Thưa quý thính giả, chỉ với mục đích phục vụ quyền lực chính
trị mà đảng cộng sản đã áp đặt vô số án oan trên đầu lương dân vô tội
suốt 45 năm qua.
Để tiếp nối chương trình hôm nay qua tiết mục Đất Nước Đứng Lên, mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài viết “Làm án” của Đỗ Ngà qua sự trình bày của Khánh Ngọc.
Để tiếp nối chương trình hôm nay qua tiết mục Đất Nước Đứng Lên, mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài viết “Làm án” của Đỗ Ngà qua sự trình bày của Khánh Ngọc.
Bức cung là gì? Là chủ ý làm sai lệch bản cáo trạng theo kịch bản của
cơ quan điều tra vẽ ra, còn nhục hình là công cụ phi pháp mà cơ quan
điều tra lén lút dùng để đạt mục đích làm ra cho được bản cáo trạng như
ý. Còn thông cung là chủ ý làm sai lệch bản cáo trạng theo kịch bản của
những nghi can, bị can hoặc những người làm chứng.
“Án tại tòa” là quá trình xét xử của tòa án dựa vào quá trình tranh
luận trước tòa giữa luật sư bào chữa và đại diện cơ quan công tố, bản
cáo trạng chỉ là căn cứ để tranh luận chứ không phải là căn cứ để kết
án. Sự đuối lý của đại diện cơ quan công tố cho thấy bản cáo trạng có
vấn đề. Chính vì vậy mà án tại tòa là một hình thức xét xử để hiệu chỉnh
cái sai (nếu có) của cơ quan điều tra. Nếu có hiện tượng bức cung thì
qua tranh luận, người ta có thể lật tẩy bản chất giả tạo của bản cáo
trạng. Lúc ấy, nhân viên điều tra có thể sẽ bị buộc tội bức cung nhục
hình và bị truy tố. Như vậy có thể nói “án tại tòa” chính là một cơ chế
làm án chặt chẽ, dân chủ và công bằng của hệ thống tư pháp ở các nước
dân chủ. Chính cách làm án như thế này nên tòa án mới bảo đảm vai trò
thực thi công lý.
Khác với các nước dân chủ thì ở Việt Nam, tòa án xét xử chủ yếu dựa
trên bản cáo trạng do cơ quan điều tra cung cấp và mức án được định đoạt
do cơ quan công tố đề nghị. Cách làm án như vậy người ta gọi là “án tại
hồ sơ”. Nếu nói “án tại tòa” đề cao vai trò luật sư bào chữa thì “án
tại hồ sơ” cho thấy vai trò của luật sư khá mờ nhạt. Đặc biệt là những
vụ án có liên quan đến những người bất đồng chính kiến thì vai trò luật
sư gần như không có tác dụng gì, lúc đó người ta gọi kiểu làm án này là
“án bỏ túi”. Nó biến hệ thống tư pháp của CS Việt Nam thành nơi hàm oan
cho dân và trượt theo cái sai của cơ quan điều tra thay vì mang lại công
lý cho người dân như tòa án xứ dân chủ.
Đấy là sự trượt dài của hệ thống tư pháp CS, nếu không có tam quyền
phân lập thì không thể nào sửa được lỗi hệ thống này được. Vì sao? Vì
đơn giản mục đích của bộ máy độc tài toàn trị là “tất cả vì mục đích cai
trị bất chấp công lý”, cho nên cái sai của hệ thống tư pháp của CS là
không thể sửa. Vì nếu sửa quy trình tố tụng cho giống các nước dân chủ
thì làm sao thỏa mãn mưu đồ cai trị của ĐCS?
Trước đây, cách vận hành rừng rú của hệ thống tư pháp CS không thể
nào làm cho dân nhận ra nhưng nay là thời đại internet, thời đại mà mạng
xã hội đưa con người xích lại gần hơn, nên những cách làm án rừng rú
như vậy không thể nào giấu diếm được. Vậy đứng trước ánh sáng văn minh
làm lộ bộ mặt rừng rú của nền tư pháp Cộng sản thì ĐCS đã làm gì? Xin
thưa họ lấy sai sửa sai. Nghĩa là để che đậy cái sai của tòa án, ĐCS đã
dùng đài truyền hình quốc gia Việt Nam VTV như là một công cụ làm án để
che đậy cái sai trước đó của hệ thống tư pháp.
Cách “thú tội trên truyền hình” là một hình thức làm bản cáo trạng
theo kiểu bức cung. Ở đây tôi nói “bức cung” chứ không phải nhục hình.
Để làm bản cáo trạng này, cơ quan công an đã phối hợp với VTV để dàn
dựng một “bản thú tội” theo ý muốn. Kịch bản do công an soạn còn quay
phim và cắt ghép clip là do VTV thực hiện. Để đưa nạn nhân vào tròng,
công an dùng thủ đoạn hoặc dụ dỗ hoặc đe dọa hay mua chuộc hoặc cuối
cùng phối hợp tất cả các chiêu thức ấy vv.. cốt để phạm nhân nói ra được
lời theo ý của công an. Trong quá trình “thú tội” ấy, nếu phạm nhân có
chèn lời nói thật để minh oan cho mình thì tất sẽ bị VTV cắt bỏ khi làm
hậu kỳ cho clip trước khi lên sóng. Khi VTV phát sóng, thì xem như “lời
tự thú” này đã tự buộc tội bị can và bao biện cho sự sai trái của chính
quyền. “Đấy! Thấy chưa? Phạm nhân thú tội chứ bọn tao đâu có bức cung!”,
ý của chính quyền là vậy. Cho nên, để hiểu CS, chúng ta nên nhìn thấu
đằng sau hậu trường của những “lời thú tội” chứ không nên chỉ xem nội
dung đưa lên sóng. Đấy là chưa nói đến khía cạnh vi phạm quyền con người
nghiêm trọng của thủ đoạn này.
Như vậy qua đây chúng ta thấy rằng, hễ có “thú tội trên truyền hình” thì ắt có sai phạm nghiêm trọng của quy trình tố tụng. Vụ Trịnh Xuân Thanh là sai phạm ở giai đoạn bắt người bằng cách bắt cóc. Ở vụ Đồng Tâm là CS dùng lời thú tội trên truyền hình để che đậy cho hành vi tội ác của Bộ Công an khi nửa đêm tập kích vào nhà dân giết người phanh thây. Trong ngày xử cuối cùng của tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, sai phạm của cơ quan tố tụng thì đã rõ, hành động ra chợ mua vật chứng để ghép tội là sai trắng trợn rồi, dấu vân tay không khớp với vân tay bị cáo mà kết án tử là sai rõ ràng rồi. Vậy nên, khi VTV lên sóng kết án Hồ Duy Hải y án thì người ta đã thấy, ý đồ của Trung ương thế nào rồi.
Như vậy qua đây chúng ta thấy rằng, hễ có “thú tội trên truyền hình” thì ắt có sai phạm nghiêm trọng của quy trình tố tụng. Vụ Trịnh Xuân Thanh là sai phạm ở giai đoạn bắt người bằng cách bắt cóc. Ở vụ Đồng Tâm là CS dùng lời thú tội trên truyền hình để che đậy cho hành vi tội ác của Bộ Công an khi nửa đêm tập kích vào nhà dân giết người phanh thây. Trong ngày xử cuối cùng của tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, sai phạm của cơ quan tố tụng thì đã rõ, hành động ra chợ mua vật chứng để ghép tội là sai trắng trợn rồi, dấu vân tay không khớp với vân tay bị cáo mà kết án tử là sai rõ ràng rồi. Vậy nên, khi VTV lên sóng kết án Hồ Duy Hải y án thì người ta đã thấy, ý đồ của Trung ương thế nào rồi.
Đó là toàn cảnh của cách vận hành đồng điệu của các cơ quan trong bộ
máy chính quyền CS, nó bất chấp công lý, chỉ có một mục đích duy nhất là
phục vụ quyền lực chính trị. Rất đáng tởm!
Đỗ Ngà
No comments:
Post a Comment