Thứ Hai, ngày 31.08.2015
Quý thính giả thân mến, căn nguyên dẫn đến sự nghèo đói của dân tộc Việt là vì sự độc tôn thống trị của đảng CSVN, cùng với sự lãnh đạo của những người cộng sản không có óc sáng tạo, chỉ có thói quen làm theo những gì mà các đàn anh cộng sản đã làm, cộng thêm tính lười biếng, ù lì nên không biết chọn những cái hay để học. Muốn thoát cảnh nghèo đói thì phải đấu tranh cho một đất nước VN có đa nguyên đa đảng, may thay lúc ấy sẽ có nhiều nhân tài để lèo lái con thuyền dân tộc và đưa VN thoát khỏi tình trạng nghèo đói như hiện nay. Trong chuyên mục Chuyện Chỉ Có Ở VN, chúng tôi xin gửi đến quý thính gỉa đài ĐLSN bài viết của Thục Vy có tựa đề: “Vì sao ta nghèo – Phần 1” qua sự trình bày của Tâm Anh
Mấy ngày qua, dư luận phản ứng mạnh mẽ về phát biểu của Phó thủ tướng
Vũ Đức Đam trong cuộc gặp mặt với 40 doanh nghiệp trẻ vào chiều ngày
12/8 mới đây. Phó thủ tướng than thở rằng: " Tại sao chúng ta tốt mà vẫn
cứ nghèo"; rồi ông ta nhấn mạnh: " Nhất định phải đổi mới mạnh mẽ hơn".
Thấy gì qua tuyên bố của Vũ Đức Đam rằng "chúng ta tốt"? Ở đây hiển
nhiên ông ta ca ngợi chế độ độc tài đảng trị; ca ngợi đường lối lãnh đạo
của đảng cộng sản là "đúng đắn" , là rất tốt song tại sao "vẫn cứ
nghèo", đó là điều ông ta trăn trở.
Qủa thật ở đất nước Việt Nam sự đói nghèo vẫn cứ bám riết dai dẳng,
và có nguy cơ ngày càng nghèo. Chưa cần so sánh với thế giới mà chỉ nhìn
quanh khu vực Đông Nam Á, từ lâu các nước Indonesia, Singapore, Mã Lai
Á, Thái Lan, Phi Luật Tân đã vượt xa ta và ngay cả hai nước láng giềng
nhỏ bé, lạc hậu như Campuchia, Lào nhiều lĩnh vực đã vượt mặt Việt Nam
và đang trên đà đẩy Việt Nam tụt hạng. Đây là nỗi nhục nhã đối với dân
tộc ta, trong khi các điều kiện về thiên nhiên, con người không hề thua
kém các nước khác. Lý do vì sao ta cứ mãi nghèo? Câu trả lời mà ai cũng
biết, vì nó rất đơn giản và dễ hiểu, đó là thể chế của chế độ cộng sản
đã đưa đất nước đi vào ngõ cụt. Nhìn ra thế giới, chưa có một nước nào
dưới ách cai trị của chế độ cộng sản mà trở nên giàu có. Liên xô trước
đây và Trung cộng ngày nay to lớn như vậy nhưng vẫn quẩn quanh trong
trạng thái một nước chậm phát triển. Việt Nam, Cu ba, Bắc Triều Tiên
đang ở trong tốp nghèo nhất thế giới. Hình ảnh tương phản giữa Bắc Hàn
và Nam Hàn; và trước đây là Tây Đức và Đông Đức, miền Bắc và miền Nam
Việt Nam cho thấy trong điều kiện như nhau, thể chế chính trị quyết định
vận mệnh của đất nước. Ở các nước khác trên thế giới, chỉ một hai thập
niên sau chiến tranh, bộ mặt kinh tế xã hội đã được lột xác, nhưng ở
Việt Nam, sau 40 năm vẫn trong vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói và lạc
hậu. Vậy là thực tế cho thấy ở đâu có cộng sản cầm quyền, ở đó có nghèo
đói và lạc hậu, đất nước nào thiết lập chế độ cộng sản, đất nước đó ngày
càng tụt hậu, đó là nguyên nhân của mọi nguyên nhân mà người bình
thường nhất cũng nhận ra.
Trên mọi phương diện cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội dưới
chế độ cộng sản đều hàm chứa những yếu tố trái với tự nhiên, tạo ra lực
cản trong quá trình phát triển, đi ngược lại xu thế tất yếu của thời
đại. Trong phạm vi bài này, xin đề cấp đến lĩnh vực chính trị của chế
độ cộng sản Việt Nam.
Cũng như các nước cộng sản khác trên thế giới, ở Việt Nam, đảng cộng
sản giữ vai trò độc tôn cai trị đất nước. Nếu như trong xã hội tư bản,
đa nguyên chính trị là động lực phát triển thì dưới chủ nghĩa xã hội, họ
phân chia các tầng lớp nhân dân thành nhiều giai cấp khác nhau và " đấu
tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội". Sự khác nhau về bản chất
này đã tác động sâu sắc đến tiến trình phát triển của đất nước. Độc tôn
thì không bao giờ chấp nhận cạnh tranh, không bao giờ chấp nhận sự phản
biện. Họ tự đề cao mình là "đỉnh cao của trí tuệ loài người", mà đã là
đỉnh cao thì không cần phải có sự góp ý của kẻ dưới. Những người nông
dân bị cộng sản quy kết là bảo thủ, lạc hậu, do phương thức sản xuất nhỏ
lẻ, manh mún, nên không có sự liên kết. Các tầng lớp trí thức bị cho là
có tư tưởng dao động, thiếu kiên định, ẻo lả, thiếu tinh thần đấu tranh
giai cấp. Các tầng lớp tiểu thương, buôn bán là lực lượng đối lập với
chủ nghĩa xã hội. Chỉ có giai cấp vô sản là những người tiên tiến nhất,
có đủ bản lỉnh, khả năng lãnh đạo đất nước. Thực chất giai cấp vô sản là
ai? Phần lớn họ là những kẻ vô học, là những kẻ lười lao động, là những
kẻ vô gia cư, là những kẻ thiếu đạo đức. Được đảng cộng sản Việt Nam
tập hợp lại, tấn phong lên quản lý điều hành đất nước. Bản chất của tầng
lớp này là kiêu căng, là côn đồ, say mê bạo lực, thiếu kiến thức và trí
tuệ để gánh vác vai trò sứ mạng lịch sử của dân tộc.
Từ ngày thành lập cho đến nay, đảng cộng sản Việt Nam chưa bao giờ
thể hiện được tính độc lập tự chủ để lãnh đạo đất nước. Trước khi ra
đời, các lãnh tụ của đảng cộng sản Việt Nam như Trần Phú, Hồ chí Minh,
Lê hồng Phong v.v... đều hoạt động theo sự chỉ dẫn của quốc tế cộng sản,
ngay cả sự ra đời của đảng đều có chỉ đạo trực tiếp và sự công nhận của
quốc tế cộng sản. Nhờ có sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít, sự cổ vũ và
hỗ trợ của quốc tế cộng sản, đảng cộng sản Việt Nam chớp được thời cơ,
làm nên cuộc cách mạng tháng 8/1945. Từ đó một mô hình được gọi là "chủ
nghĩa xã hội" được rap khuôn theo theo kiểu Nga và Trung cộng. Trung
cộng thực hiên chính sách ruộng đất, Việt Nam tiến hành cải cách ruộng
đất. Liên xô đặt tên chính phủ thành Hội đồng bộ trưởng, Việt Nam đặt
theo luôn. Liên xô tiến hành cải tổ, Trung cộng tiến hành cải cách, Việt
Nam học theo lấy tên " đổi mới". Trung cộng tiến hành mở cửa, Việt Nam
bắt đầu " hội nhập". Và ngày nay khi chế độ cộng sản Nga sụp đổ, Trung
cộng phản trắc, cộng sản Việt Nam quay đầu lại với các nước tư bản như
một kẻ biết thức thời. Song với bản chất cộng sản vốn có, cộng với tầm
tư duy thiển cận như giới chóp bu cộng sản Hà nội hiện nay, tất cả mọi
chủ chương, quyết sách đều được nhập khẩu từ các nước khác vào Việt Nam
nó vừa xa lạ, vừa cách biệt thực tế. Tạo nên xã hội nước ta đầy những
nghịch lý, mâu thuẫn bởi với một thể chế chính trị độc tài trong khi bắt
đầu thực thi cơ chế thị trường na ná như thời kỳ tiền tư bản. Những mâu
thuẫn ,nghịch lý đó là nguyên nhân làm cho đất nước ta ngày càng nghèo
đói. Chuyện chỉ có ở Việt Nam.
Thục Vy
No comments:
Post a Comment