”.
5) BỘ GIAO THÔNG ĐỀ NGHỊ TĂNG TIỀN MÃI LỘ TẠI CÁC TRẠM THU PHÍ.
Bộ Giao thông Việt Nam vừa đề nghị thủ tướng cho phép tăng thêm tiền
mãi lộ tại các trạm thu phí tư nhân, để giúp cho nhà nước tiết kiệm số
tiền 5 ngàn tỷ đồng trợ cấp cho các công ty này.
Theo giải thích của bộ GT, tính đến cuối tháng 4 vừa qua, có gần 60
trạm thu phí đã sụt giảm lợi nhuận, trong đó có 17 trạm bị sụt giảm
đến 50% so với tính toán ban đầu. Bộ này nêu rõ nguyên nhân là do đại
dịch Vũ Hán và tình trạng giãn cách toàn xã hội. Chính vì thế, bộ giao
thông đề nghị cho phép tăng thêm phí mãi lộ để giúp các công ty này bù
đắp mức thua lỗ.
6) TRUNG CỘNG BẮT ĐẦU TẨY CHAY THỊT BÒ ÚC.
Trung Cộng vừa ra lệnh cấm nhập cảng thịt bò từ 4 công ty của Úc nhằm
phản đối việc chính phủ Úc kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập về xuất xứ
của đại dịch cúm Tàu.
Trong lệnh cấm, bạo quyền Bắc Kinh cáo buộc là bốn công ty Úc đã có
những vi phạm về kỹ thuật và tiêu chuẩn nhập cảng thịt bò của Trung
Cộng. Các công ty này chiếm khoảng 35% lượng thịt bò xuất cảng sang Hoa
Lục và có hàng ngàn công nhân được tuyển dụng làm việc.
Trong mấy năm gần đây, lượng thịt bò Úc xuất cảng sang Hoa Lục đã
tăng vọt, đặc biệt là sau khi dịch tả heo Phi châu bộc phát mạnh ở Hoa
Lục. Nước Úc trở thành nhà cung cấp lớn thứ 3 cho Hoa Lục vào năm ngoái,
chỉ sau Brazil và Argentina.
No comments:
Post a Comment