30 tháng 4 năm 1975 là ngày đảng CSVN thành công trong công
cuộc cưỡng chiếm miền Nam bằng vũ lực. 45 năm cả nước chịu sự thống trị
của tập đoàn phản dân hại nước thật đã quá dài đối với dân tộc Việt. Thế
nhưng, để đất nước sớm thoát khỏi gông cùm CS, toàn dân Việt cần nhận
thức rõ nguyên nhân nào đã dẫn đến biến cố đau thương này . Mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài Quan Điểm của LLCQ với tựa đề: “Bài Học 30 Tháng 4” sẽ được Hải Nguyên trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
“Ngày 30 tháng Tư” lại vừa đến với dân tộc Việt. Sau 45 năm kể từ năm
1975, nếu nhật kỳ 30 tháng 4 còn hàm chứa sự vui mừng, hả hê của một số
người, thì đây chỉ là tâm trạng của một thiểu số so với đại khối dân
tộc. Thiểu số này là thành phần đang nắm trong tay quyền làm chủ nhân
ông đất nước, tự tung tự tác, đứng ngoài và đứng trên luật pháp quốc
gia. Nói rõ ra, đây là thiểu số chóp bu lãnh đạo đảng CSVN và tay chân,
bộ hạ của chúng.
Còn đối với đa số dân chúng, ngày 30 tháng 4 đã trở thành một nhật kỳ
biểu tượng cho cay đắng, ngậm ngùi, mất mát, ngày mà sự lừa đảo, dối
gạt đã chiến thắng sự chân chính, ngay thật. Đây không phải chỉ là tâm
trạng của dân chúng Miền Nam, thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa, hay bên
“thua cuộc”, mà là của cả đông đảo người dân miền Bắc, thành phần mà vào
tháng 4 năm 75, thuộc bên “thắng cuộc”. Và đây cũng không phải chỉ là
tâm trạng của dân chúng bình thường, mà còn là của một số không nhỏ
chính những đảng viên Đảng CSVN, những người đã đổ bao mồ hôi, nước mắt,
và cả sinh mạng, để góp phần tạo nên cái gọi là “Đại thắng Mùa Xuân”
của Đảng.
Trong bối cảnh đó, đại khối dân tộc có thể rút tỉa được một số bài học quý giá qua biến cố 30 tháng 4.
Đối với dân chúng miền Nam, bài học quan trọng hàng đầu là mỗi người
dân phải ý thức trách nhiệm của mình đối với đất nước, và tự mình chu
toàn trách nhiệm này, không thể trốn tránh hoặc trông cậy vào người
khác. Nhìn vào miền Nam trước 75, phải thành thật nhìn nhận rằng một số
không nhỏ dân chúng đã thờ ơ với thời cuộc. Sự thờ ơ này thể hiện rõ
ràng nhất là tệ nạn trốn lính, lính ma, lính kiểng. Tương tự, trong khi ở
chiến trường, binh sĩ phải hy sinh gian khổ, thì tại hậu phương thành
thị, dân chúng vẫn nhởn nhơ vui chơi, đua nhau làm giầu, kể cả bằng
những phương cách bất chính.
Vì vậy, biến cố đau thương 30 tháng 4 năm 75 xẩy đến không phải chỉ
vì cấp lãnh đạo miền Nam thiếu viễn kiến và khả năng, mà còn vì một số
đông dân chúng miền Nam thiếu tinh thần trách nhiệm, quen lối sống ích
kỷ và ỷ lại.
Cũng vậy, Miền Nam mất không phải hoàn toàn vì “đồng minh tháo chạy”
hay “Hoa Kỳ bỏ rơi”, mà vì tinh thần vọng ngoại mù quáng của một số
không nhỏ. Người dân Miền Nam không tự đứng nổi trên đôi chân của chính
mình, thì làm sao có thể trông đợi hay đòi hỏi ngoại nhân giúp đỡ để
bước tới. Sẽ không có một thế lực ngoại bang nào giúp chúng ta trong
điều kiện như vậy, trừ khi họ giúp đỡ để rồi chiếm đọat luôn đất nước
chúng ta.
Đối với dân chúng miền Bắc, bài học 30 tháng 4 cũng khá đắt giá! Đành
rằng vì bị tuyên truyền phỉnh gạt, số đông đã chấp nhận gian khổ, hy
sinh kể cả mạng sống, để chiến đấu cho cái gọi là “giải phóng miền Nam”,
nhưng khi đã nhìn rõ sự thật, biết mình bị lừa dối, thì vì “sợ hãi”,
hầu hết đã chấp nhận thái độ “hèn” (theo lối nói của cố nhạc sĩ Tô Hải),
tiếp tục cúi đầu khuất phục Đảng. Chính sự vì sự khuất phục này, Đảng
CS ngày càng lộng hành, đè đầu cưỡi cổ người dân.
Dĩ nhiên chúng ta không thể phủ nhận sự can đảm, kiên cường của một
số dân chúng miền Bắc đã dám đứng lên chống đối Đảng, như các văn nghệ
sĩ trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, hay những đảng viên phản tỉnh trong vụ
án “Xét lại chống Đảng” trước đây. Và trong thời gian qua, mặc dù phải
đối đầu với sự trấn áp man rợ của nhà cầm quyền CS, phong trào đối kháng
vẫn lan rộng, quy tụ nhiều thành phần, từ thanh niên, sinh viên, đến
một số văn nghệ sĩ, trí thức, và cả một số đảng viên bỏ đảng, cùng với
sự hình thành những tổ chức xã hội dân sự độc lập. Một dấu hiệu đáng
mừng hơn nữa là gần đây, tại nhiều địa điểm trên cả nước, người
dân đã mạnh mẽ chống lại bạo quyền khi nhà cửa, ruộng vườn
của họ bị cướp đoạt, tài nguyên, môi trường sống bị huỷ hoại.
Những bài học trên, dù liên hệ đến biến cố 30 tháng 4 của 45 năm trước, nhưng nay vẫn còn nguyên giá trị đối với dân tộc Việt.
Hơn bất cứ lúc nào, đây là lúc mọi người dân phải ý thức trách nhiệm
của mình đối với đất nước, đặc biệt là trong lúc hiểm hoạ Bắc thuộc đang
đè nặng trên quê hương. Từ ý thức trách nhiệm, mỗi người phải vượt lên
“nỗi sợ”, dấn thân hành động, không thể trông đợi kẻ khác làm thay mình.
Những biến cố chính trị vừa diễn ra nhiều nơi trên thế giới cho thấy,
khi số đông dân chúng quyết tâm đứng lên thì thành phần cai trị, dù sắt
máu đến đâu cũng phải chùn bước và chung cuộc phải sụp đổ. Tương tự, khi
thấy chính dân chúng một nước tự đứng lên đấu tranh cho quyền sống của
mình thì các thế lực ngoại bang, dù không muốn, cũng phải ngả theo yểm
trợ.
Và hơn bất cứ lúc nào, đây là lúc những cán bộ, đảng viên Đảng CSVN
đã nhận biết được sự thoái hoá, phản bội của Đảng, cần mạnh dạn cất cao
tiếng nói, kiên cường hành động để đẩy đảng ra bên lề lịch sử, như đã
từng diễn ra tại Liên Sô và các nước Đông Âu. Thái độ và hành động này
vừa là cách thức để chuộc lỗi với Dân tộc về công sức mà họ đã bỏ ra để
xây dựng và củng cố bộ máy phản dân hại nước, và cũng vừa để phục hồi
lại phẩm giá của những người thật lòng vì dân, vì nước.
Xin cám ơn quý thính giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi./.
No comments:
Post a Comment