Sau đây, mời quý thính giả theo dõi bản Tin tóm lược với Bảo Trân và Nguyên Khải
Hiệp hội Luật sư quốc tế (IBA) và Hội đồng luật sư Geneva (GBA) vừa
lên tiếng tố cáo nhà cầm quyền CS Việt Nam lợi dụng những biện pháp cách
ly dịch bệnh Vũ Hán để thẩm vấn và tịch thu sổ thông hành cùng
một số tài sản khác của nhà hoạt động trẻ tuổi Trương Thị Hà.
Thông cáo chung nói rằng việc Việt Nam không cho cô Hà liên lạc với
bất kỳ ai bên ngoài khu vực cách ly là lạm dụng quyền lực và vi phạm
quyền cơ bản của con người. Thông cáo cũng nói việc tịch thu giấy tờ cá
nhân và điện thoại di động của cô Hà, là hành động cố ý xâm phạm Công
ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị.
Cô Hà là một nhà hoạt động trẻ ở Sài Gòn. Cô từng tham gia cuộc biểu
tình phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng ngày
10/6/2018, đã bị bắt, đánh đập và hạch sách bởi lực lượng an ninh.
Sau khi tốt nghiệp cử nhân luật, trong hai năm qua, cô Hà tham dự
nhiều sự kiện nhân quyền tổ chức ở Geneva và một số khoá học ngắn hạn về
luật Quốc tế và nhân quyền ở Thuỵ Sỹ. Cuối tháng Ba, cô trở về Việt Nam
và bị đưa đi cách ly. Công an đã thẩm vấn và tịch thu hộ sổ thông hành
cùng nhiều tài sản cá nhân mà không trả lại cho cô khi cô trở về nhà sau
thời gian cách ly.
2/ HOA KỲ CAM KẾT VIỆN TRỢ 9,5 TRIỆU MỸ KIM CHO VIỆT NAM ĐỂ CHỐNG DỊCH CÚM VŨ HÁN
Chính phủ Hoa Kỳ cam kết viện trợ tổng cộng gần 9,5 triệu Mỹ kim cho
Việt Nam như một phần trong ngân khoản hơn 775 triệu Mỹ kim của
Washington hỗ trợ cả thế giới, nhằm ứng phó với đại dịch cúm Vũ Hán.
Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, số tiền hỗ trợ cho Việt Nam bao gồm 5
triệu Mỹ kim trong Quỹ Hỗ trợ Kinh tế giúp Hà Nội “khắc phục những tác
động tài chính của đại dịch đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.” Số
tiền 4,5 triệu Mỹ kim còn lại là viện trợ y tế nhằm giúp Việt Nam chuẩn
bị các hệ thống phòng thí nghiệm cùng một số chương trình chống dịch Vũ
Hán khác.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng trong 20 năm qua, Washington đã đầu tư
hơn 1,8 tỉ Mỹ kim viện trợ cho Việt Nam, bao gồm hơn 706 triệu Mỹ kim
cho y tế.
3/ TIN TẶC TRUNG CỘNG TẤN CÔNG MẠNG NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN VIỆT NAM, TÌM THÔNG TIN VỀ HOÀNG SA
Theo công ty an ninh mạng hàng đầu của Mỹ Anomali, nhóm tin tặc được
xem là do Trung Cộng hậu thuẫn đang mở một chiến dịch nhằm thu thập dữ
liệu từ quan chức cao cấp của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong lúc
tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa hai nước đang gia tăng.
Dẫn kết quả nghiên cứu gần đây của Anomali, nhóm tin tặc có tên
Pirate Panda đang cố gắng lừa nhiều viên chức Việt Nam mở file Microsoft
Excel độc hại được đính kèm trong email có nội dung chi tiết về các
ngày lễ.
Nhóm tin tặc này nhắm tới các viên chức ở Đà Nẵng, khu vực gần quần
đảo Hoàng Sa, nơi được xem là “điểm nóng” gây ra căng thẳng gần đây giữa
Việt Nam và Trung Cộng vì các hoạt động nhằm bành trướng của Bắc Kinh.
Pirate Panda là nhóm tin tặc chuyên thực hiện các cuộc tấn công có
chủ đích (APT), được nhà nước Trung Cộng hậu thuẫn, nổi tiếng về nhiều
vụ tấn công mạng nhắm vào nhiều chính phủ và tổ chức chính trị. Nhóm này
chuyên tập trung tấn công và khai thác dữ liệu xung quanh vấn đề xung
đột chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông.
4/ TRUNG CỘNG LẠI CẤM ĐÁNH CÁ Ở BIỂN ĐÔNG
Vào thứ Sáu ngày 01/5, Trung Cộng đã công bố lệnh cấm đánh cá ở Biển
Đông, những khu vực mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền như quần đảo Hoàng
Sa.
Theo Tân Hoa xã, Trung Cộng sẽ dùng lực lượng hải cảnh và kiểm ngư để
giám sát vùng biển mà nước này ra tuyên bố cấm. Lệnh cấm này bắt đầu từ
lúc 12 giờ ngày 1/5 đến ngày 16/8. Phạm vi mà phía Trung Cộng khoanh
vùng cấm là từ vùng biển phía bắc Biển Đông đến 12 độ vĩ bắc, bao gồm cả
một phần vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Cộng đưa ra lệnh cấm này mà đã
có từ nhiều năm về trước. Tuy nhiên, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn
chưa đưa ra bất kỳ một hành động nào đáp trả Trung Cộng, kể cả lên
tiếng phản đối cho có lệ.
5/ HOA KỲ ỦNG HỘ ĐÀI LOAN THAM GIA LIÊN HIỆP QUỐC
Vào thứ Bảy ngày 01/5, phái bộ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp quốc khẳng định
ủng hộ Đài Loan tham gia các hoạt động tại Liên Hiệp Quốc, và ca ngợi
Đài Bắc thành công trong đối phó với đại dịch Vũ Hán.
Theo hãng tin AP, phái bộ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc đưa lên mạng dòng
Tweet “Cản trở Đài Loan đặt chân đến Liên Hiệp Quốc là không chỉ chống
lại dân Đài Loan, mà còn chống lại chính các nguyên tắc của Liên Hiệp
Quốc.” Theo phái bộ này, đối với định chế quốc tế gồm 193 thành viên
được xây dựng từ 75 năm nay, trên nền tảng “phục vụ cho mọi tiếng nói”,
đón nhận “các quan điểm đa dạng” và thúc đẩy nhân quyền, thì việc ủng hộ
Đài Loan tham gia Liên Hiệp Quốc là lẽ đương nhiên.
Bắc Kinh cho rằng Hoa Thịnh Đốn “can thiệp nghiêm trọng vào công việc
nội bộ của Trung Cộng, xúc phạm sâu sắc đến tình cảm của 1,4 tỉ người
dân Hoa Lục” và “xâm phạm nghiêm trọng đến nghị quyết của Đại hội đồng
Liên Hiệp Quốc” vốn thừa nhận chỉ có 1 nước Trung Cộng.
Đài Loan phải rời khỏi vị trí thành viên Liên Hiệp Quốc vào năm 1971,
để Trung Cộng thế chỗ. Kể từ đó, Bắc Kinh tìm mọi cách gạt Đài Bắc ra
khỏi các định chế quốc tế, trong đó có Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, mà
Đài Bắc từng được chấp nhận là quan sát viên.
6/ TRUNG CỘNG VẪN PHẢI MUA CHIẾN ĐẤU CƠ SU-35 CỦA NGA
Cho dù là một quốc gia đã phát triển chiến đấu cơ tàng hình tiên tiến, nhưng Trung Cộng vẫn phải mua thêm của của Nga.
Theo một bài báo trên National Interest, Nga đã bán 24 chiến đấu cơ
Su-35 cho Trung Cộng, và Moscow đang đề nghị bán thêm loại phi cơ này
cho Bắc Kinh vì nhu cầu hiện đại hoá quân đội của Trung Cộng.
Trong nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự, Trung Cộng nhập cảng nhiều
chiến đấu cơ, động cơ phản lực, hoả tiễn phòng không và nhiều thiết bị
quân sự khác.
Trung Cộng có khoảng 3.000 phi cơ, trong đó có 1.700 chiến đấu cơ.
Tuy nhiên, nhiều phi cơ này đã lỗi thời, bao gồm hàng trăm bản sao
MiG-21.
Hiện Trung Cộng đang quân sự hoá các đảo đã chiếm được từ Việt Nam ở
Hoàng Sa và Trường Sa. Bắc Kinh muốn độc chiếm Biển Đông, bên cạnh việc
đe doạ xâm lược Đài Loan bằng quân sự.
No comments:
Post a Comment